Xây dựng kết cấu hạ tầng kình tế xã hội nông thôn mới hiện đại gắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kình tế xã hội nông thôn mới hiện đại gắn

gắn với phát triển hóa đô thị hóa

Huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp khác, như: Nguồn vay tín dụng, từ các nguồn tài trợ các tổ chức trong và ngoài nước. Xác định cơ cấu nguồn vốn, căn cứ điều kiện thực tế hàng năm của tỉnh và để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đạt mục tiêu hoàn thành tiêu chí đề ra. Tập trung đầu tư cho mục tiêu NTM nâng cao trong thời gian tới cụ thể là các hạng mục giao thông, thủy lợi, Nhà văn hóa, sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là cây vụ đông.

Quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thôn, xã, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

trồng lúa và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; cấp nước sinh hoạt cho dân cư và cho công nghiệp, dịch vụ. Phát triển giao thông nông thôn gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân và lưu thông hàng hóa. Ưu tiên phát triển giao thông ở những vùng khó khăn để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Cải tạo, xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư.

Phát triển hệ thống mạng lưới bưu chính viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng ở nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ thống tiêu thụ nông sản phù hợp với từng vùng, xây dựng các chợ nông thôn, chợ phiên vùng cao.

Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống trạm y tế, giáo dục trên địa bàn. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Phấn đấu từ năm 2021, duy trì 100% trạm y tế đạt chuẩn, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96%, phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc THPT và tương đương, nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 80%. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trọng tâm là đổi mới công tác quản lý, tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập, quản lý giáo dục

Triển khai tốt công tác dạy nghề: Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo

nghề năm 2021 trở đi; chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức dạy nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ưu tiên các xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới và tập trung giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo. Kế hoạch năm 2021 đào tạo nghề cho 2.000 lao động trên địa bàn huyện.

Thứ hai, về y tế: Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bệnh xảy ra. Triển khai xây dựng Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa.

Thứ ba, về môi trường: Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đạt 36,17%. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 90%.

Chỉ đạo các xã tiến hành trồng cây xanh làm hàng rào quanh các nghĩa trang nhân dân. Triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hoả táng góp phần thực hiện tang văn minh trên địa bàn huyện.

Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, thể thao đặc biệt ở các xã vùng xa trung tâm, các xã còn nhiều khó khăn. Tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá.

Quy hoạch các khu dân cư nông thôn và hướng dẫn cải tạo nơi ở của dân cư, đảm bảo ăn ở văn minh nhưng vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Bố trí lại dân cư nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị và phòng tránh thiên tai.

Phát triển các hạng mục dùng chung, các xã trung tâm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục sớm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)