Tập trung huy động và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tập trung huy động và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn

Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đến tiến độ, chất lượng XD NTM. Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình cần tập trung huy động và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn.

Trên cơ sở nguồn vốn được Trung ương phân bổ, tỉnh đã bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác để thực hiện mục tiêu của Chương trình, ưu tiên hỗ trợ cho các xã khó khăn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng dùng chung. Cụ thể, 75% từ Ngân sách nhà nước bao gồm:

+Nguồn vốn từ các Chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu đầu tư trên địa bàn; 10% (bao gồm các Chương trình 134, 135, 167 của Chính phủ và nguồn hỗ

trợ hạ tầng du lịch BVH-TT-DL).

+Vốn ngân sách tỉnh: 40%, được phân bổ theo hạng mục xây dựng NTM cho các xã.

+Nguồn ngân sách các huyện được phân cấp, cân đối: 25% (Thông qua phân bổ cho chương trình NTM, cấp xi măng theo nhu cầu đăng ký được thẩm định đúng mục đích và thông qua hỗ trợ đầu tư theo Chương trình dự án nông nghiệp trọng tâm của các huyện).

Từ nguồn xã hội hóa: 15%-20% (từ nguồn đầu tư các doanh nghiệp vào

khu vực nông thôn, tài trợ các cá nhân, tập thể, cán bộ viên chức, quỹ vì người nghèo)... Huy động đóng góp của dân: 5% -10 %.

Với quan điểm chỉ đạo chung là: Đóng góp chủ yếu theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng chương trình, dự án, hạng mục công việc cụ thể, như: Vật liệu, ngày công đối với các công trình làm đường vào nhà gia đình mình, công trình vệ sinh, chỉnh trang tường rào, ao vườn..., những hạng mục này tỉnh hỗ trợ 100% nhu cầu xi măng địa phương.

Đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp chủ yếu phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, sau khi có biên bản họp thôn đề nghị, như đường giao thông liên thôn, liên xã, giao thông nội đồng, nhà nước đầu tư 75% dự toán công trình, còn lại nhân dân đóng góp 25% thông qua việc góp ngày công làm nền đường, vận chuyển vật liệu, hiến đất, cây cối hoa màu trong phạm vi chắn ngang đường, giải phóng mặt bằng.

Với nội dung này cần huy động người dân, cộng đồng dân cư đóng góp XDNTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch tránh tình trạng huy động quá sức dân dẫn đến các nguồn vốn nói chung được sử dụng không hiệu quả, không mang lại những lợi ích thiết thực.

Tạo môi trường thuận lợi và cơ chế ưu đãi thu hút được nhiều doanh nghiệp về nông thôn cùng chung tay, cùng thực hiện xây dựng nông thôn mới quản lý và sử dụng nguồn vốn hiểu quả trong giai đoạn hiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)