7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã
Thực hiện vào điều kiện tự nhiên, xã hội, lợi thế của từng xã, phải hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2015- 2020 tầm nhìn đến 2025, gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, QP-AN của huyện; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ- du lịch, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Xây dựng một số thôn, xã làm các điểm du lịch gắn với nét văn hóa dân tộc bản địa phục vụ khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài.
Phát huy lợi thế của từng huyện như biển, đất đai, kinh tế và môi trường rừng, đặc biệt là nét văn hóa dân tộc. Quan điểm, phương châm là biến lợi thế tạo ra giá trị từ sự khác biệt đó.
Trong tổ chức sản xuất nông thôn: trước hết là xóa tư tưởng, cách làm ăn, thói quen tự cấp, tự túc khép kín, trông chờ, ỷ lại. Thông qua các chương trình, dự án, công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây con, giống mới, năng suất hiệu quả vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng gắn với từng xã. Tập trung ưu tiên mở rộng phát triển các sản phẩm lợi thế của tỉnh và các sản phẩm đặc thù của địa phương.
Tiếp tục đề ra các nhóm giải pháp thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp, định vị sản xuất nhu cầu thị trường, mở rộng vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn gắn với phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực, lợi thế của huyện. Tăng cường thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị sản xuất/ha đất canh tác. Tiếp tục duy trì và phát tiển chuỗi sản phẩm, gian hàng OCOP địa phương.
Hoàn thành quy hoạch chi tiết vùng, tiếp tục đầu tư hạ tầng (điện, nước, giao thông) phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy hoạch, đẩy
mạnh xã hội hóa đầu tư. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước các hoạt động dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản,...
Chú trọng chuyển đổi mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại, gia trại, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng chuẩn Vietgap. Ưu tiên khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là khâu bảo quản, chế biến nông sản, từng bước hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật.
Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Xây dựng quy hoạch và phát triển rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao đất, giao rừng; phát triển trồng rừng gỗ lớn và chăn nuôi dưới tán rừng. Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng thâm canh,
nâng cao hiệu quả nuôi trồng, gắn với khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản biển.
Mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc.