Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các TTLTQGVN

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao công tác marketing trong lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 31 - 38)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.2. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các TTLTQGVN

Tại các TTLTQG có các sản phẩm và dịch vụ sau: - Tra cứu cơ sở dữ liệu TLLT:

Các TTLTQG đa số đã cung cấp phần mềm tra cứu mục lục hồ sơ cùng khả năng đọc trực tiếp hồ sơ của một số phông trên phần mềm Khai thác trực

tuyến với đề án số hoá TLLT. Đây là phần mềm miễn phí được cung cấp cho CC. Tuy nhiên, phần mềm này vẫn còn một số lỗi kỹ thuật, chưa đa dạng tính năng sử dụng gây ra bất lợi trong việc khai thác, sử dụng TLLT với CC.

- Dịch vụ cung cấp bản sao, chứng thực tài liệu:

Các TTLTQG có thu phí dịch vụ này theo Thông tư số 275/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ.Thông tư này có hiệu lực thi

hành kể từ ngày 01/01/2017 thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTC ngày 07/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí

khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ.

Dịch vụ này đang dần được CC quan tâm nhiều hơn. Đây chính là phương thức Marketing tốt giúp CC biết tới TLLT nhiều hơn.

- Dịch vụ phục vụ CC nghiên cứu tài liệu tại phòng Đọc:

Đây là dịch vụ chủ yếu và là dịch vụ công có thu phí tại các Trung tâm. CC sử dụng dịch vụ này là học sinh, sinh viên các trường trung học, cao đẳng, đại học; học viên cao học, nghiên cứu sinh, người viết sách,...CC sẽ được cung cấp các hồ sơ/TLLT theo yêu cầu sau khi làm một số thủ tục theo quy định dưới đây:

- CC cung cấp một trong những giấy tờ sau tại phòng Đọc: CMND, hộ chiếu, giấy giới thiệu, công văn của cơ quan, tổ chức;

- Đăng ký khai thác sử dụng tài liệu;

- Làm thẻ CC (tuỳ theo thời gian sử dụng tại phòng Đọc đã được quy định);

- CC tra cứu Mục lục, cơ sở dữ liệu, viết phiếu yêu cầu đọc tài liệu, phiếu xin cung cấp bản sao, bản chứng thực tài liệu (tuỳ theo nhu cầu);

- Phê duyệt và cung cấp tài liệu phục vụ CC nghiên cứu .

Nhưng dịch vụ này còn tồn tại một số hạn chế như: thời gian phục vụchưa linh hoạt, còn gò bó; tài liệu chủ yếu được đọc dưới dạng giấy.

Và việc khai thác sử dụng tài liệu được Trung tâm thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật Lưu trữ năm 2001;

- Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lưu trữ”;

- Thông tư số 30/204/TT-BTC ngày 07 tháng 04 năm 2004 của Bộ tài chính hướng dẫn “Chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ”;

- Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ về việc “Quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng Đọc của các Lưu trữ lịch sử”;

- Thông tư số 05/2015/TT-BNV ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nội vụ “Quy định danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại Lưu trữ lịch sử”.

- Xuất bản các ấn phẩm từ TLLT:

Những xuất bản phẩm bao gồm: sách giới thiệu TLLT, sách hướng dẫn các phông lưu trữ;...Có thể kể tới tên một số ấn phẩm như:

 Sách ch dẫn các Phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại TTLTQG I - Hà Nội

 Sách ch dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại TTLTQG II

 Sách ch dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại TTLTQGIII

 Sách “Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục Tổng quan” - là quyển sách đã có dịp trưng bày, giới thiệu tại Hội nghị Lưu trữ quốc tế SARBICA tổ chức tại Hà Nội

 Ấn phẩm “Tuyên truyền Cách mạng trước năm 1945 - Sưu tập tài liệu lưu trữ”.

 Ấn phẩm “Cuộc Tổng tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968 qua tài liệu lưu trữ”

 Ấn phẩm “Đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”.

 Bộ sách: “Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” gồm 2 tập: Tập 1 “Thế trận đánh - đàm (1968-1972)” và tập 2 “Ký kết và thực thi”. Trong tập 1 “Thế trận đánh - đàm (1968-1972)

 Sách “Phú Quốc xưa qua tài liệu lưu trữ”

 Sách “Trung tâm lưu trữ quốc gia II-35 năm trên đường phát triển”,

 Ấn phẩm “Sưu tập Sổ bộ Hán Nôm Nam Kỳ (1819-1918) tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II”.

 Sách “Từ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”; Biên tập, bổ sung và tái bản lần thứ nhất “Sách ch dẫn các phông và sưu tập lưu trữ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II”.

 Sách “ Kỷ yếu hội thảo Tài liệu Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ - Tiềm năng Di sản tư liệu”.

Từ đó ta thấy các TTLTQG đã chú trọng tới việc nghiên cứu, xuất bản các ấn phẩm từ TLLT.

- Triển lãm TLLT:

Triển lãm do mỗi TTLTQG tổ chức tại cơ quan, hoặc kết hợp với các cơ quan bảo tàng văn hoá tại những địa điểm khác ngoài cơ quan. Ví dụ: triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga qua tài liệu lưu trữ", nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (7-11-1917 - 7-11- 2014); triển lãm TLLT “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, hoạt động này có chi phí tương đối tốn kém. Do đó, các TTLTQG nên tham khảo thêm kinh nghiệm triển lãm trực tuyến trên thế giới.

Từ năm 2009 đến nay, các TTLTQG đã có các cuộc triển lãm, cụ thể:

1) Triển lãm TLLT “Hợp tác Việt –Nga về công tác đào tạo” đưa lên Website Văn thư Lưu trữ

2) Số hóa TLLT - Chia sẻ kinh nghiệm

+ Năm 2010 :

1) Quy hoạch địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1945

2) Thăng Long-Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh những tháng năm giữ nước - qua TLLT

3) Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội ( 1875-1945) 4) Trưng bày chuyên đề Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9

5) Album ảnh VN trong kháng chiến chống Pháp qua một số tài liệu ảnh (1945-1954)

6) Album ảnh VN trong kháng chiến chống Mỹ qua một số tài liệu ảnh (1955-1975)

+ Năm 2011 :

1) Kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Thủ tướng Phạm Văn Đồng 01.3.1906 - 01.3.2011

2) Kỷ niệm 25 năm thực hiện đổi mới

3) Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 4) 65 năm toàn quốc kháng chiến

5) Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn 1802-1945

+ Năm 2012 :

1) Kỷ niệm 60 năm Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952-2012)

2) Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn

3) Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên không(12/1972- 12/2012)

+ Năm 2013 :

2) Bút phê trên Châu bản triều Nguyễn 3) Quan hệ Việt - Pháp qua bốn thế kỷ

+ Năm 2014:

1) Châu Bản Triều Nguyễn 2) Quân đội nhân dân Việt nam 3) Giáo dục Việt nam

4) Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga 5) Không gian Mộc bản triều Nguyễn 6) Đà Lạt - Lâm Đồng qua TLLT

7) 60 năm Âm vang Điện Biên Phủ qua TLLT(1954 -2014) 8) Triển lãm Côn Đảo qua TLLT

+ Năm 2015 :

1) 40 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước. 2) Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3) 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9. 4) Đất nước - 70 năm một chặng đường.

5) Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 qua TLLT.

6) Triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử qua Châu bản, Mộc bản - Di sản tư liệu thế giới.

+ Năm 2016 :

1) TTLTQG II - 40 Năm hình thành và phát triển

2) Lời răn của vua Minh Mạng khắc trên Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới

3) Quốc hiệu và Danh nhân Việt Nam qua Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới

4) Chế độ nhà tù của chính quyền Mỹ - Ngụy tại miền Nam Việt Nam 5) “Văn thư Triều Nguyễn qua Châu bản - Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”

+ Năm 2017 :

Triển lãm TLLT quốc gia với chủ đề „'Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội''.

- Dịch vụ tham quan TTLTQG :

Đây là hoạt động do cơ quan lưu trữ tổ chức giúp CC có dịp trải nghiệm nghiệp vụ mà Trung tâm thực hiện, đồng thời cũng để giới thiệu các sản phẩm của Trung tâm. Hiện nay, TTLTQG I,II,III chủ yếu phục vụ các đoàn sinh viên ngành Lưu trữ học. Duy nhất có TTLTQG IV duy trì được hình thức tham quan thường xuyên với khách trong nước và ngoài nước.

Sau khi tìm hiểu, nhìn nhận về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các TTLTQG chúng tôi thấy :

Những ưu điểm:

 Về sản phẩm và dịch vụ: các nhu cầu sử dụng hiện tại của CC đã được đáp ứng tường đối tốt

 Giá cả: việc khai thác và sử dụng TLLT với phí được thực hiện theo

Thông tư số 275/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định

mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ.

 Độ tin cậy: Trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, CC và các nhà nghiên cứu thì tài liệu có độ tin cậy và tính pháp lý cao.

Những hạn chế:

 Về sản phẩm và dịch vụ: Theo đặc điểm của từng nhóm đối tượng thì các sản phẩm, dịch vụ hiện nay thực sự vẫn chưa được đa dạng, phù hợp.

 Phân phối: thực tế cho thấy hình thức phân phối sản phẩm chưa phát triển hình thức cung cấp tài liệu trực tuyến mà dừng lại ở việc phục vụ trực tiếp tại các TTLTQG.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao công tác marketing trong lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 31 - 38)