Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức tại bảo hiểm xã hội tỉnh long an (Trang 44)

3.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) [13] cho rằng tỉ lệ đó là 4 hay 5.

Công thức kinh nghiệm để xác định kích thước mẫu tối thiểu là: n>= 50+8*p với p là số biến độc lập trong mô hình Green, 1991 được trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2013) [15]; đối với EFA, để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số biến được đưa vào phân tích. Hair và cộng sự, 2006 được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) [15] mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/ biến đo lượng (Items) là 5/1 và tốt nhất là 10/1. Dựa vào tổng số biến quan sát trong mô hình là 23, tác giả sẽ chon mẫu thuận tiện với kích thước là 200 > (n=23x5=115) bao gồm cả dự phòng những bảng câu hỏi trả lời không đạt yêu cầu.

3.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với một số phương pháp phân tích như sau

3.3.2.1. Đánh giá ộ tin cậy của thang o

Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm

bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa những biến.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) của biến quan sát tối thiểu phải đạt 0.3. Những biến quan sát nào co hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại ra khỏi mô hình (Nunnally & Berstein, 1994) trích dẫn từ (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

- Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn từ 0.6 - 0.95 mới có thể chấp nhận được về độ tin cậy, Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ nhất quan nội tại sẽ càng cao

- Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi được dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn 0.8 là thang đo tốt, từ 0.7 - 0.8 là có thể sử dụng được, nếu chỉ có gía trị từ 0.6 - < 0,7 thì có thể sử dụng nếu khái niệm được nghiên cứu là khái niệm hoàn toàn mới trong bối cảnh được nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) [13].

Tổng kết lại, đối với nghiên cứu của tác giả, những biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ dưới 0.3 sẽ được coi là biến rác và bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 – 0.95 được chấp nhận.

3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước:

Bƣớc 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) và giá trị thống kê Barlett.

Tiêu chuẩn đánh giá: - Chỉ số KMO> 0.5

- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig< 0.05)

- Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [13].

Bƣớc 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1.

- Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2013) [15]

- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: hệ số factor loading > 0.5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

Bƣớc 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

Kích cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng n= số biến quan sát * 5 và hồi quy n= số biến độc lập*5 +50 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) [13] (được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu phi xác xuất). Nghiên cứu chính thức được sử dụng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.

3.3.2.3. Phân tích hồi quy

Sau khi kết luận các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính với nhau có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chung Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Mô hình hồi quy dự kiến:

Y = b + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4 *X4 + β5 *X5 - Với Y: sự gắn kết của nhân viên.

- Xi: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên, có được từ phân tích EFA.

- βi: các hệ số độ dốc của phương trình hồi quy đã chuẩn hóa. - Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R2

hiệu chỉnh.

- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần. - Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ

tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.

- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor).

3.3.2.4. Kiểm ịnh sự khác biệt giữa các nhóm thống kê

Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không sự khác nhau trong đánh giá về sự gắn kết với tổ chức giữa các nhóm thống kê bao gồm: Giới tính, thâm niên công tác.

3.4. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể hiện theo lưu đồ sau :

3.4. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể hiện theo lưu đồ sau :

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ

bộ

Vấn đề nghiên cứu Thang đo nháp

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Thang đo chính thức

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích tương quan , hồi quy, kiểm định

T-test, Anova

Kết luận và kiến nghị nghiên cứu

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu để thực hiện luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo bằng việc điều chỉnh, bổ sung các biến của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành phỏng vấn 220 nhân viên, sau đó phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, tất cả các chuyên gia (4 chuyên gia) đã đưa ra nhiều quan điểm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cá nhân, tuy nhiên cuối cuộc thảo luận các thành viên đều thống nhất các quan sát đo lường các biến tiềm ẩn đều đầy đủ ý nghĩa, không cần bổ sung thêm hay điều chỉnh chi xem bảng 4.1.

Các yếu tố trên ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức bao gồm các yếu tố sau:

(1) Lãnh đạo (2) Đồng nghiệp (3) Bản chất công việc

(4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến (5) Môi trường làm việc

(6) Sự gắn kết (lòng trung thành)

Bảng 4.1: Bảng tổng kết thang đo sau khi nghiên cứu định tính

Ký hiệu Thang đo tham khảo Điều chỉnh

LD1

Lãnh đạo luôn hỗ trợ và khuyến khích tinh

thần làm việc của nhân viên. Không điều chỉnh

LD2

Sự quan tâm của Lãnh đạo thể hiện sự ủng hộ các hành động và quyết định giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc.

Không điều chỉnh

LD3

Lãnh đạo luôn quan tâm tới việc phát triển

đào tạo nguồn nhân lực. Không điều chỉnh

LD4

Lãnh đạo luôn tham khảo ý kiến của nhân

viên. Không điều chỉnh

LD5

Lãnh đạo luôn thể hiện trách nhiệm với nhân

Ký hiệu Thang đo tham khảo Điều chỉnh

DN1

Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn thân thiện,

hòa đồng . Không điều chỉnh

DN2

Đồng nghiệp của Anh/Chị có sự đoàn kết nội

bộ cao . Không điều chỉnh

DN3 Các đồng nghiệp của Anh/Chị luôn hỗ trợ,

giúp đỡ, động viên nhau trong công việc. Không điều chỉnh DN4 Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng tin cậy. Không điều chỉnh CV1

Tổ chức bố trí công việc phù hợp với năng

lực và thế mạnh của tôi. Không điều chỉnh

CV2 Tôi thấy tự hào với công việc mình đang làm. Không điều chỉnh CV3 Công việc của tôi có nhiều thách thức. Không điều chỉnh CV4

Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của

tôi là tốt. Không điều chỉnh

DTTT1

Tôi được đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực

hiện công việc của mình. Không điều chỉnh

DTTT2

Tôi bằng lòng với các chương trình đào tạo

của ban tổ chức. Không điều chỉnh

DTTT3

Tổ chức luôn tạo điều kiện cho tôi được học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

Không điều chỉnh

DTTT4

Tổ chức tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn

cùng các nghiệp vụ hỗ trợ khác Không điều chỉnh

MT1

Anh/Chị được hỗ trợ cộng cụ, phương tiện

làm việc để hoàn thành toàn bộ công việc. Không điều chỉnh

Ký hiệu Thang đo tham khảo Điều chỉnh

MT3 Nơi làm việc đảm bảo sự an toàn thoải mái Không điều chỉnh TT1 Anh/Chị có ý định ở lại lâu dài với tổ chức? Không điều chỉnh TT2 Anh/Chị sẽ ở lại cùng tổ chức mặc dù có nơi

khác đề nghị mức lương bổng tương đối hấp dẫn hơn?

Không điều chỉnh

TT3 Về nhiều phương diện, anh/chị xem tổ chức

như mái nhà thứ 2 của mình? Không điều chỉnh

4.2 Phân tích Cronbach’s Alpha sơ bộ

Tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ cho 98 phiếu khảo sát thu về từ 100 phiếu được phát ra nhằm xem xét sơ bộ ban đầu về độ tin cậy của các biến. Nếu biến nào không thỏa nghiêm trọng các điều kiện thì sẽ loại. Phân tích 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc được kết quả như sau:

a.Lãnh đạo

Sau khi phân tích biến khả năng với 5 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.787 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng các quan sát đều đạt yêu cầu >=0.3, nên chấp nhận (xem bảng 4.2, 4.3, chi tiết phụ lục 3).

Bảng 4.2: Bảng thống kê độ tin cậy biến LD (SB)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.878 5

Bảng 4.3: Bảng tƣơng quan biến tổng biến LD (SB) Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted LD1 11.76 10.744 .706 .854 LD2 11.32 9.682 .761 .839 LD3 11.30 9.633 .778 .834 LD4 11.50 9.820 .781 .834 LD5 10.62 11.000 .536 .892

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

b. Đồng nghiệp

Sau khi phân tích biến khả năng với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.777 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng các quan sát đều đạt yêu cầu >=0.3, nên chấp nhận (xem bảng 4.4, 4.5, chi tiết phụ lục 3).

Bảng 4.4: Bảng thống kê độ tin cậy biến DN (SB)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.777 4

Bảng 4.5: Bảng tƣơng quan biến tổng biến DN (SB) Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DN1 10.69 5.493 .479 .775 DN2 10.48 4.768 .671 .673 DN3 10.50 5.201 .650 .690 DN4 10.69 5.287 .535 .747

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

c. Bản chất công việc

Sau khi phân tích biến khả năng với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.749 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng có biến CV4<0.3, nên loại chấp nhận phân tích lại, tất cả hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (xem bảng 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, chi tiết phụ lục 3).

Bảng 4.6: Bảng thống kê độ tin cậy biến CV (SB)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.749 4

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.7: Bảng tƣơng quan biến tổng biến CV (SB)

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CV1 11.39 3.910 .635 .640 CV2 11.44 3.465 .725 .578 CV3 11.38 3.784 .740 .584 CV4 11.41 5.378 .166 .878

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.8: Bảng thống kê độ tin cậy biến CV (SB) loại CV4

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.878 3

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.9: Bảng tƣơng quan biến tổng biến CV (SB) loại CV4

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CV1 7.59 2.677 .706 .878 CV2 7.64 2.253 .830 .767 CV3 7.58 2.679 .767 .828

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

d. Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Sau khi phân tích biến khả năng với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.560<0,6 (không nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng có biến DTTT<0.3, nên loại chấp nhận phân tích lại, tất cả hệ số Cronbach’s Alpha = 0,633 và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu (xem bảng 4.10, 4.11, 4.12, 4.13, chi tiết phụ lục 3).

Bảng 4.10: Bảng thống kê độ tin cậy biến DTTT (SB)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.560 4

Bảng 4.11: Bảng tƣơng quan biến tổng biến DTTT (SB) Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DTTT1 10.51 2.665 .431 .417 DTTT2 10.69 2.400 .317 .534 DTTT3 10.58 2.596 .566 .323 DTTT4 10.58 3.524 .129 .633

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.12: Bảng thống kê độ tin cậy biến DTTT (SB) loại DTTT4

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.633 3

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.13: Bảng tƣơng quan biến tổng biến DTTT (SB) loại DTTT4

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DTTT1 6.97 1.948 .460 .514 DTTT2 7.15 1.533 .419 .607 DTTT3 7.04 2.081 .484 .501

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

e. Môi trƣờng làm việc

Sau khi phân tích biến khả năng với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.870 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số

tương quan biến tổng các quan sát đều đạt yêu cầu >=0.3, nên chấp nhận (xem bảng 4.14, 4.15, chi tiết phụ lục 3).

Bảng 4.14: Bảng thống kê độ tin cậy biến MT (SB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức tại bảo hiểm xã hội tỉnh long an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)