8. Cấu trúc của đề tài
3.3. Nhóm giải pháp xây dựng tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, đẩy
mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trong giải quyết công việc
Để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục Môi trường trong thời gian tới, thì việc xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá về hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản là việc làm rất cần thiết.
Tiêu chí đánh giá chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản sẽ được xây dựng dựa trên thực tế soạn thảo và ban hành văn bản của những cá nhân, đơn vị được giao soạn thảo. Sự phối hợp giữa cá nhân, đơn vị trực tiếp soạn thảo với những cá nhân - đơn vị có liên quan. Đồng thời, dựa trên mức độ chính xác khi văn bản được ban hành ra bên ngoài. Có thể xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm các tiêu chí theo theo điểm 100 như sau:
- Sự phân công, chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục khi lựa chọn cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp soạn thảo văn bản (10 điểm);
- Trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trực tiếp được giao soạn thảo văn bản và sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan (30 điểm); (nếu bản dự thảo bị người đứng đầu đơn vị soạn thảo hoặc Chánh văn phòng phát hiện ra sai sót, và trả lại thì mỗi lần trừ 10 điểm/lần);
- Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị soạn thảo về nội dung của văn bản (20 điểm); (nếu Lãnh đạo Tổng cục phát hiện ra nội dung chưa phù hợp hoặc chưa đúng, bị trả lại sẽ bị trừ 10 điểm/lần);
- Trách nhiệm của Chánh văn phòng Tổng cục khi kiểm tra về thể thức cũng như kỹ thuật trình bày của văn bản (20 điểm); (nếu Lãnh đạo Tổng cục phát hiện ra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản chưa đúng, bị trả lại sẽ bị trừ 10 điểm/lần);
- Trách nhiệm của Văn thư Tổng cục khi thực hiện các nghiệp vụ để phát hành văn bản (10 điểm); (Nếu cán bộ văn thư thực hiện chưa đúng quy trình phát
- Tiến độ, thời gian để hoàn thành một văn bản hoàn chỉnh và ban hành văn bản đó (10 điểm); (nếu soạn thảo văn bản quá thời gian quy định, và quá trình ban hành văn bản chậm hơn so với kế hoạch cứ quá 1 ngày sẽ bị trừ 3 điểm).
Từ đó đưa ra cách đánh giá, cho điểm: - Dưới 50 điểm: Không hiệu quả - Từ 50 – 70: Bình thường
- Từ 70 – 80: Khá - Từ 80 – 90: Tốt - Từ 90 – 100: Rất tốt.
Những cá nhân, đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác soạn thảo và ban hành văn bản nếu đạt từ 80 điểm trở lên sẽ được tuyên dương và có khen thưởng. ngược lại, những cá nhân và đơn vị bị dưới 50 điểm tùy vào mức độ sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo và kỷ luật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục Môi trường đã và đang có tác động to lớn đối với quá trình hoạt động của Tổng cục Môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong Công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
Để khắc phục được những hạn chế đó thì đòi hỏi Lãnh đạo Tổng cục phải có sự chỉ đạo sát sao và đề ra những giải pháp cải thiện cho phù hợp. Đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu, phối hợp chặt chẽ của từng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Tổng cục. Đồng thời cần xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể cho công tác soạn thảo và ban hành văn trong thời gian tới, để có thể phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu hoạt động phát triển của Tổng cục. Dựa vào những kiến thức đã được học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và quá trình khảo sát thực tế tại Tổng cục Môi trường, em xin được đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục Môi trường, giúp quản lý trong hoạt động công tác soạn thảo và ban hành văn bản này ngày càng phát huy hơn nữa.
KẾT LUẬN
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động quản lý của Tổng cục Môi trường. Với những chức năng và nhiệm vụ đã được quy định liên quan về môi trường và các dịch vụ công mà công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Tổng cục cũng được chú trọng và quan tâm.
Chính vì vậy, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quy chế văn thư – lưu trữ dành riêng cho Tổng cục nhằm nâng cao công tác soạn thảo và ban hành văn bản dựa trên những văn bản đã được Nhà nước quy định. Tổng cục Môi trường đã và đang soạn thảo và ban hành rất nhiều các loại văn có thể kể đến như Quyết định, Công văn, Tờ trình, Kế hoạch, Giấy mời…. Mỗi loại văn bản đều được quy định và hướng dẫn rất cụ thể và rõ ràng tại Quy chế văn thư – lưu trữ của Tổng cục.
Nhìn chung, công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục đã được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật nhà nước quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục vẫn còn một số hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của Tổng cục trong sự phát triển của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đó là việc soạn thảo văn bản vẫn còn một số những thiếu sót, sự nhầm lẫn giữa thể thức của một số loại văn bản. Việc mẫu hóa văn bản vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, một số văn bản vẫn còn sai về thể thức cũng như kỹ thuật trình bày. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản vẫn chưa đúng theo trình tự, vẫn còn làm tắt một số bước, dẫn đến việc ban hành văn bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của Tổng cục.
Trên cơ sở đã được thực tập tại Tổng cục Môi trường, thấy rõ được quá trình soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục. Đồng thời, dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học tại Trường, dựa trên những mặt hạn chế của CÔng tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục. Em xin đưa ra một số những kiến nghị nhằm giúp Tổng cục Môi trường nâng cao được chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Tổng cục đáp ứng được nhu cầu hoạt động quản lý hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu văn bản quy phạm pháp luật:
1. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
2. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
3. Quyết định số 1568/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế công tác văn thư – lưu trữ của Bộ Tài nguyên và môi trường;
4. Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
5. Quyết định số 126/QĐ-TCMT ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về việc ban hành Quy chế công tác văn thư – lưu trữ của Tổng cục Môi trường.
6. Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản hành chính;
7. Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000;
8. Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước;
- Sách tham khảo
9. Triệu Văn Cường, Nguyễn Cảnh Đương, Lê Văn In, Nguyễn Mạnh
Cường (2013), Văn bản quản lý nhà nước – Những vấn đề lý luận và kỹ thuật
10. Nguyễn Văn Hậu, Kỹ năng nghiệp vụ hành chính; Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2015;
11. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giáo trình Soạn thảo văn bản, Nhà xuất bản
Lao động xã hội, Hà Nội, 2015;
12. PGS. Vương Đình Quyền (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn), Giáo trình Lý luận và phương pháp văn thư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2011;
13. - Lưu Kiếm Thanh (2002), Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý
hành chính nhà nước, xuất bản lần 2, Nhà xuất bản Thống Kê;
14. - Vương Thị Kim Thanh (2006), Kỹ thuật trình bày và soạn thảo văn
bản, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh;
15. Đoàn Thị Tâm, Soạn thảo văn bản hành chính, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2015;
16. Ngô Sỹ Trung, Soạn thảo văn bản hành chính, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội, 2015;
17.Triệu Văn Cường (2017), Giáo trình văn thư, Nhà xuất bản Lao Động;
18. Trang web: http://vea.gov.vn/vn/Pages/trangchu.aspx 19. Trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/vanban
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01: Sơ đồ cơ cấu của Tổng cục Môi trường, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tổng cục Môi trường
Cục Môi trường Miền Nam
Cục Môi trường Miền Trung và Tây Nguyên Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường
Cục Kiểm soát ô nhiễm
Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường Cục Bảo tồn đa dạng sinh học Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường Văn phòng Tổng cục Môi trường Vụ Kế hoạch – Tài chính Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học công nghệ Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Chính sách Pháp chế
Trung tâm quan trắc môi trường
Viện Khoa học môi trường Trung tâm Đào tạo
và truyền thông môi trường
Trung tâm thông tin và tư liệu môi trường Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường
Phụ lục số 24: Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức của bản sao
25mm
Ghi chú:
Ô số : Thành phần thể thức bản sao
1 : Hình thức sao: “Sao y bản chính”; “Sao lục”; “trích sao”
2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
3 : Số và ký hiệu bản sao
4 : Địa danh, ngày tháng năm bản sao
5a, 5b, 5c : Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền
6 : Dấu của cơ quan, tổ chức
7 : Nơi nhận
PHẦN CUỐI CÙNG CỦA VĂN BẢN ĐƯỢC SAO
7 5 a 5 b 5c 6 1 4 2 3 30 mm 20 mm 20 mm