8. Cấu trúc của đề tài
2.3.4. Ngôn ngữ và bố cục về nội dung văn bản do Tổng cục Môi trường
ban hành
Tổng cục Môi trường là một cơ quan quản lý nhà nước, được phép ban hành tất cả các loại văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành. Đồng thời, chịu trách nhiệm tham mưu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật giúp cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực môi trường.
Vì thế, văn phong ngôn ngữ được dùng trong các văn bản tại Tổng cục Môi trường là phong cách ngôn ngữ hành chính, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách chính xác, không sử dụng những từ đồng nghĩa hay từ nhiều nghĩa trong văn bản. Các câu văn trong văn bản đã được người soạn thảo viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nghĩa của các câu văn đã phù hợp với chủ đề của các văn bản.
Bố cục nội dung của các văn bản do Tổng cục Môi trường ban hành đã áp dụng đúng theo các quy định của Nhà nước ban hành. Phần đầu, phần nội dung và phần kết luận trong các văn bản do Tổng cục Môi trường ban hành đã theo một trình tự hợp lý, có sự logic với nhau, không mâu thuẫn, không trùng lặp với nhau.
Bố cục nội dung của các văn bản do Tổng cục Môi trường ban hành đã áp dụng đúng theo các quy định của Nhà nước ban hành. Phần đầu, phần nội dung và phần kết luận trong các văn bản do Tổng cục Môi trường ban hành đã theo một trình tự hợp lý, có sự logic với nhau, không mâu thuẫn, không trùng lặp với nhau. được thực hiện theo 4 bước chính sau đây:
2.3.5.1. Chuẩn bị:
- Phân công soạn thảo: Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, Lãnh đạo Tổng cục giao cho một đơn vị trực thuộc Tổng cục soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản.
- Đơn vị hoặc cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Xác định mục đích, nội dung, tính chất của vấn đề cần ra văn bản; + Xác định tên loại, trích yếu nội dung của văn bản cần soạn thảo;