9. Kết cấu luận văn
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
nhỏ và vừa của NHTM
Môi trường chính trị xã hội
Một đất nước có nền chính trị - xã hội ổn định sẽ kích thích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, các DN sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và có khả năng tăng cường mở rộng sản xuất và nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên. Đặc biệt, các chính sách của Nhà Nước cũng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tín dụng đối với DNNVV.
Các chính sách tiền tệ của Nhà Nước thắt chặt hay mở rộng đều có tác động hết sức mạnh mẽ đến DNNVV. Đối với chính sách tiền tệ thắt chặt mức tiêu dùng giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm, sức mua giảm, làm cho hàng hóa ít được bán trên thị trường, DN sẽ giảm sản xuất và giảm quy mô kinh doanh dẫn đến giảm nhu cầu vay vốn. Mặc khác, chính sách tiền tệ mở rộng thì ngược lại, kích thích đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đối với DN nào thì DN đó sẽ phát triển hơn, tăng nhu cầu vay vốn hơn.
Môi trường phát triển kinh tế
Thực trạng nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động các chủ thể kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Hơn nữa, nền kinh tế ổn định giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như: khủng hoảng, lạm phát...nên doanh nghiệp thực hiện
đúng cam kết, đúng thỏa thuận, nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng, do đó việc phát triển quy mô tín dụng đối với DNNVV đơn giản hơn nhiều. Điển hình như mức tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa cũng tăng theo làm cho chi phí hoạt động DN tăng lên, việc so sánh lãi suất phải trả với hiệu quả của đồng vốn là căn cứ quan trọng để DN đưa ra quyết định về khoản vay. Nếu lãi suất quá cao sẽ làm giảm khả năng bù đắp khoản lãi vay, DN (doanh nghiệp) sẽ hạn chế vay, ngoài ra lãi suất quá cao làm cho Ngân hàng có nguy cơ rủi ro tín dụng nên Ngân hàng cũng cân nhắc việc mở rộng cho vay.
Môi trường pháp lý
Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách đầu tư. Rà soát và sửa đổi, bổ sung các văn bản trong hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh. Khung pháp lý rõ ràng tạo môi trường cạnh tranh công bằng để các loại hình DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, công nghệ mới, thông tin, thị trường, đào tạo và các chế độ ưu đãi hiện hành của Nhà Nước.6
Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng - Chính sách tín dụng, quy trình cho vay DNNVV7
+ Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế quy mô tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng.
+ Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý ro tín dụng và thu hút khách hàng... nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra trong kinh doanh. Vì vậy, từng thời kỳ nhất định, các NHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể để định hướng tích cực đến việc điều chỉnh mọi mặt hoạt động NHTM. Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển quy mô tín dụng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh là điều kiện tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM.
- Chính sách lãi suất
Lãi suất được hiểu là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định.
Với vai trò là người đi vay, thông qua công cụ lãi suất, NHTM có thể tăng hay giảm quy mô nguồn vốn huy động của mình, để đáp ứng nhu cầu mở rộng hay thu hẹp quy mô tín dụng. Do đó tăng lãi suất huy động sẽ giúp NHTM tăng được quy mô nguồn vốn huy động, từ đó có thể mở rộng được quy mô tín dụng, ngược lại giảm lãi suất huy động sẽ làm giảm quy mô nguồn vốn huy động có thể dẫn đến thu hẹp quy mô tín dụng.
Với vai trò là người cho vay, NHTM cũng có thể thông qua công cụ lãi suất để điều chỉnh quy mô cấp tín dụng. Do đó tăng lãi suất cho vay sẽ làm giảm quy mô cấp tín dụng và ngược lại.
Như vậy, lãi suất cũng là một trong những nhân tố quyết định đến việc phát triển hay thu hẹp quy mô tín dụng của NHTM.
- Chất lượng dịch vụ
Có nhiều cách để định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, môi trường nghiên cứu và việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ của Doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng nói riêng.
Hiện tại mô hình Servqual (Parasuraman, 1998) là mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ phổ biến và được áp dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu marketing. Theo Parasuraman, chất lượng dịch vụ không thể xác định chung chung mà phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều yếu tố. Mô hình Servqual được xây dựng dựa trên quan điểm chất lượng dịch vụ cảm nhận là sự so sánh giữa các giá trị kỳ vọng, mong đợi (expectation) và các giá trị khách hàng cảm nhận được.
Servqual xem xét hai khía cạnh chủ yếu của chất lượng dịch vụ là kết quả dịch vụ và cung cấp dịch vụ được nghiên cứu thông qua hai mươi hai thang đo của 5 tiêu chí: Sự tin cậy, khả năng đáp ứng, sự hữu hình, năng lực phục vụ, và sự cảm thông.
Dựa vào 5 yếu tố của mô hình Servqual nêu trên thì các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tín dụng gồm:
- Thương hiệu, uy tín của Ngân hàng, hoạt động Marketing ngân hàng, chính sách chăm sóc khách hàng
Marketing ngân hàng là một tập hợp các hoạt động của ngân hàng, từ việc phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, tìm kiếm cơ hội và nhu cầu của khách hàng, chọn lọc khách hàng, khách hàng tiềm năng… và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu, lợi nhuận đề ra…. Hoạt động marketing được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ đáng kể không chỉ cho việc mở rộng quy mô tín dụng mà còn hỗ trợ nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng.
- Kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ của nhân viên, năng lực trình độ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Qua đó cho thấy cán bộ tín dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng, do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, khả năng tư vấn hỗ trợ khách hàng, có năng lực và tâm huyết với nghề. Nếu cán bộ tín dụng làm việc quá nguyên tắc hay cứng nhắc, không phục vụ tốt khách hàng sẽ không thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, vấn đề là các cán bộ tín dụng phải biết áp dụng linh hoạt những quy trình chính sách tín dụng một cách có hiệu quả nhất sao cho có thể thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
- Hệ thống mạng lưới giao dịch, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ của ngân hàng
Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.
Hệ thống mạng lưới ngân hàng rộng khắp sẽ đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng, góp phần gia tăng dịch vụ, tạo mối quan hệ để mở rộng tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng DNNVV vừa nói riêng.
Đối với DNNVV
Việc phát triển quy mô tín dụng khách hàng tới DNNVV trước tiên phải dựa trên số lượng DNNVV thực sự có nhu cầu tín dụng đối với ngân hàng. Ngân hàng không thể đưa ra một chính sách phát triển quy mô tín dụng trên một vùng mà ở đó không hề tồn tại sự phát triển của DNNVV. Do đó, việc thiết lập các mối quan hệ, tạo dựng một cơ sở khách hàng là vô cùng quan trọng trong việc phát triển tín dụng cho DNNVV.
Ngoài ra, những yếu tố thuộc về DNNVV như nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn, tình hình tài chính DN, tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh, hạch toán kế toán, năng lực trình độ người quản lý cũng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV trên địa bàn.