Đối với Ủy ban nhân dân Thị xã Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức, tỉnh long an (Trang 99 - 102)

9. Kết cấu luận văn

3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thị xã Cai Lậy

- Trên địa bàn Thị xã Cai Lậy, việc chuyển đổi QSD đất (đất cũ sang QSD đất mới, Hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế,…) kéo dài trong thời gian dài, trong khi đó các DNNVV có nhu cầu mở rộng quy mô nhưng không thể tiếp cận vốn của Ngân hàng.

- Khi có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng trên QSD đất cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng đang thế chấp tại ngân hàng, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, vì theo yêu cầu của văn phòng Đăng ký QSD đất tỉnh Tiền Giang doanh nghiệp phải trả tất nợ và xóa thế chấp mới được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xưởng. Đề nghị UBND có định hướng hỗ trợ DNNVV bằng cách làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sử dụng bản sao y Giấy đất từ Ngân hàng để khi hoàn thành xong ngân hàng sẽ cung cấp và nhận giấy mới để rút ngắn thời gian nhằm giúp DN ổn định kinh doanh.

- Thủ tục chuyển đổi mục đích từ cây lâu năm sang đất sản xuất kinh doanh theo quy định mới của Luật đất đai 2013 quy định, DNNVV phải làm thủ tục thuê và đóng thuế thuê đất, quy trình này cần được tiết giảm thủ tục để DN có thể rút ngắn thời gian vay vốn Ngân hàng.

- Tham mưu với UBND Tỉnh Tiền Giang kết hợp với Sở Nông nghiệp hỗ trợ DNNVV đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn, các dự án hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp hoàn thiện thủ tục, giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh Thị xã Cai Lậy nói riêng có những bước phát triển. Tuy nhiên tốc độ còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Trên cơ sở tập hợp và phân tích dữ liệu từ lý luận đến thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV, lý luận chung tín dụng đối với DNNVV

Thứ hai, nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Thị xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác tín dụng đối với DNNVV thông qua các văn bản, quy định, quy trình tín dụng của Agribank

Thứ ba, khảo sát và đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng hoạt động tín dụng DNNVV tại chi nhánh và những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV

Thứ tư, khảo sát và đánh giá những khó khăn, trở ngại chính của DNNVV trong việc tiếp cận vốn ngân hàng trên địa bàn Thị xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang

Thứ năm, đề ra các giải pháp góp phần mở rộng tín dụng DNNVV và những kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có liên quan đến hoạt động tín dụng

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng về quy mô và chất lượng tín dụng, từ những tồn tại cần giải quyết, cùng với định hướng phát triển của ngành Agribank nói chung và Agribank trên địa bàn thị xã nói riêng, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp và các kiến nghị nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, mở rộng quy mô và đảm bảo được chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản nội bộ của Agribank.

- Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 "Quyết định ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam".

- Quyết định 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 của Tổng Giám đốc "Quyết định Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam".

- Quyết định số 35/QĐ-HĐQT-HSX ngày 15/01/2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị "Quy định về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam"

2. Khánh Huyền, "Hàng nghìn doanh nghiệp ở Hà Nội sắp được vay lãi suất dễ chịu", Báo Tiền Phong Tháng 04/2019.

3.Nhung Nguyễn, "Kết nối Ngân hàng với Doanh nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực", Báo Sài Gòn Giải PhóngTháng 04/2019

4. Báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thị xã Cai Lậy Tiền Giang các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

5. Các văn bản của Ngân hàng Nhà Nước

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quyết định về việc ban hành quy định về nhân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, "Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài" .

- Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, "Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài".

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam "Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng".

6. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Lê Thị Tuyết Hoa – Nguyễn Thị Nhung (2007), Giáo trình Tiền Tệ Ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê.

8. Trần Trọng Huy (2013) – Luận Án Tiến Sỹ Kinh Tế. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. “Tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

9. Quốc hội - Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

10. Phạm Ngọc Long – Viện trưởng Viện khoa học Quản trị DNNVV , “Khả năng tiếp cận vốn của DNNVV trong AEC”, Tạp chí tài chính số 11 kỳ 2 -2015.

11. Đỗ Thị Thanh Vinh và Nguyễn Minh Tâm, “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV” Tạp chí tài chính tháng 09/2014.

12. Võ Đức Toàn (2012) – Luận án Tiến Sĩ Kinh tế. Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. “Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

13. Các trang web: http://www.tapchitaichinh.vn, http://www.vneconomy.vn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức, tỉnh long an (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)