9. Kết cấu luận văn
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Tiếp cận khách hàng: Thực tế tại chi nhánh quan điểm “khách hàng tự tìm đến Ngân hàng” vẫn còn tồn tại, hoạt động tìm kiếm khách hàng chưa được triển khai mạnh mẽ, cụ thể theo khảo sát chỉ có 4% DNNVV biết đến Ngân hàng do nhân viên tiếp cận, tìm hiểu và tư vấn các dịch vụ ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng, con số này rất thấp trước thực trạng các NHTM khác được thành lập trên địa bàn.
- Giao tiếp với khách hàng và xử lý giao dịch của các bộ phận nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kho quỹ: Đánh giá mức độ hài lòng của ba bộ phận nghiệp vụ đại diện là nhân viên tín dụng, nhân viên kế toán, nhân viên kho quỹ, khách hàng chưa thật sự hài lòng về cách phục vụ khách hàng của bộ phận kế toán nhất, trung bình là 3,51 ở mức không hài lòng, bộ phận kho quỹ là: 3,14 ở mức không hài lòng, và bộ phận tín dụng là 2,64 ở mức chấp nhận được. Nhận thấy, theo kết quả khảo sát, chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng chưa hiệu quả, chưa mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian tác nghiệp của bộ phận kế toán ngân quỹ rất chậm theo đánh giá của 29 DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,3%; điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng DNNVV nói riêng.
- Chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng là khâu quan trọng vì tìm kiếm khách hàng là khó, còn giữ chân khách hàng càng khó hơn, so với các NHTM khác trên địa bàn việc chăm sóc khách hàng của chi nhánh còn nhiều hạn chế, chính sách ưu đãi cho khách hàng luôn chịu sự chi phối của Agribank chi nhánh Tỉnh Tiền Giang do chi nhánh là chi nhánh loại III trực thuộc tỉnh.
- Cơ chế lãi suất không linh hoạt: Theo phân tích so sánh lãi suất cho vay của Agribank so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, có thể nói lãi suất cho vay tại chi nhánh là lãi suất cứng. Agribank cho phép Giám đốc chi nhánh loại I được quyền áp dụng lại suất cạnh tranh với mức tăng giảm 30% lãi suất hiện hành. Nhưng chi nhánh không áp dụng cho các chi nhánh loại III trực thuộc mà lãi suất phân biệt theo thời gian vay, và lĩnh vực ưu tiên của Chính Phủ, không phân biệt theo đối tượng vay hoặc số tiền cho vay để áp dụng lãi suất cạnh tranh làm hạn chế khả năng cạnh tranh với các NHTM khác về lãi suất.
- Cơ chế bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập: Theo khảo sát khó khăn của DNNVV khi vay vốn tại Ngân hàng là không có tài sản bảo đảm 18,1%; trong số đó nguyên nhân không có tài sản bảo đảm là do chủ yếu không phải khách hàng không có tài sản mà do Ngân hàng định giá chưa đúng giá trị thị trường của tài sản chiếm tỷ lệ 29,4%. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nông nghiệp không được định theo giá thực tế chuyển nhượng mà phải định theo khung giá UBND tỉnh công bố hàng năm. Thực tế giá do UBND tỉnh công bố thấp hơn nhiều so với giá thực tế chuyển nhượng. Các tài sản khác được định theo giá thực tế chuyển nhượng nhưng phải thuê thẩm định giá độc lập thẩm định ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của khách hàng.
- Hoạt động phối hợp với Quỹ đầu tư Phát triển: Sự phối hợp này chưa được triển khai phổ biến và chưa mang lại hiệu quả cho quá trình mở rộng tín dụng DNNVV, theo khảo sát do DNNVV chưa biết đến quỹ bảo lãnh chiếm tỷ lệ 56,5%; ngoài ra do khách hàng phải chịu thêm khoảng phí bao gồm phí thẩm định và phí bảo lãnh tỷ lệ 29%, nên sự phối hợp này chưa mang lại hiệu quả cao.
Đối với DNNVV
- Năng lực tài chính: Đa số là doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, chủ yếu sử dụng vốn kinh tự có là chính, hầu hết các doanh nghiệp này không có nhiều tài sản, vốn tự có thấp, nên việc tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực tổ chức quản lý: Chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Việc tách riêng giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo qua một khoá quản lý chính quy nào, thậm chí có người chưa qua một khóa đào tạo nào. Mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.
- Năng lực sản xuất kinh doanh: Do hạn chế về nguồn vốn chủ sở hữu, thị trường tiêu thụ không ổn định nên khả năng mở rộng, tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp trong việc ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn.
- Hầu hết các DNNVV đều không có nhiều tài sản nên việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Sổ sách kế toán không được ghi chép đầy đủ, các báo cáo của doanh nghiệp chủ yếu đối phó với cơ quan thuế.
- Hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, nhưng khi báo cáo thuế chỉ có một ngành nghề, ngân hàng rất khó cho vay và theo dõi sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính không trung thực, báo cáo tài chính không được kiểm toán, kế toán thuê ngoài không ổn định. Báo cáo tài chính lỗ hoặc lợi nhuận thấp hơn nhiều so với chi phí cơ hội, nhiều năm liên tục...
- Nhiều Cty TNHH đăng ký vốn kinh doanh cao để thể hiện năng lực tài chính khi tham gia dự thầu, .... Về thực tế sổ sách kế toán không được ghi chép đầy đủ như: không góp đủ vốn theo điều lệ, không cập nhật đầy đủ hồ sơ pháp lý theo qui định của luật doanh nghiệp....
- Một số doanh nghiệp quá nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính chất gia đình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 phân tích hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thị xã Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang, phân tích cụ thể thực trạng nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, trong đó có tín dụng DNNVV. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát thực tế nhân viên tín dụng của các NHTM về thực trạng tín dụng DNNVV của ngân hàng, khảo sát DNNVV về chất lượng dịch vụ tín dụng của Agribank. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển tín dụng DNNVV, những kết quả đạt được, hạn chế mà chi nhánh gặp phải từ đó tìm ra nguyên nhân để có hướng giải pháp kịp thời.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG