8. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt
nghiệp Việt Nam-VCCI.
Với Quyết định số 2177/QĐ-TTg, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 123/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, ngƣời sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (hay còn gọi là cộng đồng doanh nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại và khoa học - công nghệ với nƣớc ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.
2.1.2.1. Chức năng của VCCI
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng chính sau:
Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nƣớc và quốc tế;
Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nƣớc
ngoài; xúc tiến, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp.[9]
2.1.2.2. Nhiệm vụ của VCCI
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ sau: 1. Tập hợp, nghiên cứu thực trạng và kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động hài hòa; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nƣớc để trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vƣớng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, môi trƣờng kinh doanh và quan hệ lao động.
2. Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và quan hệ lao động dƣới các hình thức khác nhau theo quy định hiện hành.
3. Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thƣơng mại; tham gia với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ƣớc quốc tế có liên quan tới kinh tế, thƣơng mại; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực thi các điều ƣớc quốc tế về kinh tế, thƣơng mại mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham gia tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo
9
Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt điều lệ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.Tr.2
Đảng, Nhà nƣớc; tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nƣớc và các hoạt động xúc tiến khác nhằm mở rộng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế.
4. Thực hiện vai trò của tổ chức đại diện ở Trung ƣơng của ngƣời sử dụng lao động Việt Nam tham gia vào các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hƣớng dẫn, hỗ trợ xây dựng và liên kết tổ chức của ngƣời sử dụng lao động ở cấp ngành và địa phƣơng; phối hợp với tổ chức đại diện ngƣời lao động và các cơ quan, đơn vị hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, giới sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ theo quy định hiện hành.
5. Tiến hành những hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nƣớc và quốc tế; tƣ vấn và tham gia hỗ trợ giải quyết các vƣớng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý trong quá trình kinh doanh và thực thi pháp luật.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tƣ vấn thực thi chính sách, pháp luật; phổ biến, cung cấp, hỗ trợ thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp.
7. Tổ chức vận động cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trƣờng và tham gia các hoạt động xã hội khác liên quan tới hoạt động của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Hỗ trợ việc thành lập, phối hợp nâng cao năng lực hoạt động và liên kết hệ thống các hiệp hội doanh nghiệp trong cả nƣớc.
9. Hợp tác với các tổ chức, đơn vị hữu quan trong nƣớc; hợp tác với các tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp ở nƣớc ngoài, ký, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Tổ chức đào tạo để phát triển, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các doanh nhân, xây dựng đội ngũ doanh nhân năng động, hiệu quả.
11. Tiến hành các hoạt động nhằm xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu và nâng cao uy tín hàng hóa, dịch vụ, cộng đồng doanh nghiệp và môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam.
12. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tƣ ở trong và ngoài nƣớc thông qua các biện pháp nhƣ: Kết nối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ khác ở trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai, chuyển giao các mô hình kinh doanh mới hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; thực hiện các đề tài, nghiên cứu, điều tra... về năng lực cạnh tranh, lao động và các nội dung khác nhâm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
14. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động tôn vinh, khen thƣởng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân có đóng góp lớn vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế theo quy định của pháp luật.
15. Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nƣớc ngoài theo quy định.
16. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo ủy quyền của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; xác nhận các trƣờng hợp bất khả kháng và chứng nhận, xác nhận các giấy tờ cần thiết khác trong hoạt động thƣơng mại theo yêu cầu tự nguyện của các bên trong giao
dịch hoặc theo yêu cầu, ủy quyền của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trong và ngoài nƣớc.
17. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải hoặc trọng tài phù hợp với quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cơ quan Nhà nƣớc giao hoặc ủy quyền.[10]