Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Phòng Thƣơng mại và Công

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện tổ chức bộ máy văn phòng tại phòng thương mại và công nghiệp việt nam VCCI (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Phòng Thƣơng mại và Công

nghiệp Việt Nam.

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. Công nghiệp Việt Nam.

Từ cơ cấu chung của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI, có thể thấy bộ phận Văn phòng đƣợc tách ra thành một bộ phận riêng biệt nằm trong cơ cấu chung của VCCI. Có chức năng nhiệm vụ nhƣ sau:

2.2.1.1. Chức năng của Văn phòng VCCI.

Văn phòng của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam là bộ phận đầu não của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, có chức

năng tập trung sự thống nhất, điều hành trong và chỉ đạo của lãnh đạo VCCI trong tất cả các hoạt động.

- Văn phòng VCCI có chức năng tham mƣu, giúp việc cho Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam một cách trực tiếp, thƣờng xuyên và liên tục, giúp cho lãnh đạo VCCI điều hành các hoạt động chung trong hệ thống bộ máy của toàn cơ quan. Bao gồm các chức năng cụ thể nhƣ, tham mƣu tƣ vấn, giúp việc cho lãnh đạo cơ quan trong việc tổ chức bộ máy, xây dựng nội quy, quy chế trong nội bộ cơ quan.

- Cung cấp thông tin cho lãnh đạo cơ quan về các thông tin bên ngoài nhƣ của các doanh nghiệp, của nhà nƣớc, giúp cho cơ quan hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; ngoài ra đảm bảo các điều kiện về vật chất, kĩ thuật cho lãnh đạo và toàn cơ quan.

2.2.1.2. Nhiệm vụ của Văn phòng VCCI

Để hoàn thành vai trò trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ các hoạt động của cơ quan, Văn phòng VCCI phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đó là:

-Tổ chức công tác thông tin và xử lí thông tin về các chính sách, điều lệ, luật, thông tin về hợp tác quốc tế, trong và ngoài nƣớc tạo cơ sở cho việc trình lãnh đạo cơ quan nắm bắt tình hình đƣa ra các quyết định quan trọng. Ví dụ: Tổ chức các hội thảo doanh nghiệp, triển khai đề án xúc tiến thƣơng mại quốc tế tới các doanh nghiệp.

-Xây dựng các chƣơng trình làm việc cho toàn cơ quan, quản lí thực hiện các chƣơng trình đó, lập lịch công tác và quản lí các kì sinh hoạt thƣờng xuyên trong toàn cơ quan.

-Phối hợp với các Bộ, Ban ngành trong việc hƣớng dẫn và triển khai các thông tƣ, hƣớng dẫn, quy định của nhà nƣớc và pháp luật vào thực tế hoạt động của cơ quan.VD: Triển khai Thông tƣ 133 năm 2015 của Bộ Tài chính về việc Hƣớng dẫn cơ chế quản lí tài chính đối với Phòng Thƣơng mại và

Công nghiệp Việt Nam.

-Hƣớng dẫn, phối hợp bồi dƣỡng nghiệp vụ về công tác văn phòng, công tác tài chính-kế toán, và ứng dụng công nghệ thông tin trong quả trình làm việc cho các cán bộ, bộ phận trong văn phòng.

-Kiểm tra, giám sát việc thu, nộp và sử dụng Đảng phí đối với bộ phận Đoàn Đảng của cơ quan theo đúng quy định.

-Tập hợp các thông tin nghiên cứu về thực trạng các doanh nghiệp và kiến nghị với lãnh đạo cơ quan các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Đồng thời, đề xuất tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp. Tham gia vào quá trình tham mƣu cho lãnh đạo cơ quan trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và quan hệ lao động dƣới các hình thức khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của toàn cơ quan

-Tổ chức truyền đạt các nguyện vong, tƣ tƣởng, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp tới lãnh đạo cơ quan, nhằm đƣa ra hƣớng giải quyết hoặc đề xuất lên các bộ phận, ban ngành cao đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

-Giúp VCCI quản lí chung về công tác văn thƣ, hành chính và lƣu trữ hồ sơ của toàn cơ quan, hƣớng dẫn các chuyên viên, cán bộ chuyên trách về công tác văn thƣ lƣu trữ thống nhất theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của nhà nƣớc và pháp luật.

-Tổ chức các cuộc họp thƣờng niên, sơ kết, tổng kết, các hội nghị, sự kiện chung của cơ quan.

-Tổ chức bảo quản, quản lí hồ sơ của CB-NV trong cơ quan.

-Chăm lo cơ sở vật chất và đời sống tinh thần cho CB-NV, tạo động lực cho CB-NV trong cơ quan làm việc có văn hoá và đạt hiệu quả cao.

-Thực hiện các nhiệm vụ liên kết, hỗ trợ với các phòng ban khác trong quá trình hoạt động chung của cơ quan.

-Xây dựng nội quy, quy chế làm việc cho văn phòng và toàn cơ quan. -Tham mƣu cho lãnh đạo cơ quan về việc xây dựng cơ chế khen thƣởng đối với các CB-NV có thành tích cao trong quá trình hoạt đông

-Bảo quản con dấu của riêng của văn phòng và con dấu cơ quan theo đúng quy định.

-Tổ chức mua sắm, bảo dƣỡng, tu sửa trang thiết bị trong toàn cơ quan. Ngoài ra, Văn phòng VCCI thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cơ quan giao phó. Với chức năng nhiệm vụ đã nêu trên có thể thấy, Văn phòng của VCCI là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu của VCCI.

Vậy bộ máy văn phòng được tổ chức như thế nào để đảm bảo hoạt động có hiệu quả và đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên?Cùng tác giả tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện tổ chức bộ máy văn phòng tại phòng thương mại và công nghiệp việt nam VCCI (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)