6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thƣơng mại trên
địa bàn và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
Kinh nghiệm của BIDV - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa
BIDV là một trong số những NHTM cổ phần đi đầu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và rất tích cực triển khai nhiều biện pháp để minh bạch và lành mạnh hoá tài chính, coi trọng đến công tác quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay. Thông qua xây dựng các chính sách, các công cụ quản lý có hiệu quả NH này đã đạt đƣợc thành công nhất định. Theo kết quả xếp hạng năm 2017 của tổ chức Moody’s,
đây là NH đứng thứ nhất trong hệ thống NH Việt Nam về tổng tài sản, nguồn vốn và thanh khoản, triển vọng chung ổn định. Các biện pháp mà BIDV nói chúng và BIDV Thạnh Hóa nói riêng đã và đang áp dụng thành công trong công tác hạn chế rủi ro là:
Một là: tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay
Kết quả của quá trình này là sự tách bạch giữa các khâu của quy trình cho vay: tiếp xúc KH, phân tích cho vay, thẩm định cho vay, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng và giải ngân, đánh giá chất lƣợng và xem lại khoản vay. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình tồ chức triển khai dịch vụ cho vay theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm thành 2 bộ phận: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; hoặc thành 3 bộ phận: Marketing KH, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.
Hai là: tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay
Trƣớc đây BIDV đặt nặng vai trò của tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của KH vay, đã dẫn đến có lúc nợ xấu cao. Và họ đã tìm ra nguyên nhân đó là họ đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cho vay trong quá trình cho vay. Hiện nay, NH này đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc cho vay. Trên cơ sở báo cáo tài chính và các nguồn thông tin, NH xác định vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn dầu tƣ, tiến hành dự báo rủi ro trong tƣơng lai, các phƣơng án và khả năng khắc phục của DN.
Ba là: giám sát khoản vay
Hoạt động kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay đƣợc tăng cƣờng, trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc để đánh giá xếp loại KH và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Tại chi nhánh có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải đƣợc tuân thủ. Bộ phận tái xét: quy định cụ thể phƣơng pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHNN. Bộ phận Quản trị rủi ro tín dụng quản lý chặt chẽ danh mục cho vay, thƣờng xuyên cập nhật các bản tin thị trƣờng, báo cáo xếp hạng cho vay, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.
Bốn là: thực hiện nguyên tắc chấm điểm KH
BIDV hiện đang áp dụng chấm điểm KH để quyết định cho vay đối với KH. Hạng cho vay đƣợc xếp loại theo các hạng từ AAA (chất lƣợng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất), AA, A, BBB,…đến D (nguy cơ vỡ nợ). Từ đó đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng riêng biệt cho từng hạng KH.
Năm là: tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay
Tuỳ theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết cho vay đƣợc phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,...
Ngoài những vấn đề quan trọng nói trên, BIDV đều rất coi việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng, tạo khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ đƣợc phân công.
Kinh nghiệm của Sacombank Thạnh Hóa
Sacombank cũng là một trong số những NHTM cổ phần thành công trong việc Quản trị rủi ro tín dụng. Trƣớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế của đất nƣớc và những thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý của NHNN, Sacombank đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy cho vay trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mƣu ban hành chính sách cho vay đƣợc tách biệt với chức năng quản lý KH, thẩm định và đề xuất cho vay (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục cho vay (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát cho vay độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, Sacombank còn thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trƣởng cho vay nóng; ứng xử cho vay hợp lý với các đối tƣợng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã đƣợc thiết lập, có ƣu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, KH có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn KH, phƣơng án, dự án kinh doanh, tăng cƣờng biện pháp quản lý cho vay đối với KH, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Sacombank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình cho vay, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động cho vay đƣợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp cho vay, cũng nhƣ các biện pháp quản lý cho vay, đảm bảo rằng dù KH quan hệ cho vay ở bất cứ chi nhánh nào, cũng đƣợc hƣởng lợi các sản phẩm cho vay nhƣ nhau.