6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Bảng 2.7. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu 6,033 2,325 1,151 -3,708 -1,174 Tổng dƣ nợ 518,381 608,845 671,493 90,464 62,648 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1.16% 0.38% 0.17% -0.78% -0.21%
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế nƣớc ta đã chịu tác động tiêu cực, kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng ở mức cao vào năm 2017 và có xu hƣớng giảm mạnh vào năm 2018. Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trên tổng dƣ nợ có xu hƣớng giảm, năm 2017 là 1.16% giảm xuống còn 0.38% vào năm 2018 và giảm còn 0.17% vào năm 2019. Qua đó cho thấy việc quản lý rủi ro của chi nhánh khá tốt, tỷ lệ xấu trong tổng dƣ nợ luôn ở mức dƣới 3% cho thấy Chi nhánh luôn đảm bảo mức an toàn cho vay. Điều này cũng phản ánh chất lƣợng cho vay, thẩm định tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đã đƣợc cải thiện và nâng cao.
Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Bảng 2.8. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
Nông nghiệp - lâm nghiệp 3,223 1,850 785 (1,373) (1,065)
Công nghiệp - xây dựng 1,232 212 125 (1,020) (87)
Thƣơng mại - dịch vụ 1,500 187 152 (1,313) (35)
Khác 78.2 76 89 (2) 13
Tổng nợ xấu 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174)
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Qua Bảng 2.8 cho thấy tỷ trọng nợ xấu của ngành Nông - lâm nghiệp có xu hƣớng giảm qua các năm; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hƣớng giảm chủ yếu là do các dự án đang thu hồi vốn nên vừa giảm dƣ nợ cho vay vừa giảm tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ngành Thƣơng mại và dịch vụ từ 1,500 triệu đồng năm 2017 giảm xuống 152 triệu đồng vào năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ngành kinh tế khác, tiêu dùng tăng nhẹ từ 78.2 triệu đồng năm 2017 lên 89 triệu đồng năm 2019.
Nợ xấu phân theo thời hạn
Qua Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu phân theo ngắn hạn là chủ yếu và có xu hƣớng giảm qua các năm, từ 84.58% năm 2017 giảm còn 70.46% năm 2019. Điều này cho thấy chất lƣợng cho vay ngắn hạn tƣơng đối ổn định và đƣợc cải thiện năm 2019.
Bảng 2.9. Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu ngắn hạn 5,103 2,040 811 (3,063) (1,229) Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/
Tổng nợ xấu cho vay 84.58% 87.74% 70.46% 3.16% -17.28%
Nợ xấu trung, dài hạn 930 285 340 (645) 55
Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn/
Tổng nợ xấu cho vay 15.42% 12.26% 29.54% -3.16% 17.28%
Tổng nợ xấu cho vay 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174)
Dƣ nợ xấu trung, dài hạn cũng có xu hƣớng tăng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ trung, dài hạn năm 2017 là 15.42% và tăng lên 29.54% năm 2019.
Nợ xấu phân theo bảo đảm bằng tài sản
Bảng 2.10. Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản 5,800 2,285 1085 (3,515) (1,200) Tỷ trọng 96.14% 98.28% 94.27% 2.14% -4.01%
Nợ xấu không có bảo
đảm bằng tài sản 233 40 66 -193 26
Tỷ trọng 3.86% 1.72% 5.73% -2.14% 4.01%
Tổng nợ xấu cho vay 6,033 2,325 1,151 (3,708) (1,174) Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Qua bảng 2.10 cho thấy: Nợ xấu cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng cao (bình quân khoảng 96%), dƣ nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ xấu và có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm (bình quân khoảng 4%). Điều này cho thấy chất lƣợng cho vay của dƣ nợ không có bảo đảm bằng tài sản là khá tốt.
Hình 2.2. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn, nợ nhóm 5 tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
6,033 2,325 1,151 1,673 1,870 764 10,397 8,542 3,057 Nợ xấu Nợ nhóm 5 Nợ quá hạn
2.2.3. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ
Số liệu tại Bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tƣơng đối cao, đến cuối năm 2017 chiếm 0.32%/ tổng dƣ nợ với số tiền là 1,673 triệu đồng. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 764 triệu đồng hay 0.11%/ tổng dƣ nợ cho vay.
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng
Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng dư nợ 518,381 608,845 671,493 Nợ nhóm 5 Số tiền 1,673 1,870 764 Số tiền tăng/giảm - 197 -1,106 Tăng/giảm (%) - 11.78% -59.14% Nợ nhóm 5/ Tổng dƣ nợ 0.32% 0.31% 0.11%
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Khoản nợ này theo quy định hiện hành phải đƣợc trích lập dự phòng rủi ro 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ đi phần giá trị tài sản bảo đảm theo tỷ lệ. Nếu tài sản bảo đảm sụt giá hoặc khó chuyển nhƣợng trong thời gian ngắn thì khả năng tài chính của NH sẽ bị ảnh hƣởng trực tiếp do phải trích lập dự phòng rủi ro.
Bảng 2.12. Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Dự phòng phải trích lập trong năm 6,549 2,797 1,276 (3,752) (1,521) DPRR thực trích lập trong năm 4,085 2,825 1,187 (1,260) (1,638) Dự phòng chung 2,134 1,119 787 (1,015) (332) Dự phòng cụ thể 1,951 1,706 400 (245) (1,306) Nợ nhóm 5 1,673 1,870 764 197 (1,106) Xử lý rủi ro 4,377 2,143 987 (2,234) (1,156) Dƣ nợ xử lý rủi ro 4,179 2,090 839 (2,089) (1,251) Trong đó: Nợ không có
khả năng thu hồi 198 53 148 (145) 95
Điều này đƣợc thể hiện rõ qua số dự phòng rủi ro phải trích lập hàng năm. Năm 2017, dự phòng rủi ro phải trích lập là 6,549 triệu đồng và đến năm 2019 là 1,276 triệu đồng. Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy, bình quân hàng năm Agribank Thạnh Hóa phải sử dụng 4,085 triệu đồng vào năm 2017, 2,825 triệu đồng năm 2018 và 1,187 triệu đồng vào 2019 để bổ sung vào Quỹ dự phòng rủi ro và đƣợc ghi nhận vào chi phí, ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của NH. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng có tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Do vậy nên việc quan tâm giải quyết các khoản nợ nhóm 5 với các giải pháp tích cực là hết sức cần thiết để giảm tổn thất về tài chính cho NH, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua phân tích NQH, nợ xấu của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 –2019 cho thấy số lƣợng và tỷ lệ NQH, nợ xấu ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; nhƣng trên thực tế các con số NQH vẫn chƣa đƣợc thể hiện chính xác, nguyên nhân là do Agribank Thạnh Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH. Nhƣ vậy dƣ nợ đƣợc cơ cấu chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dƣ nợ. Nếu các khoản nợ này không đƣợc cơ cấu thì tỷ lệ NQH nói chung và tỷ lệ nợ xấu nói riêng trên thực tế sẽ rất cao, không chỉ làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn. Từ đó ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Đây là điều mà Chi nhánh hết sức lƣu ý, phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản nợ đƣợc cơ cấu, để hạn chế tối đa việc phát sinh NQH, nợ xấu sau này.
2.2.4. Rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu khác
Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.13. Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng, vòng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
Doanh số thu nợ 625,809 684,587 726,083 9.39% 6.06%
Dƣ nợ cho vay 518,381 608,845 671,493 17.45% 10.29%
Vòng quay vốn tín dụng 1.21 1.12 1.08 -0.08 -0.04
Qua bảng 2.13 cho thấy vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn này bình quân 1.14 vòng /năm. Điều này phản ánh tính hợp lý trong vòng quay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn kinh doanh trong nền kinh tế của KH vay. Trong những năm qua, dƣ nợ cho vay tại Agribank Thạnh Hóa tăng trƣởng mạnh, mà chủ yếu là dƣ nợ cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ của chi nhánh tăng. Do vậy, thời gian thu hồi nợ qua các năm nhanh, điều này không những giúp cho chi nhánh tăng thêm thu nhập mà còn hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.
Hệ số thu nợ
Bảng 2.14. Hệ số thu nợ của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng, lần
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
Doanh số thu nợ 625,809 684,587 726,083 9.39% 6.06%
Doanh số cho vay 600,577 638,016 680,451 6.23% 6.65%
Hệ số thu nợ 1.04 1.07 1.07 0.03 0
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Hình 2.3. Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Hệ số thu nợ của Agribank Thạnh Hóa tƣơng đối cao, trên 1.04 lần trong đó năm 2018, 2019 hệ số thu nợ là 1.07 lần. Điều này thể hiện công tác thu nợ tại chi nhánh đạt kết quả tốt, đây là một trong những công tác góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong thời gian qua.
1.21 1.12 1.08 1.04 1.07 1.07 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Hệ số thu nợ (lần)
2.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
2.2.5.1. Chính sách và quy trình cho vay
Agribank Thạnh Hóa thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, NHNN, Agribank ban hành. Chính sách cho vay do Agribank ban hành luôn đƣợc chi nhánh triển khai cụ thể đến các chi nhánh trên địa bàn, phòng ban và cán bộ nghiệp vụ nhằm thực hiện đúng quy định đề ra. Mục tiêu Agribank nói chung và Agribank Thạnh Hóa nói riêng là TCTD giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đầu tƣ các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao; KH chính của Agribank là Hộ sản xuất kinh doanh, DN nhỏ và vừa; chú trọng cho vay theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; mở rộng hoạt động kinh doanh kết hợp với việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển thƣơng hiệu và thích ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Một số văn bản ban hành chính sách cho vay đƣợc Agribank áp dụng từng thời kỳ cụ thể nhƣ sau: Quyết định 68/2013/QĐ-TTg Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp; Các chƣơng trình cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 (Nghị định 41) và Nghị định 55/2016/NĐ-CP ngày 09/6/2016 (Nghị định 55) về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Triển khai cho vay Chƣơng trình bình ổn thị trƣờng, thực hiện chƣơng trình kết nối NH-DN, chƣơng trình tín dụng xanh: văn bản số 4432/NHNo-KHDN ngày 08/7/2016 về thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trƣờng xã hội trong hoạt động cho vay. Ngoài ra, Agribank còn ban hành các văn bản chỉ đạo nâng cao chất lƣợng tín dụng, giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với KH, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN… để tạo điều kiện KH tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ NH, thực hiện xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Mặt khác Agribank cũng chủ động hạn chế đầu tƣ một số lĩnh vƣc có rủi ro cao nhƣ: Không cho vay mới đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản (trừ cho vay hỗ trợ nhà ở theo chƣơng trình của Chính phủ); không thực hiện hoạt động kinh doanh đầu tƣ chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, phát hành bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình, mua trái phiếu DN (Quyết định số 858/QĐ-HĐTV-
TDDN ngày 17/5/2012; Quyết định số 1688/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 29/8/2012, và chi nhánh đang áp dụng Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014).
Quyền phán quyết cho vay đối với 1 KH/dự án: Agribank sẽ căn cứ về quy mô
tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, kết quả xếp loại chi nhánh hằng năm để quy định thẩm quyền quyết định cho vay đối với Giám đốc chi nhánh loại 2, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.15. Thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank Thạnh Hóa năm 2019
ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Pháp nhân Cá nhân Khách hàng không thuộc đối tƣợng CĐXHKH trên HTX tín dụng nội bộ Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AAA, AA Hạng BB, BBB Pháp nhân 80% BBB, BB Cá nhân 80% BBB, BB Thẩm quyền quyết định cho vay 12,000 8,000 8,000 8,000 6,400 4,000
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Giám đốc Agribank Thạnh Hóa ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách cho vay đƣợc quyền quyết định cho vay bằng 70% thẩm quyền của Giám đốc.
Đối với những khoản vay vƣợt quyền phán quyết của chi nhánh loại 2, chi nhánh lập hồ sơ thẩm định và trình Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An thông qua Phòng KHDN, Phòng KH Hộ sản xuất và cá nhân để tái thẩm định hồ sơ vay vốn. Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An sẽ thông báo bằng văn bản cho chi nhánh loại 2 việc đồng ý hay từ chối cho vay. Việc Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An quy định thẩm quyền cho vay đến các chi nhánh trực thuộc cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
Quy trình cho vay: Agribank Thạnh Hóa thực hiện đúng theo các bƣớc quy
trình cho vay do Agribank ban hành.
2.2.5.2. Quy trình phân tích và thẩm định tín dụng
Agribank Thạnh Hóa xem xét phƣơng án kinh doanh và khả năng trả nợ của KH vay là các yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt cho vay. Bên cạnh đó, KH phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 của Hội đồng Thành viên Agribank về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. cụ thể nhƣ sau:
- KH vay phải có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. KH kinh doanh có hiệu quả (năm trƣớc liền kề có lãi), trƣờng hợp năm trƣớc liền kề lỗ hoặc lãi có lỗ lũy kế thì phải có phƣơng án khắc phục lỗ khả thi và có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết; không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác; nợ ngoại bảng của Agribank tại thời điểm xem xét, quyết định cho vay. Trừ các khoản nợ đƣợc khoanh; nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng; nợ ngoại bảng do xử lý rủi ro của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp do nguyên nhân khách quan; các khoản nợ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. KH xếp loại C, D không đƣợc tăng dƣ nợ và phải có phƣơng án giảm dần dƣ nợ.