6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Agribank Thạnh Hóa, hiệu quả của hoạt động này có ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm của NH. Bằng việc tìm kiếm những loại hình đầu tƣ vừa đảm bảo lợi nhuận vừa hạn chế đƣợc rủi ro, kết hợp với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay mà tình hình nợ quá hạn của Agribank Thạnh Hóa đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua.
Bảng 2.4 cho thấy trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ của Agribank Thạnh Hóa đều đạt ở mức thấp và có xu hƣớng giảm mạnh, từ 2.01% trong năm 2017 xuống chỉ còn 0.46% trong năm 2019. Mặc khác, tổng dƣ nợ tăng 153,112 triệu đồng nhƣng dƣ nợ quá hạn giảm 7,340 triệu đồng. Điều này cho thấy Agribank Thạnh Hóa đã có các chính sách quản lý nợ quá hạn tốt hơn vừa kiểm soát đƣợc nợ quá hạn phát sinh vừa thu hồi đƣợc nợ quá hạn.
Bảng 2.4. Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 -17.84% -64.21% Tổng dƣ nợ 518,381 608,845 671,493 17.45% 10.29% Tỷ lệ nợ quá hạn 2.01% 1.40% 0.46% -30.05% -67.55%
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Tuy nhiên từ năm 2018, NQH có xu hƣớng giảm cả về con số lẫn tỷ lệ, giảm 17.84% so với 2017 và năm 2019 giảm 64.21% so với năm 2018. Nguyên nhân do giá cả nông sản tăng mạnh (đặc biệt là giá lúa) nên khả năng trả nợ của KH tốt hơn. Nhƣ vậy, các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng lớn tới khả năng phát sinh nợ quá hạn tại
Agribank Thạnh Hóa, đây là điều mà Agribank Thạnh Hóa cần phải chú ý để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng để tăng lợi nhuận.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ qua các năm luôn ở mức dƣới 3% cho thấy Agribank Thạnh Hóa đạt đƣợc kế hoạch của Agribank Chi nhánh tỉnh Long An giao. Điều này cũng phản ánh chất lƣợng cho vay, thẩm định tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng của NH đã đƣợc cải thiện và nâng cao.
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng Nợ quá hạn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Doanh nghiệp 1,100 8,500 800 7,400 (7,700) Tỷ trọng DN/Tổng nợ quá hạn 10.58% 99.51% 26.17% 88.93% -73.34% Khách hàng cá nhân 9,297 42 2,257 (9,255) 2,215 Tỷ trọng khách hàng cá nhân/Tổng nợ quá hạn 89.42% 0.49% 73.83% -88.93% 73.34% Tổng nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 (1,855) (5,485)
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Bảng 2.5 đã thể hiện rõ nợ quá hạn ở tất cả các thành phần kinh tế đều có sự thay đổi về con số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2018 nợ quá hạn ở doanh nghiệp là 8,500 triệu đồng, tăng 7,400 triệu đồng so với năm 2017. Trong khi đó, tỷ trọng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân so với tổng dƣ nợ giảm từ 89.42% năm 2017 xuống 73.83% năm 2018. Điều này cho thấy NQH của Agribank Thạnh Hóa tập trung chủ yếu ở đối tƣợng khách hàng Cá nhân, tuy nhiên với dƣ nợ tăng trong thời gian qua trong khi NQH lại giảm cho thấy việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ phát sinh mới cũng nhƣ công tác thu hồi NQH đƣợc thực hiện ngày càng hiệu quả.
Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài nên năng suất, sản lƣợng giảm, nguồn thu nhập của hộ nông dân không đủ để bù đắp chi phí đầu tƣ trong khi chi phí đầu tƣ cho sản xuất tăng (giá nhân công, vật tƣ, phân bón, nhiên liệu...) so với những năm trƣớc nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH. Đối với những vùng trồng lúa, khớm, mía đã và đang vào mùa thu hoạch sản phẩm, tuy nhiên giá cả đầu vụ còn thấp, phần lớn ngƣời dân chờ giá lên để bán,
điều này làm ảnh hƣởng đến tiến độ thu hồi nợ bao gồm nợ trong hạn tại các chi nhánh, để chuyển sang nợ cần chú ý (nhóm 2).
Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế
Bảng 2.6. Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
Nông - lâm nghiệp 2,258 2,547 1,558 289 (989)
Tỷ trọng NQH nông - lâm
nghiệp/Tổng dư nợ quá hạn 21.72% 29.82% 50.96% 8.10% 21.15%
Công nghiêp – xây dựng 4,544 2,963 820 (1,581) (2,143)
Tỷ trọng NQH công nghiệp – xây dựng /Tổng dư nợ quá hạn 43.70% 34.69% 26.82% -9.02% -7.86% Thƣơng mại dịch vụ 1,241 897 321 (344) (576) Tỷ trọng NQH thương mại dịch vụ /Tổng dư nợ quá hạn 11.94% 10.50% 10.50% -1.44% 0.00% Tiêu dùng, khác 2,354 2,135 358 (219) 0.04 Tỷ trọng NQH tiêu dùng, khác/Tổng dư nợ quá hạn 22.64% 24.99% 11.71% 2.35% -13.28% Tổng dƣ nợ quá hạn 10,397 8,542 3,057 (1,855) (5,485)
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa
Trong 3 năm qua nợ quá hạn của hầu hết các ngành đều giảm so với năm 2017, nhƣng nợ quá hạn của nhóm ngành nông – lâm nghiệp lại tăng so với năm 2017 là do sự biến động về giá cả nguyên liệu đầu vào... Điều này thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Dƣ nợ quá hạn trong ngành nông – lâm nghiệp năm 2018 là 2,547 triệu đồng, tăng 12.8% so vơi năm 2017 và giảm 38.83% vào năm 2019. Nguyên nhân của vấn đề này một mặt là do năm 2017 chi nhánh tăng dƣ nợ cho vay trong ngành nông – lâm nghiệp nên nợ quá hạn trong ngành này vì thế mà cũng tăng lên. Mặt khác, giá cả nông sản còn thấp, phần lớn ngƣời dân chờ giá lên để bán, điều này làm ảnh hƣởng đến tiến độ thu hồi nợ.
Có thể thấy NQH tập trung nhiều về lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhƣng khi xét với dƣ nợ công nghiệp – xây dựng thì tốc độ tăng NQH trong lĩnh vực này cao
hơn so với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ. Điều này chứng tỏ Agribank Thạnh Hóa đã kiểm soát tốt rủi ro khi mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực này đồng thời công tác thu hồi NQH đƣợc thực hiện có hiệu quả. Mặt khác NQH trong các ngành khác đều có xu hƣớng giảm, đặc biệt là ngành thƣơng mại - dịch vụ và tiêu dùng, khác. Điều này càng có ý nghĩa khi dƣ nợ của các ngành này đều tăng trong những năm qua. Qua đó cho thấy Agribank Thạnh Hóa ngày càng có các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả.