Đối với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận 12 cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 77)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.3.1 Đối với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

- Chính sách thuế khi ban hành cần có sự ổn định, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến việc cập nhật kịp thời đối với công chức ngành thuế và người nộp thuế. Vì vậy khi xây dựng dự thảo sửa đổi, thay thế cần phải có góp ý nên sửa đổi sau thời gian áp dụng ít nhất từ 2 đến 3 năm có như vậy chính sách thuế mới áp dụng chặt chẽ, giảm hao phí tiền của và thời gian của người nộp thuế.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho các Chi cục thuế, nâng cao hiệu quả các ứng dụng tin học nhằm tạo kiện cho công chức ngành thuế khai thác thông tin dễ dàng và thuận lợi hơn. Hệ thống cơ sở dữ liệu cần đảm bảo chính xác, khắc phục tình trạng mất nhiều thời gian, công sức trong việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thuế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc hiện đại hóa ngành Thuế kéo theo yêu cầu hoàn thiện đổi mới bộ máy tổ chức quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế đòi hỏi cán bộ, công chức ngành thuế phải có kỹ năng quản lý, trình độ nghiệp vụ tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do vậy Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cần :

Quy định hoàn thành việc chuẩn hoá cán bộ công chức thuế thông qua thực hiện bảng danh mục mô tả chức danh công việc của từng công chức và cơ cấu ngạch bậc chức danh đối với từng cấp của ngành thuế.

74

Tổ chức triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo. Lãnh đạo cấp Cục cần được đào tạo am hiểu về quản lý thuế hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành.

Đào tạo công chức thuế theo hướng chuyên môn sâu, giỏi có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế có tính ứng dụng cao trong thực tế quản lý, bao quát đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

(i) Nguyên tắc đầy đủ: Hệ thống chỉ số được sử dụng có thể đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế và thống nhất với quy định trong các văn bản pháp quy hiện hành, đồng thời phải phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt hiện hành.

(ii) Nguyên tắc hiệu quả: Hệ thống chỉ số khi đưa vào áp dụng hằng năm phải đảm bảo giúp cơ quan thuế quản trị/giám sát toàn diện kết quả hoạt động trong các lĩnh vực quản lý thuế, kịp thời phát hiện ra những điểm yếu trong hệ thống và tạo ra một cơ chế tự hoàn thiện giúp tối ưu hóa nguồn lực của cơ quan thuế các cấp.

(iii) Nguyên tắc chính xác: Các chỉ số được xây dựng cần đảm bảo tính có thể tính toán/kiểm chứng được từ nguồn số liệu lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu và báo cáo của cơ quan thuế các cấp, phản ánh trung thực và đúng bản chất các nội dung quản lý thuế thuộc lĩnh vực cần đánh giá.

(iv) Nguyên tắc minh bạch: Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý thuế cần phải được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế phục vụ cho việc giám sát bên ngoài (từ người nộp thuế, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan).

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh

Tiếp tục chỉ đạo các ban ngành thuộc quận tăng cường phối kết hợp và hỗ trợ

75

Chi cục Thuế trong quản lý các doanh nghiệp mới phát sinh trên trên địa bàn, đảm bảo các doanh nghiệp mới phát sinh đều được đưa vào quản lý theo quy định.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quận (công an quận 12, phòng kinh tế quận 12...v.v.) phối hợp kịp thời xử lý các Doanh nghiệp có hành vi khai man, trốn thuế; các doanh nghiệp hoạt động mục đích để chiếm đoạt tiền thuế để kịp thời xử lý, răn đe. Tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh ổn định trên địa bàn quận 12 đồng thời đảm bảo được sự công bằng giữ những người nộp thuế với nhau.

76

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này, trên cơ sở định hướng và mục tiêu của cơ quan thuế, kết hợp với những đánh giá các hạn chế và nguyên nhân trong chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế TNDN của DNNVV trên địa bàn quận 12 và kiến nghị đối với đối tượng có liên quan và doanh nghiệp để giải pháp khả thu, hiệu quả.

77

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế quận 12 – Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh” đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra: (1) Hệ thống hóa lý luận về thuế và tuân thủ thuế; (2) Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của các DNNVV tại Chi cục thuế quận 12; (3) Đề xuất các giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế của các DNNVV tại Chi cục thuế quận 12.

Nghiên cứu tiếp cận dữ liệu thứ cấp về quản lý thu thuế TNDN của DNNVV, cách tiếp cận này giúp phản ảnh và đưa ra các giải pháp mang tính thực tế với không gian nghiên cứu là CCT quận 12.

Nghiên cứu này là một dạng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CCT quận 12. Các cơ quan trong lĩnh vực thuế tại Việt Nam có thể sử dụng kết quả này làm cơ sở tham khảo cho đơn vị mình để đưa ra một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế TNDN của DNNVV trên địa bàn.

Nghiên cứu sẽ giúp nhà quản lý tại CCT quận 12 thấy rõ hiện trạng tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại đơn vị để từ đó đưa ra cách thức quản lý thực tế hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu cũng là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong lĩnh vực thuế.

Hạn chế của đề tài

Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn nhưng vẫn có một số hạn chế sau, cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào sự tuân thủ thuế TNDN, trong khi các loại thuế khác như thuế GTGT vẫn chưa đề cập.

Thứ hai, DNNVV được chia làm hai nhóm, đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ chưa được phân tích. Nghiên cứu sâu vào nhóm này có thể sẽ có một số kết quả quan trọng khác về sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thứ ba, chưa so sánh về sự tuân thủ thuế TNDN theo từng cách phân loại: lĩnh vực và loại hình công ty .

Thứ tư, chưa nghiên cứu các chỉ tiêu định tính

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Ngọc Toản (2017). ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh’. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, 126 (5A), 77-78.

2. Chính phủ (2009). Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, 56/2009/NĐ-CP. Hà Nội.

3. Chính phủ (2009). Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ nghiệp nhỏ và vừa, 56/2009/NĐ-CP. Hà Nội.

4. Lê Minh Tuấn, Phạm Minh Đức, Shukla, G. P. & Engelschalk, M. (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống Hiệu quả và Công bằng hơn, Việt Nam.

5. Luật Quản lý thuế Việt nam số 78/2006/QH11, Quốc Hội, (2006).

6. Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp, số 68/2014/QH13, Quốc Hội, (2014). 7. Lý Phương Duyên (2017). ‘Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay’. Tạp chí Quản Lý Kinh tế, 1(65), 50-57. 8. Nguyễn Thị Liên & Nguyễn Văn Hiệu (2009). Giáo trình Thuế. NXB Tài

chính, Hà Nội. Luật quản lý thuế, Luật NSNN.

9. Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu (2015). ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế doanh nghiệp’. Tạp chí Tài chính, 2(7/2015).

10.Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (2010). Quyết định về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, Tổng cục Thuế, 503/QĐ-TCT. Hà Nội.

11. Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ tài Chính, (2014).

12.Võ Thanh Sang (2015). ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận 12, TP.HCM’. Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.

13.Vương Đức Hoàng Quân (2015). ‘Những thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa’. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 17(2Q), 42-51.

Tiếng Anh

14.Allingham, M.G., & Sandmo, A. (1972). Income tax evasion: a theoretical analysis. Journal of Public Economics, 1, 323-338.

15.Andreoni James, Brian Erard and Jonathan Feinstein(1988)Tax Compliance 16. Chan, K. H. & Lan Mo, P. L. (2000). ‘Tax holidays and tax noncompliance:

An empirical study of corporate tax audits in China’s developing economy’.

The Accounting Review, 75(4), 469-484.

79

17.Clotfelter, C. T. (1983). Tax evasion and tax rates: An analysis of individual returns. The Review of Economics and Statistics, LXV(3), 363- 73.compliance:The "slippery slope "framework, Journal of Economic Psychology 29 (2008) 210-225.

18.Hauptman, L., Horvat, M. & Korez-Vide, R. (2014). ‘Improving tax administration’s services as a factor of tax compliance: The case of tax audit’.

Lex localis, 12(3), 481.

19.James, S. & Alley, C. (2002). ‘Tax compliance, self-assessment and tax administration’. Journal of Finance and Management in Public Services, 2(2), 27-42.

20.Jepkoech, S. N. & Muya, J. (2016). ‘Assessment of the effect of tax payers’ perception of tax payment and tax audit on tax compliance among the mega stores and hypermarkets within Eldoret Central Business District (CBD)’. 21.OECD (2004), Compliance Risk Management: Managing and Improving Tax

Compliance, Committee on Fiscal Affairs.

22.Pope, J. & Jabbar, H. (2008). ‘Tax compliance costs of small and mediun enterprises in Malaysia: Policy implications’. (June 2008), 1-18.

23.Roberts, L.H., Hite, P.A., and Bradley, C.F. (1994). Understanding attitudes toward progressive taxation. Public Opinion Quarterly, 58, 165-190.

24.Skokan, K., Pawliczek, A. & Piszczur, R. (2013). ‘Strategic planning and business performance of Micro, Small and Medium-Sized Enterprises’.

Journal of Competitiveness, 5(4).

25.Song Y and Yarbrough T, ‘Tax Ethics and Tax Attitudes: A Survey’ (1978) Pub lic Administration Review 58, 442‐452.

26.Spicer, M.W., & Lundstedt, S.B. (1976). Understanding tax evasion. Public Finance 31, 295-305.

27.Singh, V. (2003). Malaysian Tax Administration. 6th ed. Kuala Lumpur: Longman.

28.Wenzel, M. (2002). The Impact of Outcome Orientation and Justice Concerns on Tax Compliance: The Role of Taxpayers‘ Identity. Journal of Applied Psychology, 87, 629–45.

ĐỘI KẾ TOÁN

THUẾ TIN HỌC

ĐỘI KIỂM TRA NỘI BỘ ĐỘI HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ -TÀI VỤ ĐỘI QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ ĐỘI TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ - DỰ TOÁN VÀ QLT TNCN TUYÊN TRUYỀN ĐỘI KIỂM TRA

THUẾ SỐ 3 ĐỘI LIÊN PHƯỜNG 1 ĐỘI TRƯỚC BẠ- THU KHÁC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Q tr 2nd Q tr 3rd Q tr 4th Q tr East We st North ĐỘI HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ -TÀI VỤ

ĐỘI KIỂM TRA THUẾ SỐ 4

ĐỘI QUẢN LÝ ẤN CHỈ

ĐỘI KIỂM TRA THUẾ SỐ 2

ĐỘI KIỂM TRA THUẾ SỐ 1

ĐỘI LIÊN PHƯỜNG 2

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận 12 cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)