7. Kết cấu đề tài luận văn
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của sự không tuân thủ thuế
2.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh các kết đạt được, số liệu thống kê giai đoạn 2014-2018 cho thấy, các DNNVV thuộc quản lý của chi cục thuế quân 12 vẫn luôn tồn tại sự không tuân thủ các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, thể hiện:
- Chưa tuân thủ đúng quy định về đăng ký thuế:
DNNVV không tuân thủ nghĩa vụ đăng kỳ thuế (Minh chứng từ bảng 2.7), tỷ lệ DNNVV có sai phạm so với tổng DNNVV đăng ký thuế, trung bình mỗi năm còn 21,2%, trong đó:
Tỷ lệ DNNVV sai phạm về thời gian trên tổng DNNVV đăng ký thuế, trung bình mỗi năm còn 9,5%
63
Tỷ lệ DNNVV có sai sót, nhầm lẫn hoặc thiếu thông tin đăng ký trên tổng DNNVV đăng ký thuế trung bình mỗi năm còn 8,3%, tình trạng vi phạm này chủ yếu diễn ra ở doanh nghiệp Nhỏ.
- Chưa tuân thủ đúng quy định về khai thuế TNDN
DNNVV chưa thực hiện đúng các quy định nộp tờ khai thuế, bảng số liệu 2.7 cho thấy, tỷ lệ số tờ khai thuế TNDN của các DNNVV đã nộp ít hơn so với số tờ khai thuế phải nộp, trung bình còn 4,77%, trong đó:
Số tờ khai thuế nộp không đúng hạn so với số tổng tờ khai thuế đã nộp, mức trung bình còn 5,97%,
Số tờ khai thuế nộp có lỗi số học so với số tổng tờ khai thuế đã nộp, mức trung bình còn 5,24%, về xu hướng chưa có dấu hiệu giảm.
- Chưa tuân thủ quy định về nộp thuế TNDN của các DNNVV
Số lượng DNNVV chưa tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế TNDN, từ bảng số liệu 2.8 cho thấy, tỷ lệ DNNVV nộp thuế TNDN không đúng hạn so với số thuế TNDN đã nộp thuế, mức trung bình còn 16% và tập trung ở các DN quy mô Nhỏ.
- Chưa nộp đủ số thuế phải nộp ( còn nợ thuế TNDN) tại các DNNV
Các DNNVV nợ thuế TNDN, bảng số liệu 2.10 cho thấy, tỷ lệ nợ thuế TNDN so với số tổng thuế TNDN phải nộp của các DNNVV, mức trung bình mỗi năm còn 10,4%, trong đó: DN có quy mô nhỏ còn 8,4% và DN có quy mô vừa còn 13,4%.
- Nợ thuế TNDN của các DNNVV khả năng không thu hồi được khá lớn
Từ số liệu bảng 2.10 cho thấy: Số nợ thuế của DNNVV không có khả năng thu hồi chiếm 21,5% so với tổng nợ thuế TNDN
Tỷ lệ nợ thuế TNDN không có khả năng thu của doanh nghiệp quy mô Vừa vẫn còn cao hơn (trung bình năm 30,8%) so với mức bình quân chung (21,5%)
- Các sai phạm về kê khai, nộp thuế từ kết quả kiểm tra vẫn luôn tồn tại
Bảng 2.11, từ kết quả kiểm tra thuế TNDN của các DNNVV, cho thấy: trung bình năm dưới 10% các DNNVV không tuân thủ Luật thuế TNDN (nói cách khác vi phạm quy định về thuế TNDN), thể hiện:
Tỷ lệ doanh nghiệp DNNVV phải điều chỉnh thuế TNDN do vi phạm quy định sau khi kiểm tra, trung bình năm còn 8,49% (tại trụ sở chi cục thuế quận 12), và 7,13% (Kiểm tra tại trụ sở các DNNVV). Tỷ lệ này còn cao, đặc biệt là doanh
64
nghiệp quy mô Vừa và số DNNVV phát hiện có vi phạm thuế TNDN khi được kiểm tra tốc độ tăng trung bình năm là 8,4%
Xét xu hướng: Số TNDN truy thu và phạt đối với DNNVV khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp có xu hướng tăng.
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Doanh nghiệp nhỏ (chủ yếu) không có kế toán chuyên trách hoặc đi thuê
Tỷ lệ DNNVV nộp thuế TNDN đúng hạn còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nghiệp vụ chuyên môn. Một số DNNVV chưa có người làm kế toán chuyên phụ trách để thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật thuế, như ghi chép vào sổ sách, khai thuế, nộp thuế, nên khi cần thuê ngoài làm là chủ yếu, nhưng lại phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Nhiều DNNVV kinh doanh thuận lợi, sẵn sàng chi tiền để thuê kế toán thuế, nhưng khi khó khăn, có tâm lý buông xuôi.
Doanh nghiệp vừa thiếu nhân viên kế toán hoặc luôn biến động
Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa, có kế toán viên, nhưng nhiều lý do phát sinh nên nhân sự luôn biến động, dẫn đến công tác kế toán bị hổng, hoặc thiếu nhân sự hoặc công tác chuyển giao không đầy đủ của một bộ phận kế toán viên, quyết toán thuế chậm.
Lãnh đạo thiếu kiến thức về thuế, quản trị điều hành yếu về nhân sự kế toán
Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp cũng còn yếu và thiếu kiến thức về thuế, nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới bước đầu còn nhiều khó khăn. đặc biệt là doanh nghiệp quy mô Nhỏ chưa chuyên nghiệp trong quản trị điều hành nhân sự.
Một bộ phận người đứng đầu doanh nghiệp không tuân thủ thuế, ý thức tự chị trách nhiệm không cao.
Tâm lý không tuân thủ quy định Luật thuế và quản lý thuế vẫn còn ở một bộ phận người đứng đầu doanh nghiệp, nên thường chậm trong công tác quyết toán thuế theo quy định. Mặc dù hiện nay qui trình tổ chức thu thuế TNDN của cơ quan thuế nói chung và Chi cục Thuế quận 12 nói riêng đã và đang theo cơ chế DNNVV tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm. Việc tự khai, tự nộp thuế TNDN đòi hỏi các doanh nghiệp nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai nộp thuế tự lập trên
65
cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chính sách chế độ về thuế mà không có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo quy định đối với những trường hợp cố ý vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế và gian lận thuế …Tuy nhiên, từ số liệu bảng thống kê 2.12 về kết quả kiểm tra thuế TNDN của các DNNVV cho thấy, giai đoạn 2014-2018 luôn tồn tại sự không tuân thủ của chủ doanh nghiệp đối với các quy định của Luật thuế và Luật quản lý thuế.
Cơ chế quản lý thuế mới, một số quy định còn bất cập
Các quy định về thuế được nới lỏng theo xu hướng hội nhập quốc tế đã góp phần tạo cho doanh nghiệp sự thuận lợi phát triển, nhưng cũng đồng thời gây khó khăn trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Theo cơ chế tự khai tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm của các DNNVV, nhưng quy định không ghi số hóa đơn chứng từ trong hồ sơ khai thuế làm cho việc tra cứu để ngăn chặn sai phạm thuế của cán bộ thuế đối với DNNVV có rủi ro cao bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn
Nguyên nhân chủ quan
Số lượng cán bộ thuế tăng chưa tương xứng với số lượng DNNVV tăng
Số lượng DNNVV tăng lên nhanh chóng qua các năm, nhưng số lượng cán bộ phụ trách kê khai, kiểm tra thuế còn ít (vì tăng không dáng kể), nên số DNNVV kê khai thuế TNDN trên mỗi Cán bộ thuộc Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học xu hướng tăng. Số DNNVV được kiểm tra thực tế tại trụ sở cơ quan thuế trên cán bộ thuế và số DNNVV được kiểm tra thực tế tại trụ người nộp thuế trên cán bộ thuế không thể tăng lên qua các năm, thể hiện qua bảng 2.14:
Bảng 2.15: Nhân sự quản lý kê khai thuế TNDN tại CCT quận 12
Năm Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Trung bình 2014- 2018
Tổng số nhân sự tại CCT quận 12, trong đó: Người 60 95 121 135 151 112
Nhân sự Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học
thuộc CCT quận 12 Người 6 12 14 15 21 14 Số cán bộ phụ trách công tác kiểm tra thuế Người 16 16 30 40 40 28
66
Nhân sự làm công việc khác Người 38 67 77 80 90 70
Số DNNVV kê khai thuế TNDN trên mỗi Cán
bộ thuộc Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học TK/người /tháng 1332 884 859 979 706
952
Số DNNVV được kiểm tra thực tế tại trụ sở cơ
quan thuế trên cán bộ thuế DN/người/ ngày
500 663 401 367 371 460
Số DNNVV được kiểm tra thực tế tại trụ người
nộp thuế trên cán bộ thuế DN/người/ tháng
19 15 16 15 14 16 Nguồn: CCT quận 12
Bảng số liệu 2.15 cho thấy:
- Số lượng doanh nghiệp mà từng cán bộ làm công tác kê khai thuế TNDN trên mỗi cán bộ kê khai- kế toán thuế và tin học rất lớn bình quân mỗi công chức theo dõi bình quân 952/ doanh nghiệp/ người / tháng.
- Số lượng doanh nghiệp đượcc công chức quản lý kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế số lượng lượng bình quân 460 doannh nghiệp/ người/ ngày.
- Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra bình quan là 16 doanh nghiệp/ người / tháng.
Chất lượng cán bộ thuế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
Theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định: hàng tháng doanh nghiệp không phải nộp Tờ khai thuế TNDN, đã làm giảm bớt khối lượng công việc của cán bộ thuế, đồng thời giảm áp lực cho doanh nghiệp, không phải thực hiện kê khai hàng quý như trước đây.
Triển khai quá trình quản lý thu thuế theo nguyên tắc tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm, bên cạnh những thay đổi tích cực, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế quản lý thuế mới. Đội ngũ cán bộ công chức thuế, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở phần lớn chưa được đào tạo lại hoặc chưa nắm bắt kịp về kiến thức quản lý thuế mới nên bỡ ngỡ, nên xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế còn nhiều khó khăn, tuy số tờ khai đã giảm so với trước.
Xử lý vi phạm quy định thuế chưa nghiêm
Theo quy định của Luật quản lý thuế, chỉ có các chức danh, chuyên viên kiểm soát viên mới được thực hiện thanh, kiểm tra thuế. Tuy nhiên hiện nay các địa phương số lượng chuyên viên, kiểm soát viên quá ít nên chưa đủ lực lượng để tổ chức các đoàn kiểm tra thuế.
Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế có nơi, có lúc còn gặp khó khăn như người nộp thuế vi phạm, nhưng không để số dư tiền gửi ngân hàng, làm
67
cho các biện pháp cưỡng chế như trích tiền gửi tại ngân hàng để thu thuế không thực hiện được; hoặc tình trạng mua bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp vẫn tồn tại, thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến.
Công nghệ thông tin chưa hỗ trợ tích cực cho quản lý, kiểm tra thuế
Nội dung kiểm tra ngày càng phức tạp do sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro, kiểm tra còn yếu, nên hoạt động kiểm tra từng doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tra cứu thông tin, do sự hạn chế về cơ sở hạ tầng thuế như: truy suất dữ liệu chậm, dữ liệu không được cập nhật thường xuyên từ thông tin đăng ký kê khai, dữ liệu liên ngành từ hải quan, công an, chính quyền cơ sở còn hạn chế làm cho việc xác minh thông tin tại trụ sở Chi cục thuế gặp khó khăn, dẫn đến tốc độ kiểm tra chậm, hiệu quả chưa cao trong ngăn chặn vi phạm thuế, trốn thuế, chuyển giá …
68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết được hệ thống hóa trong chương 1, luận văn thực hiện phân tích thực trạng tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại CCT quận 12 từ dữ liệu thứ cấp và đánh giá những kết quả đạt, xác định rõ các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
Nội dung chương 2, là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại CCT quận 12 đến năm 2020.
69
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12
3.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế
quận 12
Hiện nay, Chi cục thuế đang thực hiện các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thực hiện cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Cơ quan thuế đối với DN, xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của Doanh nghiệp. Cụ thể, Chi cục Thuế thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển DNNVV đến năm 2020 và xem đây là lực lượng phát triển nồng cốt của Quận. Trong nhóm DNNVV, cần quan tâm nhiều hơn và dành sự ưu tiên về nguồn lực cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn quận, kiến nghị chính sách ưu tiên tín dụng cho các DNNVV hoạt động kinh doanh trên địa bàn, cụ thể là tăng hạn mức tín dụng và ưu đãi về lãi suất và thời hạn cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp này.
Tạo thuận lợi về đăng ký thuế và quan tâm đến một số chính sách hỗ trợ liên quan đến thuế trên địa bàn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Quận cũng luôn luôn tạo ra sự công bằng về thuế giữa các DNNVV để thúc đẩy sự cạnh tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế, tạo ra sự cạnh ranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
3.2 Một số giải pháp của Chi cục thuế quận 12 – Cục thuế TP.HCM 3.2.1 Nâng cao kiến thức thuế cho doanh nghiệp
Tăng cường chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thuế nhằm giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được các quy định của pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trước, trong và sau khi kê khai và nộp thuế, đây
70 cũng là giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế.
Mở rộng tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo cuốn hút làm tăng mức độ hiểu biết về thuế của các tổ chức, cá nhân như tổ chức các hội nghị giải đáp vướng mắc, các hội thảo chuyên đề, hướng dẫn trả lời qua điện thoại, cung cấp địa chỉ website của Tổng cục Thuế. Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền như đài truyền hình, đài phát thanh, các báo viết để tuyên truyền pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế dưới dạng các bài cổ động, phổ biến kiến thức, các chương trình trò chơi truyền hình, các ấn phẩm cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp tìm hiểu pháp luật thuế để doanh nghiệp có thể theo dõi được dễ dàng ngay cả khi không ở công sở và cũng không phải trực tiếp đến cơ quan thuế. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Quận 12.
Kiểm soát, nâng cao chất lượng của các buổi tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế tiếp cận dần với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, đảm bảo các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế kịp thời về thời gian cung cấp, chất lượng dịch vụ.
3.2.2 Tăng cường hỗ trợ sự tuân thủ của người nộp thuế