7. Kết cấu đề tài luận văn
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp tại Việt Nam (Luật số: 68/2014/QH13): Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
1.2.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Cụ thể như sau:
Bảng 1.1:Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
25
Ngành
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ > 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng-100 tỷ đồng từ trên 200 đến 300 người II. Công nghiệp
và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ >10 người- 200 người từ > 20 tỷ đồng - 100 tỷ đồng từ trên 200 đến 300 người III. Thương mại
và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ >10 người - 50 người từ trên 10-50 tỷ đồng từ trên 50 đến 100 người
Nghị định 39/2018/NĐ: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội. (Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế hoặc tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế và số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động). (tổng doanh thu và số lao động tham gia bảo hiểm là tiêu chí ưu tiên) (Chính phủ, 2018), cụ thể như sau:
Lĩnh vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia bảo hiểm (Người ) Tổng nguồ n vốn (Tỷ đồng) Tổng doanh thu của năm (Tỷ đồng) Số lao động tham gia bảo hiểm (Người) Tổng nguồn vốn (Tỷ đồng) Tổng doanh thu của năm (Tỷ đồng) Số lao động tham gia bảo hiểm (Người ) Tổng nguồ n vốn (Tỷ đồng) Tổng doanh thu của năm (Tỷ đồng) I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản < 10 < 3 < 3 < 100 < 20 < 50 < 200 < 100 < 200
II. Công nghiệp và xây dựng
< 10 < 3 < 3 < 100 < 20 < 50 < 200 < 100 < 200 III. Thương mại
và dịch vụ
< 10 < 3 < 10 < 50 < 50 < 100 < 100 < 100 < 300
(Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP)
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV chiếm số lượng đông đảo, rất đa dạng về ngành nghề và quy mô, có một số đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy như sau:
Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn và năng lực tài chính thấp.
26
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của các DNNVV. Các DNNVV có quy mô vốn ban đầu thấp, cho nên khả năng huy động vốn theo đó cũng không cao, thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức (khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng). Dễ khởi nghiệp nhưng chịu rất nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Do vốn ban đầu thấp cũng ảnh hưởng đến quy mô đầu tư trang thiết bị của DN, khả năng đầu tư chiều sâu,…và nhiều yếu tố khác.
Thứ hai, DNNVV sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu.
Đặc điểm trên cũng xuất phát từ quy mô vốn thấp của các DNNVV. Việc đầu tư nâng cấp công nghệ và thiết bị hiện đại rất khó khăn, nên thường sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, khó tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sản xuất xanh.
Thứ ba, trình độ quản lý còn thấp.
Phong cách điều hành theo kiểu gia đình và hay xung đột về sở hữu. Các nhà quản lý DNNVV thường chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu hiểu biết đầy đủ về quản trị doanh nghiệp, dẫn đến nhiều giám đốc doanh nghiệp không lập được kế hoạch tài chính, không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả… Ngoài ra, chất lượng nguồn lao động của các DNNVV được đánh giá không cao.
Thứ tư, khả năng tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Việc thiếu những thông tin về nhu cầu thị trường, về thiết bị, nguyên vật liệu,… đã khiến cho sức cạnh tranh của các DNNVV yếu hơn các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, do thiếu thông tin khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh không được định hướng chính xác.
Thứ năm, DNNVV có nhiều lợi thế, thể hiện: (1) Cơ cấu tổ chức đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ, số lượng nhân viên ít. Đây là lợi thế giúp DNNVV linh hoạt, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường, khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, thường lựa chọn các ngành kinh doanh có lợi nhuận cao, có khả năng sáng tạo cao và thường là thành viên chính của công nghiệp phụ trợ.
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV có một vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Đối với các nước đang phát triển DNNVV càng có vai trò quan trọng hơn. Đây chính là
27
động lực giúp nền kinh tế phát triển một cách năng động (Vương Đức Hoàng Quân , 2015).
Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế là không thể phủ nhận và được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Huy động nguồn vốn hiệu quả nguồn vốn trong dân cư, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực nông thôn.
Các DNNVV mang tính tư hữu cao, chủ yếu do các cá nhân có vốn tự đầu tư hoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào với quy mô thường không lớn, nên có khả năng huy động các nguồn vốn tiết kiệm từ người thân, bạn bè,... cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, việc phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ những khu vực có điều kiện thuận lợi đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, do đó nên có thể tận dụng mọi nguồn lực lao động ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của nhà nước.
Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội
DNNVV tạo công ăn, việc làm, giải quyết một số lượng lớn chổ làm việc và làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo ở cả khu đô thị vàcác vùng nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dân cư, đặc biệt là lao động thiếu kỹ thuật. Thêm vào đó, đa số DNNVV không đòi hỏi nhân công có trình độ chuyên môn cao, nên tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương với chi phí lao động thấp.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Sự ra đời và phát triển của các DNNVV tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DNNVV với nhau và giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, làm tăng tính mềm dẻo, linh hoạt, buộc các DN phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường.
DNNVV làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn và là tiền đề hình thành các doanh nghiệp lớn
Các DNNVV có thể bổ trợ cho các ngành công nghiệp lớn với tư cách là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp dịch vụ hoặc là trung gian
28
tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hoặc cũng có thể với tư cách là người gia công một vài công đoạn sản phẩm của DN lớn. Mặt khác, quá trình phát triển DNNVV cũng là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm, mở rộng thị trường để phát triển thành các DN lớn.
Góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Các DNNVV là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh, nhà lãnh đạo DN sẽ trưởng thành hơn, các tài năng kinh doanh được phát hiện từ đây.
Như vậy, DNNVV giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3 Sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.1 Khái niệm 1.3.1 Khái niệm
- Tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế, cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế (James and Alley, 2002).
Theo quan niệm quốc tế: Tính tuân thủ của người nộp thuế là việc người nộp thuế tự nguyện chấp hành và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các quy định, thủ tục về thuế theo pháp luật (OECD, 2004). Theo quan điểm này thì tính tuân thủ của người nộp thuế được chia thành 2 nhóm chính gồm: (1) Tuân thủ quy định hành chính là việc người nộp thuế tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn. (2) Tuân thủ kỹ thuật: là việc người nộp thuế thực hiện tính toán và nộp thuế đúng theo quy định tại các điều của luật thuế.
Tóm lại, tuân thủ thuế của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.
- Nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
29
Từ khái niệm về sự tuân thủ thuế của DNNVV là việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của Luật quản lý thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.
Dựa vào khái niệm này, có thể hiểu nâng cao sự tuân thủ thuế của DNNVV là hạn chế đến mức thấp hơn kỳ này so với kỳ trước việc không chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định đối với DNNVV (hay nói cách khác: làm cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian kỳ này/kỳ nghiên cứu tăng hơn so với kỳ trước trước /kỳ gốc.
1.3.2. Các tiêu chí xác định sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các tiêu chí xác định sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng cơ bản đều giống nhau. Trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế, mức độ tuân thủ thường được ước tính cho ba giai đoạn chính hay cho các chức năng quản lý thuế chính (kê khai, tính thuế và nộp thuế/ thu thuế) (Lê Minh Tuấn ev al., 2011).
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính, thể hiện:
- Mức độ quan tâm và am hiểu của người nộp thuế đối với các quy định pháp luật thuế, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
- Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ thuế. -Tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế
1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng, thể hiện:
(1.1) Chỉ tiêu số tương đối kết cấu
Chỉ tiêu (1.1) sử dụng để xác định và đánh giá : (1) Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so với tổng số tờ khai phải nộp; (2) Tỷ lệ tổng số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã nộp; (3) Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai đã nộp; (4) Tỷ lệ số người nộp thuế kê khai sai thuế được phát hiện so với số người nộp thuế được thanh tra,
Tỷ lệ về mức độ bộ phận thứ i so với mức độ tổng thể = Mức độ bộ phận thứ i Mức độ của tổng thể x 100% 100 100 download by : skknchat@gmail.com
30
kiểm tra; (5) Tỷ lệ giữa người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số người đang quản lý hoặc kiểm tra; (6) Tỷ lệ người nộp thuế bị phát hiện trốn thuế so với tổng số người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra; (7) Tỷ lệ người nộp thuế vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế; (8) Tỷ lệ người nộp thuế khai đăng ký thuế có sai sót, nhầm lẫn so với tổng số người nộp thuế đã thực hiện đăng ký thuế; (8) Tỷ lệ người nộp thuế bị phát hiện trốn thuế so với tổng số người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra; (9) Tỷ lệ người nộp thuế đúng hạn trên tổng số ngừoi nộp thuế có số thuế phải nộp theo nghĩa vụ của người nộp thuế; (10) Tỷ lệ số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp theo nghĩa vụ thuế của ngừoi nộp thuế; (11) Tỷ lệ giữa số thuế nợ so với tổng số thuế phải nộp hoặc so với tổng số thuế ghi trong kỳ tính thuế.
(1.2) Chỉ tiêu về tốc độ tăng (+) hoặc giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu (1.2) sử dụng để xác định: Tốc độ tăng (+), giảm(-) về số tờ kê khai thuế nộp không đúng hạn kỳ này so với kỳ trước, hoặc bình quân năm trong một giai đoạn. Tương tự: Số tờ khai có sai sót đã nộp; Số người nộp thuế kê khai sai thuế được phát hiện khi thanh tra, kiểm tra; Số người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế.
(1.3) Chỉ tiêu về mức tăng (+) hoặc giảm (-) tuyệt đối chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu (1.3) sử dụng để xác định: Mức độ tăng (+), giảm (-) về số tờ kê khai thuế nộp không đúng hạn kỳ này (t) so với kỳ trước (t-1) hoặc bình quân năm trong một giai đoạn. Tương tự: Số tờ khai có sai sót đã nộp; Số người nộp thuế kê khai sai
Tốc độ tăng (+), giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1
=
Mức độ tăng (+), giảm(-) của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1
Mức độ của kỳ t-1
x 100%
100 100
Mức độ tăng (+), giảm (-) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1
Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t
Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu kỳ t-1
= -
31
thuế được phát hiện khi thanh tra, kiểm tra; Số người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế ….
1.4. Nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4.1 Nhân tố khách quan - Môi trường pháp lý
- Thuế suất
Một số nghiên cứu cho thấy khi mức thuế tăng thì hành vi tuân thủ giảm và ngược lại. Clotfelter (1983) qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến (biên) so với thuế suất cố định là biến cấu trúc có liên quan đáng kể đến hành vi không tuân thủ thuế là không khai báo đầy đủ mức doanh thu. Đồng thời, cũng cho rằng việc cắt giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế. Clotfelter cũng khẳng định giữa thuế suất và trốn thuế có mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụng như một công cụ có thể được áp dụng cho những mục tiêu chính sách nhất định. Gia tăng thuế suất biên có thể khuyến khích người nộp thuế trốn thuế nhiều hơn (Ali & Cộng sự, 2001) trong khi việc giảm thuế suất không nhất thiết sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế và khai báo