Sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận 12 cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 32)

7. Kết cấu đề tài luận văn

1.3. Sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1 Khái niệm

- Tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế, cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế (James and Alley, 2002).

Theo quan niệm quốc tế: Tính tuân thủ của người nộp thuế là việc người nộp thuế tự nguyện chấp hành và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các quy định, thủ tục về thuế theo pháp luật (OECD, 2004). Theo quan điểm này thì tính tuân thủ của người nộp thuế được chia thành 2 nhóm chính gồm: (1) Tuân thủ quy định hành chính là việc người nộp thuế tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn. (2) Tuân thủ kỹ thuật: là việc người nộp thuế thực hiện tính toán và nộp thuế đúng theo quy định tại các điều của luật thuế.

Tóm lại, tuân thủ thuế của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.

- Nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa

29

Từ khái niệm về sự tuân thủ thuế của DNNVV là việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của Luật quản lý thuế một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.

Dựa vào khái niệm này, có thể hiểu nâng cao sự tuân thủ thuế của DNNVV là hạn chế đến mức thấp hơn kỳ này so với kỳ trước việc không chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định đối với DNNVV (hay nói cách khác: làm cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian kỳ này/kỳ nghiên cứu tăng hơn so với kỳ trước trước /kỳ gốc.

1.3.2. Các tiêu chí xác định sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các tiêu chí xác định sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng cơ bản đều giống nhau. Trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế, mức độ tuân thủ thường được ước tính cho ba giai đoạn chính hay cho các chức năng quản lý thuế chính (kê khai, tính thuế và nộp thuế/ thu thuế) (Lê Minh Tuấn ev al., 2011).

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính, thể hiện:

- Mức độ quan tâm và am hiểu của người nộp thuế đối với các quy định pháp luật thuế, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.

- Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ thuế. -Tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế

1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng, thể hiện:

(1.1) Chỉ tiêu số tương đối kết cấu

Chỉ tiêu (1.1) sử dụng để xác định và đánh giá : (1) Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so với tổng số tờ khai phải nộp; (2) Tỷ lệ tổng số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã nộp; (3) Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai đã nộp; (4) Tỷ lệ số người nộp thuế kê khai sai thuế được phát hiện so với số người nộp thuế được thanh tra,

Tỷ lệ về mức độ bộ phận thứ i so với mức độ tổng thể = Mức độ bộ phận thứ i Mức độ của tổng thể x 100% 100 100 download by : skknchat@gmail.com

30

kiểm tra; (5) Tỷ lệ giữa người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số người đang quản lý hoặc kiểm tra; (6) Tỷ lệ người nộp thuế bị phát hiện trốn thuế so với tổng số người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra; (7) Tỷ lệ người nộp thuế vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế; (8) Tỷ lệ người nộp thuế khai đăng ký thuế có sai sót, nhầm lẫn so với tổng số người nộp thuế đã thực hiện đăng ký thuế; (8) Tỷ lệ người nộp thuế bị phát hiện trốn thuế so với tổng số người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra; (9) Tỷ lệ người nộp thuế đúng hạn trên tổng số ngừoi nộp thuế có số thuế phải nộp theo nghĩa vụ của người nộp thuế; (10) Tỷ lệ số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp theo nghĩa vụ thuế của ngừoi nộp thuế; (11) Tỷ lệ giữa số thuế nợ so với tổng số thuế phải nộp hoặc so với tổng số thuế ghi trong kỳ tính thuế.

(1.2) Chỉ tiêu về tốc độ tăng (+) hoặc giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu (1.2) sử dụng để xác định: Tốc độ tăng (+), giảm(-) về số tờ kê khai thuế nộp không đúng hạn kỳ này so với kỳ trước, hoặc bình quân năm trong một giai đoạn. Tương tự: Số tờ khai có sai sót đã nộp; Số người nộp thuế kê khai sai thuế được phát hiện khi thanh tra, kiểm tra; Số người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế.

(1.3) Chỉ tiêu về mức tăng (+) hoặc giảm (-) tuyệt đối chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu (1.3) sử dụng để xác định: Mức độ tăng (+), giảm (-) về số tờ kê khai thuế nộp không đúng hạn kỳ này (t) so với kỳ trước (t-1) hoặc bình quân năm trong một giai đoạn. Tương tự: Số tờ khai có sai sót đã nộp; Số người nộp thuế kê khai sai

Tốc độ tăng (+), giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1

=

Mức độ tăng (+), giảm(-) của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1

Mức độ của kỳ t-1

x 100%

100 100

Mức độ tăng (+), giảm (-) tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t so với kỳ t-1

Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ t

Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu kỳ t-1

= -

31

thuế được phát hiện khi thanh tra, kiểm tra; Số người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế ….

1.4. Nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4.1 Nhân tố khách quan - Môi trường pháp lý

- Thuế suất

Một số nghiên cứu cho thấy khi mức thuế tăng thì hành vi tuân thủ giảm và ngược lại. Clotfelter (1983) qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến (biên) so với thuế suất cố định là biến cấu trúc có liên quan đáng kể đến hành vi không tuân thủ thuế là không khai báo đầy đủ mức doanh thu. Đồng thời, cũng cho rằng việc cắt giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế. Clotfelter cũng khẳng định giữa thuế suất và trốn thuế có mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụng như một công cụ có thể được áp dụng cho những mục tiêu chính sách nhất định. Gia tăng thuế suất biên có thể khuyến khích người nộp thuế trốn thuế nhiều hơn (Ali & Cộng sự, 2001) trong khi việc giảm thuế suất không nhất thiết sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế và khai báo không đầy đủ (Kirchler, 2007).

- Tính đơn giản của việc kê khai thuế

Mức độ đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng của việc kê khai thuế là một trong những yếu tố phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Sự phức tạp của hệ thống thuế bao gồm kê khai và hoàn thuế làm giảm mức sẵn lòng chi trả tiền thuế của người nộp thuế. Trong bối cảnh của hành vi tuân thủ thuế, mức độ phức tạp có thể được thấy trên các khía cạnh như quá nhiều chi tiết trong luật thuế, quá nhiều loại thuế, nhiều cách tính toán khác nhau, và cần quá nhiều thời gian. Cách thức khai báo cần tạo điều kiện dễ dàng cho người nộp thuế có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác định chính xác tiền thuế phải nộp, tránh dẫn đến việc không khai báo thuế (Clotfelter, 1983). Tổ chức OECD (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn chưa chính xác và chưa rõ ràng và đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình còn yếu kém, thiếu văn hóa thuế và hệ thống thuế còn khá phức tạp.

Mức độ phức tạp của thủ tục thuế đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tại nhiều quốc gia phát triển. Khi áp dụng cơ chế

32

tự khai tự nộp, đòi hỏi tối thiểu đặt ra là tờ khai thuế phải đơn giản bởi vì người nộp thuế đến từ nhiều thành phần khác nhau, trình độ giáo dục khác nhau, thu nhập và quan trọng nhất là mức độ am hiểu kiến thức thuế là khác nhau. Để hỗ trợ người nộp thuế hoàn thành chính xác tờ khai thuế, cơ quan thuế nên tiến đến việc xây dựng tờ khai thuế đơn giản nhưng đầy đủ. Đan Mạch, Canada và New Zealand là những quốc gia đi đầu trong việc đưa ra tờ khai thuế đơn giản bằng cách giảm số trang cho đơn giản và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế (Mohani, 2001).

Silvani & Baer (1997) cho rằng tờ khai thuế đơn giản sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hoàn thành tờ khai thay vì phải tiếp cận và nhờ sự tư vấn của các công ty tư vấn thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí tuân thủ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh giữa tính phức tạp trong các yêu cầu khai báo với những lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra thuế là có quan hệ mật thiết với nhau (Long, 1988). Nếu cơ quan thuế phát hiện nhiều lỗi sai trên tờ khai thuế, và những lỗi này lặp lại trong nhiều năm ở những người nộp thuế khác nhau, điều đó có nghĩa là cách diễn đạt và câu văn trong tờ khai ít nhiều mang một phần lỗi nào đó. ). Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hoàn thành chính xác tờ khai thuế. Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thông tin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng và tuân thủ thuế tốt hơn (Wartick, 1994).

- Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế

Một trong những nguyên tắc chính của việc xây dựng hệ thống thuế là tính công bằng theo cả hai chiều ngang (người có cùng thu nhập hoặc cùng nhóm thu nhập phải trả cùng một mức thuế) và chiều dọc (tiền thuế phải trả gia tăng với mức thu nhập tính thuế). Cân bằng theo chiều dọc muốn nói lên một điều là người nào có khả năng chi trả tiền thuế nhiều hơn thì nên đóng nhiều hơn những người có khả năng chi trả thấp. Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của Ngành Thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc không hài lòng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính không tuân thủ.

33

Vì vậy, sự không công bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác. Porcano (1984) nhận thấy rằng nhu cầu của người nộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế.

Kirchler và Cộng sự (2008) khi nói đến khía cạnh phân phối công bằng cho rằng một cá nhân luôn kỳ vọng có được sự công bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân như những người khác. Nếu bản thân một người cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của người nộp thuế sẽ giảm. Người nộp thuế muốn có sự công bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với những người trong các nhóm thu nhập khác. Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm (Spice và Cộng sự, 1980).

Xét ở mức độ toàn xã hội, kết quả nghiên cứu của Allingham & Sandmo (1972) cho thấy mức độ tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người dân trong xã hội có nhận định rằng hệ thống thuế không công bằng và hậu quả sẽ là mức độ né tránh thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn. Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế công bằng với mọi người, với các tầng lớp xã hội, hành vi tuân thủ tự nguyện được ký vọng sẽ lên. Theo Leventhal (1980), cân bằng về mặt qui trình khi các vần đề sau đây được đáp ứng: qui trình phải nhất quán, chính xác, không có sai sót, mang tính đại diện cao, có yếu tố đạo đức, và có thể điều chỉnh. Tyler và Lind (1992) bổ sung thêm một số tiêu chí công bằng về thủ tục là được cán bộ cơ quan thuế đối xử tôn trọng, tính trung lập của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy của cơ quan thuế, thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cán bộ thuế.

Xét ở khía cạnh xử phạt công bằng, việc kiểm tra thuế không hợp lý và hình phạt không công bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế không hài lòng (Spicer và Lundsted, 1976). Khi người nộp thuế có thái độ không thiện chí về khía cạnh công bằng trong xử phạt có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ và do đó gia tăng mức độ né tránh thuế và làm tăng thêm khoảng cách thuế dự kiến và thực thu.

Đặc tính công bằng bị ảnh hưởng bởi mức độ phức tạp của luật pháp, mức

34

độ minh bạch, hiệu quả của thông tin, và cách xử lý kiểm tra, thanh tra chuyên nghiệp và nể trọng. Nhận thức về tính công bằng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mà người nộp thuế cảm nhận về hành động của các cán bộ thuế. Người nộp thuế có thể có một cảm nhận được đối xử công bằng từ cán bộ thuế nếu người cán bộ có một cách hành xử tốt, ngay cả khi họ có kết quả khác với kỳ vọng ban đầu. Điều này sẽ đưa đến kết quả là cơ quan thuế nhận ít điều phàn nàn từ phía người nộp thuế. Do vậy, điều quan trọng ở đây là không phải kết quả là tốt hay xấu, mà là cách đối xử có công bằng không (Wenzel, 2002).

- Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước

Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước là một trong những yếu tố tâm lý xã hội (phi kinh tế) ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Thách thức ở nhiều nước đang phát triển không nhất thiết là đánh thuế nhiều hơn, mà là đánh thuế nhiều đối tượng cá nhân và doanh nghiệp hơn dựa trên sự kết hợp liên ứng giữa hai yếu tố mức độ sẵn sàng đóng thuế của người nộp thuế cao hơn và xu hướng đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ công được cung cấp cũng như cách thức chính phủ sử dụng tiền thuế của dân như thế nào (Schukla và cộng sự, 2011).

Trong những năm gần đây, yếu tố chi tiêu ngân sách của nhà nước và tuân thủ được quan tâm thực hiện nhiều trong những nghiên cứu thuế, hoặc mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách nhà nước và hành vi né tránh thuế. Người nộp thuế, nhất là những người đã trả nhiều tiền thuế sẽ rất nhạy cảm với việc nhà nước chi tiêu tiền thuế của họ vào những việc nào.

Roberts & Cộng sự (1994) cho rằng nếu nhà nước chi tiêu tiền thuế một cách khôn ngoan, ví dụ như đầu tư vào giáo dục, y tế, bảo hiểm, giao thông công cộng, an ninh quốc phòng thì hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng. Ngược lại, nếu người nộp thuế thấy rằng nhà nước chi quá nhiều vào những khoản không cần thiết hoặc không mang lại lợi ích cho người nộp thuế, cho xã hội, họ sẽ cảm thấy bị lừa dối và do đó sẽ dễ dàng tìm những cách thứ để né tránh thuế hơn, mà không phải cân nhắc hay đắn đo. Palil (2010) cũng tìm thấy mối tương quan đáng kể của nhận thức của người nộp thuế về chi tiêu ngân sách và tác động đến hành vi tuân thủ thuế.

- Quy định về kiểm tra, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong các chính sách hiệu quả để ngăn ngừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế quận 12 cục thuế thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)