Cơ cấu tổ chức củaTổng công ty Cổ phần Sông Hồng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) công tác thi đua, khen thưởng tại tổng công ty cổ phần sông hồng (thành phố hà nội) thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu đề tài

2.1.2. Cơ cấu tổ chức củaTổng công ty Cổ phần Sông Hồng

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng (Phụ lục 01)

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng gồm có:

- Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.

đông bầu và miễn nhiệm theo quy định, HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty giữa 2 kỳ Đại hộị Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm (kể từ 2015- 2020), trong năm thành viên HĐQT có bốn (4) thành viên đại diện vốn nhà nước và một (1) thành viên độc lập.

-Ban kiểm soát: BKS gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và miễn nhiệm theo quy định, BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công tỵ Hiện tại, Ban kiểm soát Tổng công ty gồm ba (03) thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm năm (kể từ 2015- 2020).

- Ban Tổng giám đốc: Ban Tổng giám đốc gồm Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo những chiến lược mục tiêu và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông thông quạ

- Phó Tổng Giám đốc: Các Phó giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công theo ủy quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu của Tổng công ty đều phải thực hiện bằng văn bản.

- Các phòng, ban chức năng, Ban Quản lý, Ban điều hành dự án: có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong quản lý điều hành công việc. Số lượng phòng, ban tùy theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua từng thời kì.

- Phòng kinh tế kế đầu tư: Là phòng chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê; Công tác vật tư và sản xuất công nghiệp;Công tác giao thầu của TCT.

- Phòng kinh doanh thị trường: Là tham mưu giúp Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực: Lập và quản lý các dự án đầu tư phát triển; Quản lý công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất; Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án liên doanh, liên kết trong ngoài nước.

- Phòng kỹ thuật: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực: Quản lý các giải pháp về tiến độ kỹ thuật; Quản lý tiến độ thi công các công trình;Quản lý cơ giới; Quản lý cơ khí.

- Phòng thiết bị công nghệ: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực: Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Công tác bảo hộ lao động; Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng; Quản lý công tác lắp đặt thiết bị; Nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất;

- Phòng tài chính kế toán: là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính – tín dụng trong toàn TCT theo đúng quy chế và điều lệ của TCT. Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TCT đạt hiệu quả cao nhất. Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc chấp hành các quy định về tài chính tín dụng của nhà nước cũng như của TCT. Bảo đảm đầu tư đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt của TCT.

- Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Công tác tổ chức, công tác chuẩn bị về bộ máy, nhân sự; Chế độ chính sách đối với người lao động; Chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; Tham mưu tổng hợp và quản trị hành chính.

Bộ máy của TCT được bố trí theo cơ cấu trực tuyến – phối hợp. Đặc điểm của cơ cấu này là điều hành theo phương thức mệnh lệnh hành chính, mọi quyết định đưa ra đến các phòng ban triển khai thực hiện. Bởi vì TCT là một doanh nghiệp khá lớn nên áp dụng theo cơ cấu này là hợp lý, tránh được sự cồng kềnh.

Giải quyết công việc theo hệ đường thẳng cho phép phân công lao động theo tính chất công việc, từng phòng ban phụ trách từng mảng vấn đề. Tuy nhiên, thực hiện công việc chịu sự chi phối của cấp trên, do vậy không tạo được tính linh hoạt cho cấp dưới trong công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) công tác thi đua, khen thưởng tại tổng công ty cổ phần sông hồng (thành phố hà nội) thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)