Thực trạng thực hiện các bước trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 30 - 34)

đối với người khuyết tật

2.2.2.1. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với người khuyết tật Trên cơ sở Luật NKT và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cụ thể hóa các chính sách nhà nước về trợ giúp các đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh bằng việc ban hành các quyết định nhằm thực hiện tốt chính sách trong đó có NKT và đặc biệt là Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy định chế độ trợ cấp, trợ giúp các đối tượng BTXH.

Cũng trên cơ sở các văn bản có liên quan đến NKT, Sở LĐ-TB&XH tỉnh kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch để thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020. Kế hoạch này đã thể hiện đầy đủ nội dung, tinh thần của các văn bản, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, địa phương và lộ trình thực hiện cho từng năm.

2.2.2.2. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người khuyết tật Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương mà có được hình thức tuyên truyền khác nhau phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương mình. Một số hình thức tuyên truyền đã và đang thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như: tuyên truyền các hoạt động của NKT, các hoạt động trợ giúp NKT trên sóng truyền hình; sản xuất chương trình về gương sáng NKT vượt khó vươn lên trong cuộc sống hòa nhập với cộng đồng, hình ảnh của NKT trong cuộc

sống hôm nay (công việc lao động sản xuất, học tập của NKT); hội thảo, tập huấn chuyên đề về các kỹ năng chăm sóc NKT cho NKT, cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhân viên và công tác viên và gia đình có NKT; các chuyên đề về kỹ năng sống, hòa nhập cộng đồng cho NKT; thực hiện hỏi - đáp qua Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng; xây dựng cẩm nang hỏi-đáp cho NKT; tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với NKT tại các Hội nghị Biểu dương NKT và người bảo trợ tiêu biểu nhằm khuyến khích mọi người cùng chung tay góp sức cho người khuyết tật và vì người khuyết tật.… đã giúp cho đội ngũ làm công tác trợ giúp NKT và chính NKT hiểu biết sâu hơn về chủ trương chính sách của nhà nước, nhận rõ tính ưu việt của chính sách đối với NKT trong pháp luật Việt Nam.

2.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người khuyết tật Dựa vào các kế hoạch UBND tỉnh đã xây dựng cũng như các cơ quan, đơn vị xây dựng nhằm triển khai thực hiện chính sách đối với NKT, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chính sách, cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, ví dụ như:

Sở LĐ-TB&XH là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật NKT và một số chính sách có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình…

Sở Tài chính bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của Đề án, hỗ trợ cho các họat động thực hiện Luật NKT và một số chính sách liên quan đến người khuyết tật theo qui định của pháp luật về ngân sách nhà nước…

Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp và triển khai chương trình phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng….

Các cơ quan đơn vị, địa phương có liên quan…trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Luật NKT và các chính sách liên quan đến NKT theo đúng quy định của pháp luật.

Sự phân công phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách đối với NKT đã xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị khi thực hiện chức năng duy trì chính sách. Trên thực tế đã cho thấy, việc thực thi chính

sách này chính là trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức trong bộ máy công quyền và đồng thời nó cũng là trách nhiệm của mỗi công dân và tổ chức trong xã hội. Đây cũng là cơ sở để xem xét trách nhiệm và đánh giá tình hình hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà các cơ quan đã và đang đảm trách.

2.2.2.4. Duy trì chính sách đối với người khuyết tật

Các địa phương đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện chính sách đối với NKT từ cấp tỉnh đến cấp xã. Việc thực hiện chính sách đối với NKT có được sự phân công, phối hợp rõ ràng nên mọi hoạt động của việc tổ chức thực hiện được diễn ra rất tốt. Ví dụ, hàng năm, theo chức năng nhiệm vụ của mình, Sở Tài chính trình UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách liên quan đến NKT, mua sắm trang bị thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho NKT được tiếp cận các dịch vụ tối thiểu của đời sống hằng ngày. Các cơ quan đảm trách thực thi chính sách đối với NKT, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình đã triển khai các mục tiêu của chính sách đối với NKT vào các chương trình, kế họach hoạt động của ngành, đơn vị như: xây dựng kế hoạch có sự diễn giải trong thực hiện chính sách dành riêng NKT của lĩnh vực mà ngành, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì, thời gian thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn….Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã điều hành các hoạt động theo mục tiêu của chương trình, kế hoạch để từng bước đạt được mục tiêu mà chính sách đối với NKT đề ra.

Luôn đảm bảo các điều kiện về môi trường thực hiện chính sách, từ đó việc duy trì chính sách đối với NKT ở tỉnh được thực hiện tốt.

2.2.2.5. Điều chỉnh chính sách đối với người khuyết tật

Trong quá trình quan sát diễn biến, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với NKT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dựa vào tình hình thực tế của địa phương, một số chỉ tiêu có thể đạt và không đạt được theo ý muốn. Do đó, các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện chính sách đã kịp thời điều chỉnh, thay đổi nội dung phương pháp thực hiện nhằm phù hợp với đơn vị mình và phù hợp với đối tượng trực tiếp và gián tiếp thụ hưởng đối với chính sách chẳng hạn như: thay đổi điều chỉnh các chương trình hoạt động theo kế hoạch hàng năm, theo thực tế thực hiện và công tác quản lý điều hành chính sách thuộc các ngành, các cấp; xem xét những nội dung, nếu không có ảnh

hưởng lớn thì tiếp tục duy trì, nếu có ảnh hưởng thì có văn bản trình UBND tỉnh thay đổi, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, có sự thống nhất giữa các cơ quan thực hiện chính sách. Qua đó, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, đơn vị đạt hiệu quả cao, có sự đúc rút kinh nghiệm khi thực hiện chính sách, nhằm hoàn thiện chính sách cho những giai đoạn tiếp theo.

2.2.2.6. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Trong quá trình thực hiện chính sách đối với NKT, các cấp chính quyền địa phương, cán bộ công chức có thẩm quyền thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách thông qua các công cụ hữu hiệu nhằm làm cho các chủ thể thực hiện, nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Đó là việc ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện chính sách của các địa phương, của cá nhân, đối tượng thụ hưởng chính sách; phối hợp với các đơn vị có liên quan đi kiểm tra thực tế việc thực hiện chính sách tại các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện; kiểm tra trực tiếp đối với NKT, tại hộ gia đình có NKT ở các địa phương trong tỉnh bằng các bảng hỏi, các thông tin có liên quan đến chính sách mà đối tượng đang thụ hưởng hay chưa được thụ hưởng… Từ đó có những thông tin cần thiết, phù hợp với từng nhóm đối tượng để triển khai thực hiện cũng như có những đóng góp sửa đổi một số nội dung cho phù hợp và thiết thực hơn. Hay thông qua các báo cáo tự kiểm tra việc thực hiện chính sách tại các huyện, thành phố đã được ban hành hướng dẫn… Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng đều làm tốt, thực hiện theo đúng tiến độ theo chương trình và kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, việc thực hiện chính sách đối với NKT cơ bản được tiến hành đồng bộ ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, từ đó hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.

2.2.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT được các sở, ngành, địa phương thực hiện hàng năm, 5 năm và 10 năm. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan đơn vị có liên quan đã thực hiện việc tổng kết,

đánh giá việc thực hiện chính sách theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật NKT, các nghị định có liên quan đến chính sách đối với NKT. Việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo việc thực hiện chính sách đối với NKT cũng để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách. Ngoài ra, hàng năm các địa phương, đơn vị cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn xử lý những vấn đề bức xúc hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở và đối với người dân trong việc thực hiện chính sách. Đây là một trong những điều kiện quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của các cơ quan trong việc thực hiện chính sách đối với NKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)