Thực trạng thực hiện trách nhiệm của các chủ thể trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 36 - 38)

thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện chính sách đối với NKT, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể như sau:

Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức thực hiện tốt việc dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật; thực hiên tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trong việc trợ giúp NKT, tập huấn cho gia đình NKT và chính NKT về các kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng, các kỹ năng sống cho NKT; phối hợp trong công tác giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Luật NKT và các chính sách có liên quan đến NKT; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật NKT và các chính sách có liên quan theo từng giai đoạn 3 năm, 5 năm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho người nghèo, NKT, người cao tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ tài trợ về giáo dục chuyên biệt (Hàn Quốc); dạy nghề và tạo việc làm cho NKT (Tây Ban Nha); dạy ngoại ngữ, vi tính cho trẻ em khuyết tật, trẻ em DTTS (Pháp) vv…

Sở Tài chính đã tổng hợp nguồn lực tài chính nhằm phục vụ cho việc thực hiện chính sách đối với NKT cho các ngành, địa phương như kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện chính sách BTXH cho NKT, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ mai táng phí; chính sách dạy nghề; chính sách giáo dục; cấp kinh phí một phần để Hội NKT hoạt động; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao cho NKT …

Thông qua việc thực hiện chương trình phục hồi chức năng, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo mô hình của Bộ Y tế, Sở Y tế đã triển khai tại 12 huyện, thành phố và 100% xã, phường trên địa bàn tỉnh. Việc chăm sóc sức khỏe cho NKT được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe ban đầu và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp…

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện tốt hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận giáo dục. Song song với việc xây dựng cơ sở giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa

nhập, nhiều cán bộ, giáo viên đã được đào tạo về nghiệp vụ. Các cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội trên đây đã đưa 100% trẻ em khuyết tật ở độ tuổi đi học đến trường. ( Phụ lục 2, Bảng 2.2.1.3)

Sở Xây dựng đã có văn bản hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để NKT tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng thuận tiện chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng. Chỉ đạo, điều hành xây dựng thí điểm một số mô hình về tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng để nhân rộng, đặc biệt chú ý các công trình như bệnh viện, trường học, bến xe, sân bay, khu thể thao.

Sở Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận và tham gia giao thông: các nhà chờ xe buýt, bến xe và công trình cảng hàng không Liên Khương đảm bảo điều kiện tiếp cận cho NKT; NKT khi tham gia giao thông như xe buýt đều được miễn phí và được giảm giá vé khi tham gia giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ NKT trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Sở đã tập huấn về việc sáng tác hội họa, âm nhạc cho hội viên là NKT sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ của NKT.; xây dựng kế hoạch phát triển thể thao dành cho NKT tập luyện, thi đấu. Hàng năm, có tổ chức Hội thi thể thao cho người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Sở Tư pháp tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho NKT theo Quyết định số 3888/QĐ-BTP ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý cho NKT.

Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân và NKT về chính sách của Nhà nước đối với vấn đề khuyết tật và NKT. Phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình phát thanh chuyên mục NKT mỗi tháng 1 lần, phát sóng truyền hình chuyên mục NKT mỗi tháng 1 – 2 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)