Xuất xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 56 - 60)

Ngoài những giải pháp đã được đề cập nói trên, việc hoàn thiện chính sách đối với NKT để NKT được hưởng đầy đủ các quyền như những người bình thường khác, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội theo đúng khả năng của mình, cần phải xây dựng một số mô hình cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của NKT, chẳng hạn như:

Mô hình hỗ trợ kết nối chuyển tuyến, cung cấp dịch vụ cho đối tượng là NKT tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các chính sách đối với NKT, đến các bệnh viện hoặc các cơ sở có cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng chuyên sâu cho người khuyết tật khi cần thiết.

Mô hình chăm sóc, giáo dục hướng nghiệp NKT tại cộng đồng khi đã được phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế hoặc đã được đưa ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục chuyên biệt khi có nguyện vọng hoặc tình trạng tật đã được thuyên giảm.

Tiểu kết Chương 3

Là những người mang trong mình những khiếm khuyết về cơ thể, NKT với tư cách là nhóm dễ bị tổn thương đã phải chịu nhiều thiệt thòi do khuyết tật mang lại. Những thiệt thòi đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông của bản thân NKT và gia đình của họ. Do vậy, để hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với NKT, chương 3 đã đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với NKT. Đó

là đổi mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách; về tăng cường các giải pháp thực hiện có hiệu quả nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách; về tăng cường trách nhiệm và nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đối với NKT; về sự đầu tư của nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện chính sách. Tất cả các giải pháp nêu trên đều dựa trên tinh thần, nền tảng và bám sát vào các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về NKT đã được xác định trong các văn bản, các văn kiện đại hội đảng. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ cho NKT nhằm bảo đảm cho NKT được hưởng đầy đủ các chính sách như những người bình thường khác. Để NKT đựợc tiếp cận đầy đủ các quyền thì chính sách đối với NKT phải được xây dựng và hoàn thiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với điều kiện phát tiển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống pháp luật này phải nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để chính sách được đi vào cuộc sống hàng ngày, giúp NKT khắc phục những khó khăn, tạo môi trường cho NKT được phát triển một cách tốt nhất và toàn diện nhất. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa giáo dục cộng đồng, ý thức tôn trọng NKT, nhìn nhận họ với tư cách là một công dân bình đẳng trước xã hội. Đó là cơ sở để NKT vượt qua mặc cảm, nổ lực vươn lên khẳng định mình, trở thành công dân có ích cho xã hội.

KẾT LUẬN

Trong mỗi thời kỳ phát triển, cùng với việc hoạch định các chính sách kinh tế, việc hoạch định, xây dựng hệ thống các CSXH cũng luôn được Nhà nước coi trọng, bởi vì CSXH được xem như một yếu tố định hướng và điều tiết đối với sự phát triển xã hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội và chính sách đối với NKT không năm ngoài quy luật này.

Từ khi tham gia ký Công ước Quốc tế về quyền của NKT năm 2007, nhằm đưa pháp luật Việt Nam lại gần hơn với chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về quyền của người khuyết tật, từ đó vị trí vai trò của NKT ở nước ta đã có nhiều thay đổi. Với hàng loạt chính sách, đề án, chương trình đã được ban hành với mục đích tạo hành lang pháp lý, là cơ sở cho việc bảo đảm và thúc đẩy thực thi có hiệu quả các quyền của con người nói chung. Đặc biệt là sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010 đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng về địa vị của người khuyết tật trong xã hội, thể hiện sự nổ lực và quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là văn bản luật đầu tiên quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật; đồng thời ghi nhận những quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật một cách hoàn chỉnh, thống nhất và hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới NKT, xây dựng nhiều chủ trương, chính sách đối với NKT. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách nhằm tạo ra sự hiểu biết đầy đủ trong hệ thống quản lý bảo đảm triển khai thực hiện chính sách đối với NKT đi vào cuộc sống của người dân.

Nhìn tổng quan, có thể thấy rằng chính sách đối với NKT là một mắc xích quan trọng trong chính sách xã hội của nước ta. Việc thể chế hóa các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật được ban hành tạo hành lang và cơ sở pháp lý để NKT thực hiện quyền cơ bản của mình, tham gia vào đời sống phát triển xã hội. Chính sách đối với NKT là sự cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc thực hiện việc hỗ trợ NKT, gia đình NKT nhằm góp phần hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển con người toàn diện. Nó cũng là cơ sở pháp

lý, thực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh các hoạt động và khắc phục các hạn chế trong tổ chức thực hiện, có vai trò quan trọng trong trợ giúp đối tượng NKT, thúc đẩy thực hiện tốt quyền con người, góp phần công bằng xã hội và phát triển bền vững.

Tỉnh Lâm Đồng, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội cũng đã đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các CSXH, chăm lo đời sống cho nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có NKT. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối với NKT trong sự phát triển của xã hội hiện đại, trong thời gian qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước có những đóng góp nhất định vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đề án trợ giúp NKT ở địa phương nói riêng.

Để phát huy vai trò của chính sách đối với NKT, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt quyền con người, góp phần công bằng xã hội và phát triển bền vững, việc định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách đối với NKT phải đặt trên cơ sở của quá trình và kết quả thực hiện chính sách tại địa phương. Trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT phải đặt trong mối quan hệ nền tảng với chính sách xã hội nói chung đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng thực hiện chính sách ở địa phương nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu trợ giúp NKT. Để trên cơ sở đó có đủ điều kiện về nhận thức của xã hội, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ, môi trường hành chính, hành lang pháp lý đảm bảo cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được triển khai các cách tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, giúp cho cuộc sống của NKT, gia đình NKT và cộng đồng NKT được nâng cao và phát triển nhằm góp phần thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội và phát triển xã hội bền vững./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sác đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)