thực hiện chính sách đối với người khuyết tật
Với số lượng NKT như hiện nay và xu hướng gia tăng NKT do tác động của môi trường sống, tình hình giao thông, hơn nữa nguồn kinh phí của nhà nước cho lĩnh
vực này còn hạn hẹp, việc huy động nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước là thật sự cần thiết. Thực hiện chủ trương này, nhà nước cần phải có chiến lược cụ thể và khả thi, với mục tiêu là khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật tham gia hoạt động trợ giúp NKT với các hình thức phù hợp.
Trước tiên là hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở TGXH, cơ sở giáo dục chuyên biệt, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng cho NKT. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có 01 Trung tâm BTXH tỉnh, mặc dù đã được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng cần phải đảm bảo không gian phòng ở cho đối tượng người khuyết tật, nhà làm việc cho cán bộ viên chức, nhân viên theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH đó là về định mức nhân viên tại cơ sở; tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở; tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng; tiêu chuẩn về giáo dục và học nghề; tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí cho đối tượng sóng trong cơ sở. Ngoài ra, còn có một số cơ sở TGXH ngoài công lập cũng cần được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng theo yêu cầu tại Thông tư 33/2017, nhằm tránh sự phân biệt giữa các cơ sở TGXH với nhau.
Bên cạnh đó cần phải hỗ trợ thêm cho cơsở giáo dục chuyên biệt, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng cho NKT để NKT có được không gian để vui chơi giải trí, luyện tập thể dục thể thao và tiêu chuẩn về y tế, giáo dục giúp NKT vươn lên, vượt qua khó khăn của hoàn cảnh hòa nhập với cộng đồng.
Đối với Trung tâm BTXH tỉnh, các cơ sở TGXH ngoài công lập có chăm sóc và nuôi dưỡng NKT, cơ sở y tế về phục hồi chức năng, cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho NKT ngoài việc được hỗ trợ đầu tư nâng cấp hay sửa chửa, mở rộng cơ sở vật chất, cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm và được hỗ trợ trang thiết bị thiết yếu để thực hiện chăm sóc chỉnh hình và phục hồi chức năng cho NKT, đuợc cung cấp đủ cơ chế thuốc phục vụ cho NKT thần kinh tâm thần, được tiếp cận và cập nhật, sử dụng kỹ thuật mới trong điều trị, giáo dục hòa nhập phù hợp với NKT.
Cuối cùng là củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ đã và đang thực hiện, đảm bảo cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của đối tượng NKT. Đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa thực hiện chính sách đối với NKT, xác định các nội dung nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT mà các cơ quan nhà nước không nhất thiết phải thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả cho các tổ chức ngoài nhà nước, các hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, các định mức tiêu chuẩn, giá thành dịch vụ, các chính sách của Nhà nước đối với NKT. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước và của người dân đối với việc thực hiện xã hội hóa việc thực hiện chính sách đối với NKT. Cụ thể là đẩy mạnh thực hiện tốt các nội dung quy định tại Điều 6 của Luật Người khuyết tật về xã hội hóa các hoạt động trợ giúp NKT. Động viên khuyến khích kịp thời các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công đối với NKT.