Biện pháp 6: Giúp học sinh phát hiện sai lầm, sửa chữa sai lầm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải bài tập chủ đề tứ giác hình học 8 theo hướng phát triển năng lực nhận thức toán học cho học sinh (Trang 92 - 94)

trong dạy học chủ đề

2.2.6.1 Mục đích của biện pháp

Việc tìm ra những nguyên nhân của sai lầm đĩ là để cĩ những biện pháp hạn chế, sửa chữa chúng, giúp HS nhận thức được những sai lầm và khắc phục những sai lầm này, nhằm rèn luyện năng lực giải tốn cho HS đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học Tốn các trường THCS.

2.2.6.2 Cách thức thực hiện của biện pháp

HS vướng các sai lầm về chiến lược, về chiến thuật, về logic, về vận dụng khái niệm, định lí, cơng thức, kỹ năng tính tốn,... Ở mỗi dạng sai lầm đều cĩ hướng khắc phục chẳng hạn: cho HS nắm vững kiến thức về logic, cho HS nắm vững một số phương pháp giải tốn cơ bản... Các bài tập cũng rất đa dạng, số lượng nhiều và muốn nắm vững kiến thức giải tốn thì HS cần phải biết nhận dạng các loại tứ giác, biết tìm sự liên hệ giữa chúng. Nên HS thường dễ nhầm lẫn, khơng biết nhận ra sự giống và khác nhau giữa các loại tứ giác. Vì vậy, chúng tơi đưa ra các sai lầm thường gặp mà HS dễ mắc phải và kết hợp khắc phục để phát triển năng lực nhận thức cho HS.

2.2.6.3 Ví dụ minh họa

* Giúp học sinh nhận dạng các loại tứ giác thơng qua hệ thống sơ đồ nhận biết

Ví dụ 2.26: (BT 83 trang 109 – sách giáo khoa Tốn 8 tập 1) Các câu sau đúng hay sai?

82

a) Tứ giác cĩ hai đường chéo vuơng gĩc là hình thoi.

b) Tứ giác cĩ hai đường chéo vuơng gĩc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.

c) Hình thoi là tứ giác cĩ tất cả các cạnh bằng nhau.

d) Hình chữ nhật cĩ hai đường chéo bằng nhau là hình vuơng.

e) Hình chữ nhật cĩ hai đường chéo vuơng gĩc với nhau là hình vuơng. HS dễ mắc lỗi sai trong quá trình nhận dạng các loại tứ giác, chưa tìm được mối liên hệ giữa các loại tứ giác. Để giúp HS khắc phục sai lầm, GV giúp HS phân tích các mối liên hệ giữa các loại tứ giác thơng qua sơ đồ nhận biết tứ giác.

GV định hướng gợi ý HS xây dựng sơ đồ nhận biết tứ giác qua hệ thống các câu hỏi.

HS hình thành sơ đồ nhận biết các loại tứ giác qua các gợi ý.

Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác giúp HS hiểu chắc hệ thống kiến thức của chương tứ giác cũng như nắm vững định nghĩa, tính chất,... của từng loại tứ giác. Từ đĩ, khi thêm hoặc bớt một điều kiện, HS cĩ thể dự đốn ngay các loại hình mới và tìm cách chứng minh.

83

* Khắc phục sai lầm trong thực hành giải bài tập

Ví dụ 2.27: Cho tam giác ABCnhọn, cĩ O là trung điểm của cạnh AC. Từ

A kẻ đường thẳng song song với BC sao cho AD BC . Chứng minh O là trung điểm của BD.

Hình 2.37

Sai lầm của HS:

Xét AOD vàCOB có:OA OC DAO , ACB AD, BC.

(c.g.c)

AOD BOC OD OB

      O là trung điểm của BD

HS thiếu điều kiện O, B, D thẳng hàng để chứng minh Olà trung điểm của

BD. Để giải bài tốn này GV giúp HS phát hiện AC BD, là hai đường chéo của tứ giác ABCD. Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì O là trung điểm của AC

đồng thời là trung điểm của BD.

Từ sai lầm trên, GV xây dựng bài tốn mới để HS hiểu rõ và khắc sâu kiến thức tính chất của hai đường chéo hình bình hành. “Cho tam giác ABCnhọn, cĩ O là trung điểm của cạnh AC, điểm B đối xứng D qua O. Chứng minh tứ giácABCD là hình bình hành”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải bài tập chủ đề tứ giác hình học 8 theo hướng phát triển năng lực nhận thức toán học cho học sinh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)