1.5.1. Phân tích nội dung dạy học chủ đề “Số học” ở Toán 3
Có thể nói chủ đề “Số học” là một chủ đề trọng tâm trong chương trình Toán 3 góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kỹ năng tính toán, một trong số các kỹ năng cơ bản của người lao động ở thế kỉ XXI. Chủ đề “Số học” ở Toán 3 kế thừa và phát triển nội dung ở Toán 1, Toán 2 được thể hiện qua các nội dung sau:
1) Đọc, viết, so sánh các số và phép tính
* Nội dung dạy học đọc, viết, so sánh các số ở lớp 3 gồm - Ôn tập về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Các số đến 10 000 và 100 000, so sánh các số trong phạm vi 10 000 và 100 000.
- Giới thiệu các hàng (đơn vị, chục, trăm, nghìn) viết rồi đọc số có bốn chữ số trong trường hợp: các chữ số ở từng hàng đều khác 0, chữ số ở một, hai hoặc cả ba hàng đơn vị, chục, trăm là chữ số 0.
- Viết số có bốn chữ số thành tổng các đơn vị ở từng hàng và ngược lại - Làm quen với chữ số La Mã.
* Nội dung dạy học các phép tính ở lớp 3 gồm:
- Phép cộng và phép trừ các số có ba, bốn, năm chữ số (nhớ không quá một lần với số có ba chữ số và có nhớ đến hai lần, không liên tiếp với số có bốn, năm chữ số)
26
- Phép nhân và phép chia các số có hai, ba, bốn hoặc năm chữ số với số có một chữ số (chủ yếu là có nhớ đến hai lần).
- Tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, cộng, trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn với số có một chữ số; chia nhẩm số tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn cho số có một chữ số.
2) Nội dung dạy học một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê đơn giản. * Yếu tố đại số:
- Tìm số chia chưa biết dạng: a : x = b; chủ yếu với a là số có hai hoặc ba chữ số, b là số có một chữ số.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
* Yếu tố thống kê:
- Làm quen với dãy số liệu, biết lập bảng thống kê số liệu.
1.5.2. Phân tích mục tiêu dạy học chủ đề “Số học” ở Toán 3
1) Về kiến thức: HS đạt được các yêu cầu sau
- Có khái niệm về số, biết đọc đúng, viết đúng các số. - Biết đọc, viết các số trong phạm vi 10 000, 100 000.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10 000, 100 000.
- Biết sắp xếp và so sánh các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại trong phạm vi 10 000, 100 000.
- Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia.
- Biết thực hiện tính cộng trừ với các số có đến năm chữ số.
- Biết thực hiện phép nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số.
27
- Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính. - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. 2) Về kỹ năng: HS có được các kỹ năng
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi đã học.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
3) Về thái độ: HS có hứng thú, có ý thức tích cực trong học tập và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
1.5.3. Những nội dung chủ đề “Số học” có thể dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chủ đề “Số học” ở toán 2 các em đã được trang bị các kiến thức cơ bản về các số trong phạm vi 1000 vì vậy các em có thể lập được các số 10 000, 100 000, sau khi học xong HS có thể giải quyết các các phép tính liên quan
- Từ các số có hai chữ số đã học ở lớp 2 đến lớp 3 phát triển lên phép cộng và phép trừ các số có ba, bốn, năm chữ số (nhớ không quá một lần với số có ba chữ số và có nhớ đến hai lần, không liên tiếp với số có bốn, năm chữ số)
- Các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. HS đã biết được các bảng nhân 2, 3, 4, 5 tương tự HS sẽ lập được các bảng nhân và GQVĐ thành lập bảng chia.
- Phép nhân và phép chia các số có hai, ba, bốn, năm chữ số với số có một chữ số (chủ yếu là có nhớ đến hai lần)
1.5.4. Quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực
Theo [5] thì quy trình DH theo hướng phát triển năng lực gồm: - Bước 1: Xác định mục tiêu
- Bước 2: Chuẩn bị
28
Quy trình tổ chức các hoạt động DH trên lớp 1. Hoạt động tạo hứng thú
2. Hoạt động khám phá 3. Hoạt động thực hành 4. Hoạt động vận dụng
Theo Phan Anh Tài trong thực hiện hoạt động chúng ta cần phải lồng ghép các hoạt động GQVĐ, trong hoạt động này HS phải tiến hành một loạt các hoạt động trí tuệ như tổ chức, huy động, liên tưởng, dự đoán, ...; bằng những hành động cụ thể là tách biệt, kết hợp, bổ sung, phân nhóm,... và một loạt các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đặc biệt hóa, ...chúng tôi xác định cấu trúc quá trình GQVĐ&ST có hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định giải pháp GQVĐ (đây là giai đoạn chủ yếu đối với mọi HS);
Giai đoạn 2: Tìm giải pháp khác để GQVĐ và mở rộng vấn đề.
Trong mỗi giai đoạn, mỗi bước của quá trình GQVĐ HS thực hiện các nội dung và thường tự trả lời một số câu hỏi (do HS đặt ra hoặc do GV hỏi).
a)Giai đoạn 1 gồm các bước sau:
- Bước thứ nhất: Tìm hiểu vấn đề là xác định được trạng thái khởi đầu để đạt được mục tiêu của vấn đề và phát hiện các khó khăn trong hoạt động này. Tìm hiểu vấn đề bao gồm: nhận biết vấn đề, dạng vấn đề, tìm dữ kiện của vấn đề tức là hiểu những thông tin được cung cấp (hay còn gọi là giả thuyết) và yêu cầu cần giải quyết của vấn đề (còn gọi là kết luận). Hiểu vấn đề có vai trò rất quan trọng trong quá trình GQVĐ. Nhiều HS không giải quyết được vấn đề vì không hiểu hoặc hiểu không chính xác vấn đề.
29
tưởng; dự đoán và suy diễn; tái hiện và huy động các kiến thức, kỹ năng có liên quan; thực hiện các thao tác tư duy, tách ra được các bộ phận, nhận biết các đặc điểm, nhìn khái quát vấn đề,...
- Bước thứ ba: Trình bày giải pháp GQVĐ là sắp xếp trình tự thực hiện, diễn đạt lại sao khi đã tìm được giải pháp.
b) Giai đoạn 2: Tìm giải pháp khác để GQVĐ và mở rộng vấn đề.
Phát hiện giải pháp khác, HS tự vấn và trả lời các câu hỏi” Giải pháp, công cụ phù hợp hay chưa? Có phải là giải pháp tối ưu hay không, còn hạn chế gì? Còn giải pháp này hay hơn không? Vấn đề này có liên quan đến một vấn đề nào khác hay không?
Mở rộng vấn đề là xuất phát từ một bài toán đã giải, HS “thử” thay đổi, thêm, bớt một số yếu tố nào đó thay đổi một phần cấu trúc của bài toán để có thể tìm được bài toán tương tự [22]
Theo chúng tôi, quy trình tổ chức các hoạt động DH trên lớp theo hướng phát triển năng lực gồm 4 hoạt động.
1.Hoạt động tạo hứng thú 2.Hoạt động khám phá 3.Hoạt động thực hành 4.Hoạt động vận dụng