Định hướng đề xuất các kế hoạch dạy học chủ đề “Số học” theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề “số học” cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Trang 52)

hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

1. Định hướng phù hợp với kế hoạch dạy học

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Các kĩ thuật DH , PPDH cần phù hợp với nội dung DH.

2. Kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ của giáo viên và học sinh

Các kế hoạch DH được dự kiến trước giờ DH, vì vậy GV cần chủ động sử dụng các PPDH phù hợp với trình độ học tập của các đối tượng HS trong lớp và các tình huống. Bên cạnh đó cần ưu tiên lựa các PPDH mà HS, GV đã thành thạo sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

3. Kế hoạch dạy học đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Các kế hoạch DH muốn đảm bảo tính hiệu quả đòi hỏi khi vận dụng các PPDH phải nâng cao năng lực GQVĐ&ST của HS khi học tập chủ đề “Số học” ở Toán 3. Tính hiệu quả được xác định dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động DH của GV phải phù hợp với trình độ của HS. Đảm bảo tính khả thi đòi hỏi các kế hoạch phải góp phần nâng cao chất lượng DH và phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS, các kế hoạch đề xuất phải phù hợp với trình độ của HS có như vậy mới có thể giúp các em học tốt chủ đề “Số học”.

Chúng tôi đề xuất các kế hoạch DH dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện trường tiểu học Chí Linh, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

44

3.2. Một số kế hoạch DH chủ đề “Số học” theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3.2.1. Kế hoạch DH trong hình thành khái niệm số

1. Mục tiêu dạy học hình thành khái niệm số

Trong chương trình DH hình thành khái niệm số ở toán 3 mục tiêu đối với HS là: Biết đếm, đọc, viết các số đến 10 000, 100 000, biết đếm thêm một số đơn vị trong các trường hợp đơn giản (một chục, một trăm, một nghìn), biết tên gọi các hàng và nêu được giá trị theo vị trí của mỗi chữ số, biết viết một số (đến bốn- năm chữ số) thành tổng theo các hàng và ngược lại, biết xác định số bé nhất, lớn nhất trong một nhóm không quá bốn số cho trước, biết sắp xếp các số có đến năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2. Nội dung dạy học trong hình thành khái niệm số

Nội dung DH hình thành khái niệm số ở chủ đề “Số học” lớp 3 chủ yếu là: đọc, viết, so sánh các số đến 10 000, 100 000, giới thiệu các hàng (đơn vị, chục, trăm, nghìn) viết rồi đọc số có bốn chữ số trong trường hợp: các chữ số ở từng hàng đều khác 0, chữ số ở một, hai hoặc cả ba hàng đơn vị, chục, trăm là chữ số 0.

3. Lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Khi hình thành các khái niệm số, GV không nên sa vào trình bày khái niệm quá tỉ mỉ, quá chặt chẽ làm cho các em khó hiểu mà phải cho các em làm. Để các HS cùng hoạt động và nắm được nội dung hình thành số, chúng tôi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.

GV là người tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm và đưa ra kết luận đúng, sai và khuyến khích học sinh. Việc DH theo nhóm có nhiều thế mạnh nhưng cũng tồn những hạn chế nếu áp dụng đại trà không có sự chọn

45

lọc đúng sẽ dẫn đến hiệu quả thấp. Bên cạnh đó cũng có thể áp dụng thêm PPDH có sử dụng PHT.

Sau đây chúng tôi đưa ra ví dụ

Ví dụ 3.1: Kế hoạch DH hình thành khái niệm số khi dạy bài “Các số có bốn chữ số ” SGK Tr91.

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể đạt được các yêu cầu sau: - Có được biểu tượng về số lượng.

- Đọc đúng, viết đúng các số đến bốn chữ số.

- Nói được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số gồm các hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Viết được các số có đến bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Lấy được ví dụ các số có bốn chữ số.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Các thẻ ghi số 100, 10, 1, các PHT, bảng phụ có nội dung. Hàng

Nghìn Trăm Chục Đơn vị

- Học sinh: Các thẻ ghi số 100, 10, 1.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tạo hứng thú (khoảng 7 phút)

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 HS phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có nội dung: Các em hãy đọc các số sau:

46

Viết số Đọc số

255

897

1235

- Các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm các bạn trong lớp.

- GV phân tích, nhận xét, đánh giá và xếp loại. - GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động khám phá (khoảng 12 phút)

* Thao tác 1: GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, yêu cầu HS lấy các thẻ đã

chuẩn bị

- GV đưa ra số 1423 và lần lượt cho HS đính các thẻ vào bảng phụ hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị . - HS lấy các thẻ đã chuẩn bị

- HS đính các thẻ 1000, 100, 10, 1 - GV phân tích, nhận xét và kết luận - GV hướng dẫn cách đọc: 1000 đọc là Một nghìn

- GV gọi HS đọc các số còn lại: bốn trăm, hai mươi và ba. - GV gọi một vài HS đọc số Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 1000 1000 1000 100 100 10 10 10 1

47

- HS đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.

* Thao tác 2: GV chia lớp thành các nhóm, phát PHT và yêu cầu các

nhóm thảo luận hoàn thành phiếu.

+ Phiếu 1: Viết số và đọc số (theo mẫu) Viết số: Đọc số: + Phiếu 2: Viết số và đọc số Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 1000 1000 100 100 100 100 10 10 10 1 1 1 1 Viết số: Đọc số: - Các nhóm HS thảo luận

- Các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận - GV phân tích, nhận xét.

3. Hoạt động thực hành (khoảng 13 phút)

* Thao tác 1: GV tổ chức trò chơi “Đọc và nêu cấu tạo thập phân của

các số có bốn chữ số” - Tiêu chí:

+ HS đọc đúng các số có bốn chữ số

+ HS phân tích đúng cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số. - Cách thực hiện

48

+ GV yêu cầu HS quan sát, phân tích cấu tạo thập phân và đọc số. - HS quan sát, phân tích cấu tạo thập phân và đọc số.

+ Ví dụ: 6723, 6534, 2985, 4234,...

* Thao tác 2: Viết số và đọc số (theo mẫu)

- GV phát cho mỗi HS một PHT - GV yêu cầu HS hoàn thành PHT 1. Viết số và đọc số Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 1000 1000 100 100 100 100 10 10 10 10 1 1 + Viết số: + Đọc số:

2. Viết (theo mẫu) Hàng

Nghìn Trăm Chục Đơn vị

Viết

số Đọc số

8 5 6 3 8563 tám nghìn năm trăm sáu mươi ba

5 9 4 7

9 1 7 4

49

3. Số?

a) 1984 1985 1988 b) 2681 2684

- HS hoàn thành PHT và trao đổi với các HS bên cạnh.

- GV chọn một số bài làm (có tình huống) để phân tích, nhận xét và kết luận.

4. Hoạt động vận dụng (khoảng 8 phút)

- GV đưa ra bài toán: Yêu cầu HS viết năm số có bốn chữ số: a) Đều có 4 chữ số 1; 2; 3; 4 là:...

b) Đều có 4 chữ số 0; 1; 2; 3 là:... - HS viết các số vừa tìm được

a) 1234; 1324; 1423; 4123,... b) 1230; 1203; 1302; 3012,....

- GV yêu cầu các HS đọc và phân tích cấu tạo thập phân của các số mà mình viết được.

- GV nhận xét và kết luận.

3.2.2. Kế hoạch dạy học trong hình thành phép tính cộng, trừ

1. Mục tiêu dạy học trong hình thành các phép tính cộng, trừ

Biết đặt tính và thực hiện phép cộng và phép trừ các số có đến bốn, năm chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp), biết cộng, trừ nhẩm số các số (có đến bốn chữ số) tròn chục hoặc số tròn trăm, tròn nghìn.

2. Nội dung dạy học trong hình thành các phép tính cộng, trừ

- Phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số nhớ không quá một lần. - Phép cộng hoặc phép trừ các số có bốn và năm chữ số (không nhớ và có nhớ, chủ yếu là có nhớ đến hai lần và không liên tiếp).

- Tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, cộng, trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn với số có một chữ số.

50

3. Lựa chọn phương pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Ở đầu lớp 3 các em đã học cộng, trừ các số có ba chữ số có nhớ, vì vậy khi học các phép tính cộng, trừ các số có bốn, năm chữ số GV có thể cho các em thực hiện thông qua phiếu học tập, hoạt động theo nhóm, nêu và GQVĐ khi hình thành kiến thức mới giúp các em biết cách thực hiện, nhớ lâu và kĩ hơn.

Sau đây chúng tôi đưa ra một vài ví dụ

Ví dụ 3.2. Kế hoạch DH khi dạy bài “Phép cộng các số trong phạm vi 10 000” SGK Tr102.

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể đạt được các yêu cầu sau: - Lấy được ví dụ về phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

- Viết được phép cộng các số trong phạm vi 10 000 theo hàng ngang và theo cột dọc (đặt tính).

- Thực hiện đúng phép cộng các số trong phạm vi 10 000.

- Liên hệ được phép cộng các số trong phạm vi 10 000 với các tình huống thực tiễn.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: PHT, bảng phụ.

- Học sinh: giấy nháp, thước, bút chì.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tạo hứng thú (khoảng 5 phút)

- GV chuẩn bị bảng phụ ghi bài toán: Phân xưởng Một làm được 4737 sản phẩm, phân xưởng Hai làm được 2648 sản phẩm. Hỏi cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?

51

- HS giải bài toán vào giấy nháp

- HS trao đổi, nhận xét bài làm bạn bên cạnh

- GV lựa chọn một số bài làm (có tình huống) phân tích, nhận xét, kết luận.

2. Hoạt động khám phá (khoảng 8 phút) - GV cho HS thảo luận nhóm đôi

- GV phát cho mỗi nhóm một PHT.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện phép tính

+ Phiếu 1: 2759 3526  + Phiếu 2: 2658 3427  + Phiếu 3: 4238 3239  + Phiếu 4: 4238 2541  + Phiếu 5: 2634 4827  + Phiếu 6: 1936 2348 

- Các nhóm HS phân tích và thảo luận để viết kết quả phép tính

- Các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm các bạn trong lớp.

- GV phân tích, nhận xét, kết luận và ghi lên bảng lớp các phép tính trong các PHT.

52

- GV tổ chức trò chơi: “Tìm kết quả của phép cộng” - Tiêu chí:

+ Học sinh tìm được kết quả của phép cộng. + Học sinh tìm nhanh.

- Cách thực hiện:

+ GV chiếu lên bảng phép cộng các số trong phạm vi 10 000 có đầy đủ các số và kết quả. Sau đó dùng hiệu ứng để xóa đi một vài số trong kết quả hoặc số trong phép cộng đó.

+ GV yêu cầu HS quan sát và tính nhẩm, nói được các kết quả hoặc số đã xóa để được các phép cộng đúng.

+ GV nhận xét, phân tích.

* Thao tác 2: Thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 10 000

Giáo viên phát phiếu và yêu cầu cá nhân HS hoàn thành PHT 1. Tính : 1488 5341  1346 7915  1346 7915  618 8425  2. Đặt tính rồi tính: a) 2634 + 4848 b) 5716 + 1749 182555 707 + 5857

3. a) Dựa vào các ngữ liệu đã cho em hãy tạo ra một bài toán mới có nội dung tương tự

b) Hãy giải bài toán bằng các cách khác nhau

Khối 3 trồng được 3680 cây, khối 4 trồng được số cây nhiều hơn khối 3 12 cây. Hỏi cả hai khối trồng được bao nhiêu cây?

Bài giải

53

... ... 4. a) Dựa vào các ngữ liệu đã cho em hãy tạo ra một bài toán mới có nội dung tương tự

b) Hãy giải bài toán bằng các cách khác nhau

Một cửa hàng xăng dầu ngày thứ nhất bán được 805 lít xăng, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 25 lít xăng. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?

Bài giải

... ... ... ...

- GV chọn bài làm của một số đối tượng HS trong lớp, nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của HS.

Học sinh hoạt động nhóm ở hoạt động tìm hiểu bài mới sẽ giúp các em nhớ kĩ cách tính, cách đặt tính. Lưu ý các HS đây là phép cộng có nhớ 2 lần, nên khi làm phải cẩn thận. Ở dạng toán này HS thường sai do chỉ nhớ 1 lần.

Ví dụ 3.3: Kế hoạch DH bài “Phép trừ các số trong phạm vi 100 000” SGK Tr157.

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS có thể đạt được các yêu cầu sau:

4. Hoạt động vận dụng (khoảng 5 phút)

- GV yêu cầu mỗi HS lấy một vài ví dụ từ các hoạt động trong lớp, ở trường hoặc sinh hoạt ở gia đình của mình dẫn tới phép cộng các số trong phạm vi 10 000. HS tự giải các bài toán do mình đề xuất.

54

- Lấy được ví dụ về phép trừ các số trong phạm vi 100 000. - Nói đúng cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000. - Tính đúng phép trừ các số trong phạm vi 100 000.

- Liên hệ được phép trừ các số trong phạm vi 100 000 với các tình huống thực tiễn.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: các phiếu học tập. - Học sinh: giấy nháp.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tạo hứng thú (khoảng 7 phút)

- GV tổ chức trò chơi “Tìm nhanh”: Yêu cầu HS đưa ra các ví dụ nhằm xuất hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.

- Tiêu chí:

+ Lựa chọn các ví dụ phù hợp. + Đề xuất được nhiều và nhanh. - Cách tiến hành

+ GV chia nhóm từ 4 đến 6 HS.

+ GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ để ghi các ví dụ. + Các nhóm HS phân tích và thảo luận để tìm các ra các ví dụ. - HS tìm các ví dụ theo nhóm đã chia + N1: 23329 56848  + N2: 62314 75643  + N3: 32627 45875 

55

- GV giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá (khoảng 13 phút)

* Thao tác 1: Viết kết quả phép tính

- GV chia nhóm từ 4 đến 6 HS

- GV phát cho mỗi nhóm một PHT có ghi phép trừ:

58329 85674

- Yêu cầu các nhóm đặt tính và nêu các bước tính. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận các bước tính.

* Thao tác 2: Thực hiện phép tính

- GV yêu cầu HS lấy giấy nháp và thực hiện các phép tính :

a) 35676 54790  b) 43405 81462  c) 4765 59284  d) 46337 75685  - HS thực hiện phép tính vào giấy nháp.

- HS trình bày kết quả của các phép tính - GV phân tích và nhận xét

3. Hoạt động thực hành (khoảng 12 phút)

* Thao tác 1: Nêu các bước thực hiện phép tính

- GV yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.

- GV gọi nhiều HS khác nhắc lại các bước thực hiện phép trừ. - GV nhận xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề “số học” cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)