2.2.1. Mục đích khảo sát
37
Trên cơ sở đó đề xuất các kế hoạch DH chủ đề “Số học” cho HS lớp 3 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là 135 học sinh của 2 trường tiểu học trên địa bàn phường 14 - quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
STT Tên trường Số lượng học sinh
1 Tiểu học Chí Linh 65
2 Tiểu học Phạm Ngọc Thạch 70
Tổng cộng 135 học sinh
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu mức độ hiểu biết của học sinh về vấn đề năng lực GQVĐ&ST. Để có được thông tin khách quan, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu hỏi (xem mẫu phiếu khảo sát trong phụ lục 2) với các đối tượng là học sinh lớp 3.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Phiếu điều tra: Chúng tôi đưa ra phiếu điều tra gồm các câu hỏi có nội dung rõ ràng, bổ sung tương trợ lẫn nhau hướng đến mục đích điều tra và nhận lại được những thông tin cho nghiên cứu với độ chính xác cao.
- Quan sát: Chúng tôi dự giờ các tiết DH Toán cho HS lớp 3, thông qua các tiết dạy của GV. Chúng tôi ghi chép cẩn thận để làm cơ sở phân tích rút ra những thuận lợi và khó khăn liên quan đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.2.4. Kết quả khảo sát
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát học sinh
Kết quả STT Nội dung khảo sát
38
1 Khi học các bài cộng, trừ các số có ba, bốn, năm chữ số thầy (cô) có cho các em thảo luận nhóm không?
Thường xuyên 112 82,96
Thỉnh thoảng 23 17,04
Chưa bao giờ 0 0
2 Khi học các bài phép nhân, phép chia thầy (cô) có cho các em sử dụng phiếu học tập không?
Thường xuyên 31 22,96
Thỉnh thoảng 45 33,34
Chưa bao giờ 59 43,70
3 Khi học các bài tính nhẩm, cộng trừ nhẩm thầy (cô) có tổ chức cho các em tham gia chủ động khám phá tìm hiểu kiến thức mới không?
Thường xuyên 28 20,74
Thỉnh thoảng 32 23,70
Chưa bao giờ 75 55,56
4 Khi thực hành tính các số tự nhiên (cộng, trừ, nhân, chia) các em thường gặp khó khăn gì?
Đặt phép tính 33 24,44
Thực hiện phép tính 45 33,34
Chưa nắm được quy tắc 32 23,70
Tất cả khó khăn trên 25 18,52
5 Khi thực hành tính toán trên lớp, em có thường suy nghĩ thêm cách làm khác không?
39
Thường xuyên 30 22,22
Thỉnh thoảng 40 29,62
Chưa bao giờ 65 48,16
6 Khi học các bài bảng nhân, bảng chia thầy (cô) có đặt vấn đề cho các em giải quyết không?
Thường xuyên 24 17,77
Thỉnh thoảng 51 37,77
Chưa bao giờ 60 44,46
7 Trong quá trình làm toán, khi gặp các vấn đề khó cần phải giải quyết các em thường làm gì?
Hỏi thầy hoặc cô 48 35,55
Hỏi bạn trong lớp 27 20,00
Tự tìm cách giải quyết 35 25,93
Không làm gì cả 25 18,52
8 Trong quá trình học các bài phép cộng, phép trừ các số có ba, bốn, năm chữ số thầy (cô) có yêu cầu các em tìm cách giải khác không?
Thường xuyên 32 23,70
Thỉnh thoảng 34 25,18
Chưa bao giờ 69 51,12
9 Khi tiến hành giải toán các em có mạnh dạn trình bày ý kiến của mình khi đã suy nghĩ ra cách làm khác không?
Thường xuyên 35 25,93
40
Chưa bao giờ 68 50,37
10 Khi làm bài tập thầy (cô) có gợi ý, hướng dẫn các em làm bài không?
Thường xuyên 135 100
Thỉnh thoảng 0 0
Chưa bao giờ 0 0
Theo bảng 2.2, kết quả khảo sát HS chúng tôi có nhận xét sau:
- Có 112 HS (chiếm 82,96%) cho biết được GV thường xuyên cho thảo luận nhóm khi học toán, chỉ có 23 HS (chiếm 17,04) là cho biết thỉnh thoảng được GV cho thảo luận nhóm. Việc sử dụng PHT thì có 59 HS (chiếm 43,70%) cho biết chưa bao giờ được GV có sử dụng PHT, chỉ có 45 HS cho biết thỉnh thoảng được GV cho sử dụng PHT và có tới 31 HS (chiếm 22,96%) cho biết chưa bao giờ được sử dụng PHT.
- Có 65 HS (chiếm 48,16%) cho biết các em chưa bao giờ suy nghĩ thêm cách làm khác, chỉ có 30 HS (chiếm 22,22%) là thường xuyên và 40 HS (chiếm 29,62%) là có thỉnh thoảng suy nghĩ thêm cách làm khác. Có 68 HS (chiếm 50,37%) cho biết rằng các em chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của kình khi đã nghĩ ra cách làm khác, chỉ có 35 HS (chiếm 25,93%) là thường xuyên mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.