4.4.1. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá hiệu quả các kế hoạch DH chủ đề “Số học” mang lại trong tiết học ở lớp thực nghiệm so với tiết học ở lớp đối chứng. Qua việc quan sát hứng thú học của HS, mức độ giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS.
- Đánh giá khả năng vận dụng các PPDH hỗ trợ phát triển năng lực trong DH chủ đề “Số học” ở Toán 3 của GV và HS thông qua:
+ Việc GV có thể thực hiện các PPDH hỗ trợ phát triển năng lực có thuận lợi, khó khăn khi áp dụng vào bài học.
+ Việc HS có thái độ hứng thú khi học tập và nâng cao chất lượng học tập.
Việc đánh giá phải dựa vào các tiêu chí đánh giá định tính và định lượng, việc đánh giá định tính chủ yếu được thông qua việc quan sát dự giờ tiết dạy của GV và HS, còn tiêu chí đánh giá định lượng dựa vào bài kiểm tra sau tiết học của HS. Mức độ đánh giá chúng tôi dựa vào hướng dẫn đánh giá của văn bản hợp nhất số 03 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
4.4.2.Tiến hành đánh giá
4.4.2.1. Đánh giá định tính với giáo viên và học sinh
GV tán thành việc vận dụng các PPDH hỗ trợ nhằm phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ&ST nói riêng cho HS. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là nên chú ý đến trình độ của HS khi áp dụng các PPDH này.
GV cho rằng các PPDH hỗ trợ phù hợp với mọi đối tượng, góp phần tích cực trong việc giúp HS hiểu bài và nắm rõ phương pháp giải cho từng
69
Số lượng HS tương đối đông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động học tập, gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động và hỗ trợ các nhóm.
HS có khả năng tiếp nhận các PPDH hỗ trợ, HS nhận ra được vấn đề và biết cách GQVĐ theo sự hướng dẫn của GV, bên cạnh đó còn thể hiện sự sáng tạo khi trình bày cách giải.
HS cảm thấy hứng thú hơn, sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân, xây dựng ý kiến tập thể trong các giờ học toán, do đó học tập theo cách này HS được hoạt động nhiều hơn, được tự mình suy nghĩ, được nêu cách thức GQVĐ của riêng mình, được thể hiện sự sáng tạo trong quá trình làm bài. HS tập trung nghe giảng nhiều hơn bởi quá trình nghe giảng theo cách dạy thực nghiệm buộc HS phải tham gia hoạt động nhiều để phân tích câu hỏi và trả lời nên độ tập trung cao hơn.
4.4.2.2. Đánh giá định lượng đối với học sinh
Bảng 4.1.Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm lớp 3.1 và 3.2 Kết quả Trường Lớp Dạng lớp Sỉ số Hoàn thành tốt Tỉ lệ % Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 3.1 Thực nghiệm 40 33 82.5% 7 17.5% 0 0 TH Chí Linh 3.2 Đối chứng 39 25 64.11% 11 28.2% 3 7.69%
Theo kết quả đánh giá chung (Bảng 4.1) số HS lớp thực nghiệm hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 82.5% , còn lại HS hoàn thành chiếm tỉ lệ 17.5%. Ngược lại, ở lớp đối chứng số HS hoàn thành tốt chỉ chiếm tỉ lệ 64.11% , số HS hoàn thành chiếm tỉ lệ 28.2% và số HS chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ 7.69%. Số HS hoàn thành và chưa hoàn thành còn sai sót trong quá trình thực hiện phép tính thường
70
quên cách tìm số bị chia. Để làm rõ hơn kết quả thu được trên là có sự khác biệt có ý nghĩa do tác động mang lại chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1: Kết quả thực nghiệm lớp 3.1 và 3.2
Do còn hạn chế về thời gian nên chúng tôi chưa tổ chức thực nghiệm ở phạm vi rộng, thời gian dài với số lượng HS nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng thống kê kết quả trên, ta thấy được kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc áp dụng các kế hoạch DH, cũng như các PPDH hỗ trợ phát triển năng lực có khả năng thực thi và hiệu quả cao.