Thực trạng việc giáo viên dạy học chủ đề “Số học” cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề “số học” cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Trang 39 - 45)

theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng dạy học Toán 3 của một số GV trong việc phát triển năng lực GQVĐ&ST trong các tiết học Toán như thế nào, trên cơ sở đề xuất các kế hoạch DH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ&ST góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS.

31

Đối tượng khảo sát là 19 GV đang dạy lớp 3 của một số trường tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận – Thành Phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau.

STT Tên trường Số lượng GV dạy lớp 3

1 Tiểu học Chí Linh 5

2 Tiểu học Phạm Ngọc Thạch 5

3 Tiểu học Đặng Văn Ngữ 9

Tổng 19 GV

Nội dung khảo sát: Tìm hiểu về mức độ hiểu của GV về vấn đề phát triển năng lực GQVĐ&ST; Thực trạng phát triển năng lực GQVĐ&ST trong học môn Toán cho HS lớp 3. Để có được thông tin khách quan, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu khảo sát (xem mẫu phiếu khảo sát trong phụ lục 1) với các đối tượng là GV.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phiếu điều tra: Chúng tôi đưa ra phiếu điều tra gồm các câu hỏi có

nội dung rõ ràng hướng đến mục đích điều tra và nhận lại được những vấn đề cho nghiên cứu với sự chính xác cao. Sau đó, phiếu điều tra sẽ được đưa cho GV nghiên cứu và phản hồi những thông tin trong phiếu.

- Phỏng vấn: Qua quá trình phỏng vấn, chúng tôi thu nhận được các

thông tin về vấn đề dạy theo theo hướng phát triển năng lực giải GQVĐ&ST.

- Quan sát: Chúng tôi tham gia dự giờ có chủ đích các tiết dạy toán lớp

3 và chúng tôi ghi chép cẩn thận để làm cơ sở phân tích rút ra những thuận lợi, khó khăn của GV khi DH theo hướng phát triển năng lực.

2.1.4. Kết quả khảo sát

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát giáo viên

Kết quả STT Nội dung khảo sát

32

1 Thông thường khi thầy (cô) lên lớp thường DH theo các bước nào?

Kiểm tra bài cũ - dạy bài mới - củng cố, dặn dò 10 52,63 Kiểm tra bài cũ - dạy bài mới - thực hành - củng cố 5 26,31 Giới thiệu bài mới - dạy bài mới - thực hành 4 21,06 Tạo hứng thú - khám phá - thực hành - vận dụng 0 0 Khám phá - thực hành - vận dụng 0 0 2 Theo thầy (cô) việc phát triển năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạo trong dạy học Toán 3 có cần thiết không?

Cần thiết 15 78,94

Chưa cần thiết 4 21,06

Không cần thiết 0 0

3 Theo thầy (cô) những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học chủ đề “Số học” lớp 3 là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

Nhận ra ý tưởng mới 16 84,21

Phát hiện và làm rõ vấn đề 13 68,42

Hình thành và triển khai ý tưởng mới 9 47,36 Đề xuất, lựa chọn giải pháp 14 73,68 Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ 12 63,15

Tư duy độc lập 8 42,10

Có cách là khác với sự hướng dẫn của GV 10 52,63 4 Khi thầy (cô) dạy các bài tính nhẩm, cộng trừ nhẩm

HS có chủ động tìm cách giải khác không?

33

Thỉnh thoảng 5 26,31

Chưa bao giờ 2 10,54

5 Khi thầy (cô) dạy các bài trong chủ đề các số đến 10 000, 100 000 HS có nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết và đặt ra được câu hỏi không?

Thường xuyên 4 21,06

Thỉnh thoảng 11 57,88

Chưa bao giờ 4 21,06

6 Khi thầy (cô) dạy học chủ đề “Số học” ở lớp HS có nêu được cách thức giải quyết vấn đề không?

Thường xuyên 15 78,94

Thỉnh thoảng 4 21,06

Chưa bao giờ 0 0

7 Khi thầy (cô) dạy các bài các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9 ở lớp HS có biết hình thành ý tưởng mới và dự đoán được kết quả khi thực hiện hay không?

Thường xuyên 2 10,54

Thỉnh thoảng 12 63,15

Chưa bao giờ 5 26,31

8 Khi thầy (cô) dạy các bài nhận, chia các số ở lớp HS có biết tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn không?

Thường xuyên 5 26,31

Thỉnh thoảng 10 52,63

Chưa bao giờ 4 21,06

34

năm chữ số GV thường sử dụng các PPDH nào? (có thể chọn nhiều đáp án)

Gợi mở -vấn đáp 12 63,15

Nêu và giải quyết vấn đề 8 42,10

Trực quan 13 68,40

Theo nhóm 15 78,94

Sử dụng phiếu học tập 18 94,73

Khám phá 9 47,36

Giảng giải – minh họa 10 52,63

10 Khi thầy (cô) cho HS thực hành giải toán, HS có thường làm khác đi những gì hướng dẫn không?

Thường xuyên 4 21,06

Thỉnh thoảng 10 52,63

Chưa bao giờ 5 26,31

Theo bảng 2.1, kết quả khảo sát GV chúng tôi có nhận xét sau:

- Có 10 GV (chiếm 52,63%) cho biết khi lên lớp thường dạy theo các bước như kiểm tra bài cũ - dạy bài mới - củng cố, dặn dò và có 5 GV (chiếm 26,31%) cho biết khi lên lớp thường dạy theo các bước kiểm tra bài cũ- dạy bài mới- thực hành- củng cố và không có GV nào lên lớp theo các bước như tạo hứng thú- khám phá- thực hành- vận dụng. Đây cũng chính là quy trình tổ chức các hoạt động theo hướng phát triển năng lực, từ điều này chúng tôi thấy được rằng GV hiện nay thường chỉ dạy theo các bước truyền thống chưa có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu hiện này. Nhưng có tới 15 GV (chiếm 78,94%) cho rằng việc phát triển năng lực hiện nay nói chung và năng lực GQVĐ&ST nói riêng là cần thiết trong DH toán 3, chỉ có 4 GV (chiếm

35

- Về biểu hiện của năng lực GQVĐ&ST thì có 16 GV (chiếm 84,21%) cho rằng biểu hiện của nó là nhận ra ý tưởng mới, có 14 GV (chiếm 73,68%) cho rằng biểu hiện là đề xuất, lựa chọn giải pháp. Có 12 GV (chiếm 63,15%) cho biết trong quá trình dạy HS có thỉnh thoảng chủ động tìm cách giải khác và chỉ có 2 GV cho biết HS thường xuyên tìm cách giải khác, có 5 GV (chiếm 26,31%) cho biết HS chưa bao giờ chủ động tìm cách giải khác.

- Việc vận dụng các PPDH trong quá trình DH thì có 18 GV (chiếm 94,73%) cho biết thường sử dụng PHT trong quá trình dạy, có 15 GV (chiếm 78,94%) cho biết thường sử dụng PPDH theo nhóm, có 13 GV (chiếm 68,40%), 12 GV (chiếm 65,15%) và 10 GV (chiếm 52,63%) cho biết thường sử dụng các PPDH như trực quan, gợi mở - vấn đáp, giảng giải - minh họa trong quá trình DH chủ đề “Số học” và chỉ có 9 GV (chiếm 47,36%) cho biết thường sử dụng PPDH khám phá, có 8 GV (chiếm 42,10%) cho biết thường sử dung PPDH nêu và GQVĐ, PPDH khám phá.

- Kết quả điều tra cho thấy đa số các GV đều quan tâm đến việc DH phát triển năng lực và cho rằng việc phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS khi học chủ đề “Số học” ở Toán 3 là cần hiết. GV thường xuyên áp dụng các PPDH tích cực trong quá trình DH nhưng chưa thường xuyên do khá tốn thời gian trong các tiết học

Kết quả điều tra thông qua dự giờ

- GV đều biết đến việc DH phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng trong DH thông qua Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, dù đã biết đến nhưng GV vẫn chưa nắm rõ, chưa hiểu sâu sắc về việc DH theo hướng phát triển năng lực.

- Việc DH theo định hướng đổi mới chưa được nhiều GV chú trọng. Trong quá trình hình các thành phép tính cộng, trừ, nhân, chia ngay sau khi giảng giải và hỏi đáp, GV thường rút ra công thức phép tính nhưng ít chú ý

36

đến việc cho HS nhắc lại hoặc tự rút ra kiến thức mới cũng như thực hành, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

- GV còn có ít sách tham khảo, ít thu thập bài tập có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

- Phương tiện, đồ dùng DH còn hạn chế, thiếu một số đồ dùng trong quá trình giảng dạy.

Hoạt động dạy học môn Toán hiện nay ở trường tiểu học có thể nhận thấy phần lớn được thực hiện như sau:

- Dạy học bài mới: Gồm phần bài học mới và phần các bài tập thực

hành có ghi theo thứ tự bắt đầu từ số 1. Phần bài học thường đặt trong khung màu. Phần thực hành gồm 3 hoặc 4 bài luyện tập để củng cố kiến thức mới học. Các bài tập ở các tiết DH bài mới thường là các bài luyện tập trực tiếp, đơn giản, giúp HS nắm được (hoặc thuộc được) bài học mới và bước đầu có kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức mới học. GVchủ yếu đặt vấn đề, giải thích, giảng giải kết hợp với đàm thoại.

- Dạy học luyện tập, thực hành, ôn tập: Gồm 3 đến 5 câu hỏi, bài tập

được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp dần. Vì SGK biên soạn cho các đối tượng HS khác nhau nên GV cần lưu ý rằng: Mọi HS không nhất thiết phải làm hết các bài tập trong SGK ngay trong từng tiết học. Đối với số đông HS chỉ cần làm và sửa các bài tập cơ bản, vận dụng trực tiếp kiến thức mới ngay trong tiết học, không nên “chạy theo số lượng bài tập”. GV chủ yếu yêu cầu HS xem bài trước ở nhà, sau đó gọi vài HS lên bảng làm bài, những học sinh còn lại nhận xét, GV sửa và giải thích sau đó củng cố kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề “số học” cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)