Vai trò của bộ môn Âm nhạc đối với sinh viên Giáo dục Mầm non,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 28 - 32)

1.2.3.1. Vị trí của Giáo dục Âm nhạc trong đào tạo giáo viên mầm non

Giáo dục Âm nhạc trong đào tạo GVMN, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở các Trường Mầm non. Với chức năng giải trí, xã hội và mang tính giáo dục

cao, âm nhạc có vai trò giáo dục toàn diện về các mặt: đức - trí - thể - mỹ cho trẻ mẫu giáo, học sinh và sinh viên nói riêng.

Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở trường Đại học nói chung, Trường Đại học Đồng Tháp nói riêng, Giáo dục Âm nhạc hay dạy học hát, giữ vai trò không kém phần quan trọng so với các môn học khác. Môn học này không chỉ trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc cũng như những kiến thức về ca hát, để SV có khả năng thực hành âm nhạc sau khi ra trường mà còn là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả nhất, góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm và lối sống đạo đức, thẩm mỹ đúng đắn cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa như tham gia CLB Âm nhạc, tham gia thi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày lễ, tết… và các cuộc thi văn nghệ khác.

Vì vậy, để góp phần giúp sinh viên chuẩn bị hành trang vào đời tự tin, năng động… GV cần trang bị thật kỹ những kiến thức và kỹ năng cơ bản về âm nhạc, cũng như rèn luyện các kỹ năng ca hát cho SV… từ đó, SV có khả năng thực hành âm nhạc tốt hơn và có thể áp dụng vào công việc giảng dạy sau này.

Tóm lại, GDAN ở trường đại học không chỉ giúp sinh viên trang bị những kiến thức và kỹ năng âm nhạc cần thiết, mà còn bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc, rèn luyện tác phong, đạo đức chuẩn mực của một nhà giáo tương lai…

1.2.3.2. Mục tiêu, chương trình, giáo trình và tài liệu ở Trường Đại học Đồng Tháp

- Mục tiêu GDAN trong đào tạo GVMN: nhằm trang bị cho SV những

kiến thức âm nhạc cơ bản cần thiết nhất; rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để SV hát đúng, diễn cảm; biết vận dụng kiến thức lý thuyết âm nhạc vào thực hành học hát, có khả năng tự vỡ bài hát mới đơn giản... Từ đó, giúp SV có kỹ năng thực hành âm nhạc cũng như kỹ năng ca hát... để áp dụng vào việc dạy học sau khi ra trường.

- Chương trình giáo dục Âm nhạc cho SVGDMN: trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, Âm nhạc được chia thành nhiều học phần, trong đó vừa có những học phần thuộc nhóm môn học cơ bản như Âm nhạc 1 và học phần Đàn phím điện tử, nhưng cũng có học phần được xếp vào nhóm môn học chuyên ngành như học phần Phương pháp Giáo dục Âm nhạc...

Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho SVGDMN được xây dựng chủ yếu dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời bám sát chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ ở nhà trẻ - mẫu giáo. Chương trình này được chia thành 3 phân môn như sau: Lý thuyết Âm nhạc - xướng âm và hát là một học phần (2 tín chỉ/ 30 tiết/ 15 tuần); Đàn phím điện tử (2 tín chỉ/ 30 tiết/ 15 tuần); Phương pháp giáo dục Âm nhạc (2 tín chỉ).

Trong đó, lý thuyết Âm nhạc gồm 15 tiết/ 01 tín chỉ, SV được trang bị những kiến thức cơ bản thông qua nội dung của từng chương - từng bài: Âm thanh - Cao độ; Độ dài - tiết tấu; Quãng; Hợp âm, Điệu thức - Gam - Giọng; Xác định giọng và dịch giọng; Sơ lược về hình thức âm nhạc (hình thức một, hai, ba đoạn nhạc; câu nhạc, đoạn nhạc...). Tập đọc nhạc và hát gồm 15 tiết/ 01 tín chỉ, SV được luyện tập các bài tập đọc nhạc ở giọng C dur, a moll; G dur, e moll; F dur, d moll và D dur, h moll; tiết tấu từ đơn giản đến tương đối phức tạp, chủ yếu là những tiết tấu có hình nốt trắng, nốt đen, đen chấm dôi, nốt móc đơn, ít sử dụng nốt đơn chấm và những móc kép. Sau mỗi bài học tập đọc nhạc, SV sẽ được áp dụng học một bài hát có tiết tấu tương tự và cùng giọng với bài tập đọc nhạc. Những bài hát được sử dụng trong giờ học hát của SV, thường là những bài hát trong chương trình GDAN cho trẻ ở trường mầm non (tuyển tập bài hát Trẻ thơ hát do Hoàng Văn Yến chủ biên) và GV được tự chọn bài hát theo chủ đề.

Với thời lượng trong 2 tín chỉ/ 30 tiết, GV phải truyền tải cho SV GDMN một khối lượng kiến thức rất nhiều, vì vậy theo chúng tôi cách bố trí

thời lượng ở đây là chưa hợp lý, nếu GV dạy xong phần lý thuyết Âm nhạc rồi mới chuyển sang phần dạy tập đọc nhạc và hát thì sẽ không đủ thời gian cho TĐN và hát. Bởi vì, đây là môn học mang tính đặc thù, thuộc lĩnh vực năng khiếu nhưng không phải tất cả SVGDMN đều có năng khiếu tốt, thậm chí còn có nhiều SV không có năng khiếu. Hơn nữa, sinh viên đại học và sinh viên cao đẳng có khả năng, trình độ nhận thức không đồng đều, có thể nói là có sự chênh lệch rất lớn, nhưng trong đào tạo tín chỉ, hai đối tượng này cùng học chung một chương trình ở các môn học đại cương và một số môn chuyên ngành. Tuy nhiên, do đặc thù của môn học, nên đối với học phần Âm nhạc 1, SV được xếp học theo lớp, nhưng điều này vẫn đem lại không ít khó khăn cho GV trong việc thực hiện và đảm bảo yêu cầu chương trình [Xem phụ lục 7.2; tr. 117 ].

- Về giáo trình, tài liệu: Hiện nay, Để phù hợp với thời lượng của

chương trình và khả năng người học, giáo trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho SVGDMN được giảng viên soạn lại thành bài giảng, nội dung dựa theo các giáo trình, tài liệu của những tác giả như: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản của tác giả Phạm Tú Hương, Âm nhạc và Phương pháp Giáo dục Âm nhạc, tập I

của tác giả Ngô Thị Nam, Giáo dục Âm nhạc, tập I của Ngô Thị Nam Phạm

Thị Hòa (đồng tác giả), giáo trình Âm nhạc - Kí xướng âm, tập 2của Lê Đức

Sang và Trịnh Hoài Thu (đồng tác giả)... Nhìn chung, theo học chế tín chỉ thì

hầu như chưa có tài liệu biên soạn về dạy học hát dành riêng cho SV chuyên ngành GDMN, chỉ có giáo trình dạy hát dành cho SV chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc hoặc Thanh nhạc.

- Về việc soạn giáo án: Ngày nay, cùng với sự tiến bộ về khoa học công

nghệ thông tin, hầu hết các giảng viên nói chung, giảng viên âm nhạc của trường nói riêng, đều biết vận dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên, hầu như các giảng viên ở trường chỉ biên soạn bài

giảng qua phần mềm chương trình Powerpoint, chưa có ai sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy Âm nhạc cũng như trong các giờ dạy học hát.

Mỗi giảng viên đều phải xây dựng đề cương chi tiết môn học và biên soạn bài giảng từng môn học mà mình được phân công giảng dạy. Dựa theo đề cương chi tiết trên, mỗi GV tự chọn bài hát để dạy cho SV. [Xem phụ lục 3; tr. 94].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 28 - 32)