Thực nghiệm Sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 78 - 123)

- Mục đích thực nghiệm: Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm nhằm

kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng ca hát cho SVGDMN, trường Đại học Đồng tháp.

- Đối tượng thực nghiệm: Sinh viên ngành Giáo dục Mầm non năm thứ

I, hệ Đại học chính quy, khóa 2015, Trường Đại học Đồng tháp; số lượng sinh viên lớp thực nghiệm: 45 SV/lớp; số lượng sinh viên lớp đối chứng: 45 SV/lớp

- Thời gian thực nghiệm: Từ 16/9/2015 - 28/12/2015.

- Nội dung thực nghiệm:

+ Đối với lớp thực nghiệm: Áp dụng các biện pháp đổi mới dạy học âm nhạc nói chung, rèn luyện kỹ năng ca hát nói riêng cho SV lớp học phần KI41001.

+ Đối với lớp đối chứng: Không sử dụng các biện pháp đổi mới dạy học âm nhạc nói chung, rèn luyện kỹ năng ca hát nói riêng cho SV lớp học phần KI41002.

- Tiến trình thực nghiệm:

Dựa vào mục đích, nội dung thực nghiệm, kế hoạch dạy học tại trường Đại học Đồng Tháp, chúng tôi tiến hành triển khai thực nghiệm như sau:

Chuẩn bị thực nghiệm: trước khi thực nghiệm chúng tôi lên kế hoạch chọn lớp thực nghiệm, ngày, giờ thực nghiệm, nội dung, cách thức tiến hành, trao đổi, thảo luận và thống nhất các ý kiến đóng góp, xây dựng của đồng nghiệp để tiến hành thực nghiệm. GV dạy thực nghiệm cần chuẩn bị những yêu cầu cần thiết cho tiết dạy.

Chúng tôi tiến hành dự giờ và kiểm tra trước khi thực nghiệm về mức độ tiếp thu và khả năng ca hát của SV thông qua nội dung và phương pháp dạy học do GV tự chọn.

Quá trình thực nghiệm: chúng tôi tiến hành dạy tiết học âm nhạc cho lớp thực nghiệm bằng các biện pháp mới đã nêu trong luận văn và không sử dụng biện pháp này ở lớp đối chứng. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi khảo sát chất lượng, nhận xét, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của biện pháp mới.

Giáo án thực nghiệm [Xem phụ lục 6; tr, 111] * Kết qu thc nghim

a. Phân tích kết quả tập trước thực nghiệm nội dung học hát của SV

- Kết quả trước thực nghiệm:

Khi lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi chọn 02 lớp có sĩ số SV tương đương, ngẫu nhiên theo phân công giảng dạy. Để đảm bảo chất lượng đào tạo mỗi lớp học phần quy định là 45 SV/lớp. Vì vậy,

không có chuyện chọn những lớp SV khá, giỏi ở lớp thực nghiệm và SV trung bình, yếu ở lớp đối chứng. Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau:

Bng 2.2. Kết qu kim tra hát ca SV trước thc nghim

Điểm số Lớp SL SV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB Thực nghiệm 45 0 0 0 4 18 14 7 2 0 0 5,67 Đối chứng 45 0 0 0 5 17 15 7 1 0 0 5,60

Kết quả xử lý kiểm tra đầu vào trước thực nghiệm cho thấy, điểm trung bình của kỹ năng hát của lớp Thực nghiệm là 5,67 và lớp đối chứng 5,60 là tương đương, sự khác biệt điểm trung bình là rất nhỏ.

- Kết quả sau thực nghiệm:

+ Đối với lớp thực nghiệm: chúng tôi sử dụng các biện pháp đề xuất trong

luận văn tác động vào đối tượng SV trong quá trình dạy học hát.

+ Đối với lớp đối chứng: chúng tôi không sử dụng các biện pháp đề xuất trong luận văn tác động vào đối tượng SV trong quá trình dạy học hát.

Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra kết quả hát của SV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra hát của SV sau thực nghiệm

Điểm số Lớp SL SV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB Thực nghiệm 45 0 0 0 0 10 8 13 9 4 1 6,82 Đối chứng 45 0 0 0 1 15 16 9 3 1 0 6,02

Phân tích kết quả kiểm tra hát của SV sau khi tiến hành thực chúng tôi nhận thấy: điểm trung bình của lớp thực nghiệm (6,82) cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng (6,02). Tỷ lệ điểm 8,9,10 của lớp thực nghiệm nhiều hơn so với lớp đối chứng.

Điều này cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn có tác động tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, phần nào khắc phục được những vấn đề như trong thực trạng đã nêu. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn.

Nhằm giúp SV tự đánh giá các kỹ năng hát của bản thân, đồng thời để khẳng định lại tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn, sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chí và thang đánh giá các biểu hiện của kỹ năng hát như sau:

- Các biểu hiện của kỹ năng hát:

1. Kỹ năng đúng tư thế

+ Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng khi hát.

2. Kỹ năng lấy hơi

+ Lấy hơi sâu bằng mũi kết hợp với miệng. + Lấy hơi đúng chỗ, không tùy tiện.

3. Kỹ năng hát rõ lời

+ Mở khẩu hình mềm mại theo chiều rộng.

+ Không bị tật phát âm do dùng tiếng địa phương

4. Kỹ năng tạo âm

+ Biết cách hát nhanh, chậm

+ Biết cách hát liền tiếng + Biết cách hát ngắt tiếng + Biết cách hát to, hát nhỏ + Biết các hát to dần, nhỏ dần

5. Kỹ năng hát đúng giai điệu và kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu

+ Hát đúng cao độ

+ Hát đúng trường độ - tiết tấu

+ Biết cách gõ đệm theo các dạng tiết tấu (gõ theo nhịp, phách…)

6. Kỹ năng hát đồng đều, hòa giọng

+ Biết bắt đầu vào bài và kết thúc bài hát đúng nhịp

+ Biết lắng nghe, điều chỉnh giọng hát to nhỏ.

- Tiêu chí đánh giá các kỹ năng:

+ Mức kém (1): Sinh viên chưa thành thạo, chưa có sự phối hợp cần thiết trong các tiêu chí biểu hiện của kỹ năng.

+ Mức yếu (2): Sinh viên có sự thành thạo rất ít trong vận dụng các kỹ năng, đã có sự kết hợp các kỹ năng nhưng chưa bền vững, còn nhiều lỗi.

+ Mức trung bình (3): SV có sự thành thạo trong các kỹ năng riêng lẻ, có sự kết hợp các kỹ năng tốt hơn trong các điều kiện khác nhau (tâm lý, tình trạng sức khỏe...), nhưng vẫn còn mắc lỗi.

+ Mức khá (4): SV thể hiện sự thành thạo trong các kỹ năng riêng lẻ, cũng như khi kết hợp các kỹ năng trong khi hát, ít mắc lỗi.

+ Mức tốt (5): SV thành thạo trong các kỹ năng và hầu như không mắc lỗi.

- Thang đánh giá:

Vì thang đo được sử dụng thống nhất với 5 mức độ nên điểm tối đa là 5, tối thiểu là 1 theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo là: Lấy điểm cao nhất của thang đo là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.80.

- Nếu ĐTB dưới 1.80: Thực hiện kỹ năng ở mức kém.

- Nếu ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60: Thực hiện kỹ năng ở mức yếu.

- Nếu ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20: Thực hiện kỹ năng ở mức khá. - Nếu ĐTB từ 4.20 đến 5.00: Thực hiện kỹ năng ở mức tốt.

b. Phân tích kết quả phát triển các kỹ năng hát của SV

- Trước thực nghiệm:

Trước khi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá kỹ năng hát của sinh viên theo các biểu hiện và mức độ như đã trình bày ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng phiếu khảo sát [Phụ lục 1, tr. 87]. Kết quả như sau:

Biu đồ 2.1. Kết quđo k năng hát ca SV lp TN và ĐC trước TN

Kết quả biểu đồ 2.1. cho thấy, trước khi tiến tổ chức dạy học bằng các biện pháp đề xuất của tác giả trong luận văn thì kỹ năng hát của sinh viên hai lớp TN và ĐC là tương đồng nhau. Kết quả tự đánh giá cho thấy đa số SV chỉ đạt năng lực ở mức Trung Bình. Qua đó cho thấy kỹ năng hát của SV vẫn còn khiêm tốn.

- Sau thực nghiệm:

Sau khi thực nghiệm bằng các biện pháp tác động đề xuất trong luận văn, chúng tôi tiến hành đánh giá kỹ năng hát của sinh viên bằng phiếu khảo sát [Phụ lục 1, tr. 87], kết quả như sau:

Biu đồ 2.2. Kết quđo k năng hát ca SV lp ĐC trước và sau TN

Ở lớp ĐC chúng tôi dạy học hát theo cách bình thường: giảng viên hát mẫu, dạy hát từng câu... SV thực hiện những yêu cầu mà GV đưa ra, chúng tôi không sử dụng các biện pháp đề xuất trong quá trình dạy học và rèn luyện. Kết quả cho thấy kỹ năng hát của SV lớp ĐC có tăng lên nhưng không đáng kể so với khi đánh giá kỹ năng của SV trước thực nghiệm. Có 02 kỹ năng hát tăng từ Trung bình lên khá: Kỹ năng đúng tư thế và kỹ năng hát rõ lời, các kỹ năng còn lại chỉ đạt mức trung bình.

Ở lớp TN chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học và rèn luyện hát cho SV theo các biện pháp đề xuất trong luận văn. Kết quả đo kỹ năng hát của SV sau TN có sự khác biệt so với trước TN, đa số các kỹ năng của SV đều tăng từ mức Trung bình lên Khá như: KN lấy hơi; KN tạo âm; KN hát đúng giai điệu; KN hát đồng đều, hòa giọng. Đặc biệt có kỹ năng ở mức Tốt như: KN đúng tư thế và KN hát rõ lời. Kết quả này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn có thể phát triển các kỹ năng hát của SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVMN.

Tiểu kết

Đổi mới phương pháp dạy học, không phải là phát minh ra một phương pháp mới, mà để chỉ một sự thay đổi từ phương pháp này, sang phương pháp khác; từ một cách thức này, sang một cách thức khác, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung dạy học; phù hợp với điều kiện, môi trường dạy học... Theo chúng tôi, việc sử dụng các biện pháp, phương pháp dạy học “cũ” đã được nhiều nhà giáo dục áp dụng trong nhiều năm qua một cách linh hoạt, có chọn lọc, có sự “sáng tạo” và phù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, môi trường... để đạt được hiệu quả cao hơn trong dạy học, thì vẫn được xem là đổi mới phương pháp.

Để giúp cho việc dạy hát cũng như rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Đồng Tháp đạt được hiệu quả cao hơn, trong chương 2 của luận văn, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp như: Phân loại năng khiếu; Xây dựng chương trình dạy học Âm nhạc - dạy Học hát phù hợp với thời lượng; Xây dựng tiến trình thực hiện; Áp dụng đổi mới phương pháp dạy học hát trong giờ học ngoại khóa, áp dụng hình thức hát Karaoke rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên trong giờ học ngoại khóa... Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng để thực hành soạn giáo án, tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả đáng kể.

KẾT LUẬN

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật vừa mang tính giải trí, vừa có chức năng giáo dục cao. Nó gần gũi và gắn bó mật thiết với con người ngay từ thuở còn nằm nôi cho đến khi về cõi vĩnh hằng. Đặc biệt đối với trẻ thơ, âm nhạc làm thỏa mãn sự hiếu động của trẻ, dẫn dắt trẻ đi vào một thế giới đầy thiện mỹ... Vì thế, để sinh viên ngành Giáo dục Mầm non có khả năng thực hành âm nhạc tốt sau khi ra trường, thì ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường đại học/ cao đẳng, sinh viên cần phải được trang bị vốn kiến thức và những kỹ năng âm nhạc cần thiết. Do đó, các nhà sư phạm ở trường ĐH/ CĐ cần phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ như đã nói trên.

Như trong phần lý do chúng tôi đã trình bày, hiện nay thực trạng dạy học Âm nhạc cũng như dạy hát cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Đại học Đồng Tháp còn nhiều điều bất cập, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sinh viên đến từ các tỉnh, thành, vùng miền khác nhau, trình độ năng khiếu đầu vào của sinh viên không đồng đều, chuẩn đầu vào về môn năng khiếu âm nhạc thấp (không kiểm tra thẩm âm, tiết tấu)...

Mặt khác, nhiều giáo viên có quan niệm chưa đúng về đối tượng và yêu cầu môn học nên chưa phát huy hết năng lực trong việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy môn học cho sinh viên... Vì vậy, cần đổi mới nhận thức về đối tượng người học, cũng như phương pháp trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói chung, dạy hát nói riêng.

Trong nội dung của luận văn, chúng tôi đã nêu ra những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện nội dung dạy học Âm nhạc nói chung, hay dạy hát nói riêng như về phương pháp, tài liệu, giáo trình..., cũng như những điều chưa hợp lý, chẳng hạn như: yêu cầu tuyển đầu vào năng khiếu quá thấp,

thời lượng chương trình chưa phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng người học, môn học chưa được đánh giá đúng với vị trí, vai trò vốn có của nó...

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau:

- Phân loại năng khiếu âm nhạc của sinh viên: Chúng tôi xây dựng tiêu

chí để phân loại năng khiếu SV thông qua kết quả tuyển sinh đầu vào năng khiếu âm nhạc và thực tiễn giảng dạy hát cho SV.

- Xây dựng nội dung dạy học Âm nhạc - dạy hát phù hợp với thời lượng

mới của chương trình và phù hợp với trình độ của sinh viên: Chúng tôi đề

xuất ý kiến tăng thêm số tiết cho nội dung dạy xướng âm và hát là 2 tín chỉ/ 30 tiết (như vậy, học phần Âm nhạc 1 sẽ có tổng số tín chỉ là 3/45 tiết); giảm bớt nội dung lý thuyết Âm nhạc trong giờ học trên lớp, bởi nội dung này chỉ có 1 tín chỉ/ 15 tiết. Giảm bớt nội dung nhạc lý trong giờ học chính khóa chuyển sang phần nâng cao - tự học, tự nghiên cứu (nếu SV thấy cần thiết và muốn tìm hiểu).

- Xây dựng tiến trình thực hiện rèn luyện các kỹ năng hát: Dựa vào yêu

cầu chuẩn đầu ra của môn Âm nhạc trong đào tạo GVMN, chúng tôi xây dựng tiến trình này nhằm giúp SV có cơ sở áp dụng kiến thức nhạc lý vào thực hành học hát như: Tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm (nếu có thể) Phân tích sơ lược bài hát (cấu trúc câu, đoạn, nhịp, tiết tấu...); xác định mục tiêu, nội dung bài hát từ đó thiết lập kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của bài học một cách tốt nhất; xử lý hơi thở - cách khắc phục hụt hơi trong học hát cho SV và luyện tập một số kỹ thuật hát, thông qua luyện thanh trên thang âm của các bài hát trong chương trình GDAN cho trẻ ở Trường Mầm non, khác phục lỗi phát âm sai chính tả; luyện gõ tiết tấu....

- Áp dụng đổi mới phương pháp dạy học hát trong giờ học ngoại khóa: Tăng cường, chú trọng hình thức tự học, tự rèn luyện kỹ năng hát cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa, tạo sự hứng thú trong học hát cho SV bằng cách áp dụng hình thức hát Karaoke trong rèn luyện kỹ năng hát... sử dụng các phương tiện dạy học hát một cách có hiệu quả...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Anne Peckham, Nguyễn Văn Vĩnh (dịch, 2002), Phương pháp luyện

giọng để trở thành ca sĩ, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.

2.A.Xô Khor (Vũ Tự Lân dịch - 1976), Vai trò giáo dục của âm nhạc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

3.Nguyễn Bách (2011), Thuật ngữ âm nhạc, Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Nhị Bình (2009), Biện Pháp nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 78 - 123)