Sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 74 - 76)

Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy học, giúp phương pháp dạy học trở nên tích cực và hiệu quả hơn, đồng thời góp phần hỗ trợ cho nội dung dạy học. Tuy nhiên, làm thế nào để

sử dụng các phương tiện này một cách có hiệu quả đã và đang là một vấn đề “nóng bổng” trong tình hình giáo dục hiện nay.

Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học Công nghệ thông tin phát triển mạnh, các phương tiện dạy học cũng tiến bộ hơn, hiện đại và phong phú hơntrong nhiều năm trước. Hiện nay, phương tiện dạy học Âm nhạc của khoa GD Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp đã được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ như: máy chiếu, đàn Piano, đàn phím điện tử, âm thanh, đầu đĩa DVD và một số nhạc cụ gõ như trống lắc, thanh phách, song loan, mõ, kèn Melody... nhưng thông thường trong giờ dạy âm nhạc nói chung, dạy học hát nói riêng, GV chỉ sử dụng đàn phím điện tử; trống lắc hoặc thanh phách được dùng trong giờ tập đọc nhạc, gõ đệm tiết tấu, các nhạc cụ còn lại hầu như ít được GV khai thác, thậm chí có GV không dùng đến các nhạc cụ khác.

Theo chúng tôi, để tránh lãng phí, trong quá trình dạy học hát chúng ta cần khai thác tất cả các phương tiện đã được nhà trường trang bị. Tuy nhiên, mỗi phương tiện có mức độ sử dụng khác nhau, do đó người dạy cũng không nên quá lạm dụng các phương tiện này, mà cần biết sử dụng đúng thời điểm và có sự chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện, môi trường và khả năng người dùng; phù hợp với nội dung và phương pháp bài dạy... GV cần làm quen với các phương tiện này (đặc biệt là nhạc cụ) trước khi đem vào sử dụng trong giờ dạy học để tránh lúng túng, làm mất thời gian lên lớp. Biện pháp tốt nhất là chúng ta nên chuẩn bị thật kỹ, lên kế hoạch cụ thể cho từng loại nhạc cụ, máy chiếu... trong từng bài dạy, thời gian sử dụng là lúc nào, bao lâu...

Chẳng hạn như, khi sử dụng đàn phím điện tử trong quá trình dạy hát, ở bước hát mẫu, GV có thể vừa đệm đàn vừa hát trực tiếp cho SV nghe hoặc trước giờ lên lớp, GV đến sớm hơn, đệm đàn thu vào bộ nhớ của đàn, khi cần sử dụng, GV chỉ cần mở nhạc đệm đã cài sẵn và tập trung vào thể hiện cho tốt

đứng hát, đi lại giao lưu với SV. Sau khi tập cho SV hát từng câu, GV có thể mở nhạc cho cả lớp hát lại, khi đó GV sẽ không bị phân tán sự chú ý khi nghe sinh viên hát, mà có thể dễ dàng bao quát lớp học tốt hơn, dễ dàng phát hiện những chỗ SV hát sai, cần phải được sửa chữa… GV có thể sử dụng các nhạc cụ gõ trong phần hát ôn, làm tăng thêm sự sinh động cho tiết dạy học hát, tuy nhiên GV phải hướng dẫn SV cách gõ sao cho hòa hợp, nhịp nhàng….

Ngoài ra, việc thay đổi phương pháp cũng như các hình thức dạy và học là rất cần thiết. Hiện nay Karaoke là một dạng của hình thức ca hát đã và đang được giới trẻ rất yêu thích, GV có thể sưu tầm băng, đĩa Karaoke các bài hát trong chương trình mầm non và bổ sung một số bài hát ngoài chương trình;áp dụng hình thức hát Karaoke trong giờ học ngoại khóa bằng cách lên kế hoạch cụ thể về thời gian luyện tập, thời gian kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập… GV chọn sẵn “list” - danh sách bài hát cho từng nhóm đối tượng, SV tự chọn bài hát trong danh mục đó để luyện tập theo khả năng ca hát của mình… Qua đó, giúp SV thực hành tập thể hiện bài hát qua hình thức hát này, nhằm ôn lại những kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học âm nhạc nói chung, dạy hát nói riêng, GV cần phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn phương tiện dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và phương pháp dạy học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 74 - 76)