Xây dựng nội dung chương trình phù hợp với thời lượng và đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 53 - 56)

tượng người hc

Để việc rèn luyện kỹ năng ca hát thực sự có hiệu quả, trước hết cần phải xây dựng một chương trình cụ thể, phù hợp với thời lượng và đối tượng người học.

Hiện nay, nhà trường đã và đang thực hiện quy chế đào tạo theo tín chỉ, các lớp học phần do SV tự chọn, đăng ký lớp học. Vì vậy, trình độ, nhận thức của SV không đồng đều, khả năng hát chuẩn xác của nhiều SV còn rất hạn chế. Đó là một trong những khó khăn cho việc dạy học hát của cả thầy và trò.

Theo quy chế đào tạo tín chỉ, thực chất học hát chỉ là một phần trong khối kiến thức của phân môn Âm nhạc 1 - (học phần Âm nhạc 1 - 2 tín chỉ/30 tiết, bao gồm: lý thuyết âm nhạc cơ bản, hình thức âm nhạc, tập đọc nhạc và hát), đây là môn học tiên quyết, bắt buộc SV ngành GDMN phải được học trước khi học các học phần tiếp theo như: đàn phím điện tử, phương pháp GDAN. Với thời lượng là 2 tín chỉ/30 tiết, dành cho SV ngành GDMN học tất cả những kiến thức về lý thuyết Âm nhạc, hình thức âm nhạc, tập đọc nhạc và hát là rất ít, bởi không phải tất cả SVGDMN đều có khả năng tiếp thu lý thuyết cũng như khả năng hát tốt. Mặc dù đa số SV đều rất thích hát, nhưng không thích học phần lý thuyết nói chung, lý thuyết Âm nhạc nói riêng.

Vì vậy, chúng ta có nên lồng ghép phần lý thuyết xen kẽ với thực hành tập đọc nhạc và hát. Thay vì dạy lý thuyết xong rồi mới dạy tập đọc nhạc và hát, thì chúng ta nên dạy hát trước, rồi lồng ghép dạy lý thuyết sau.

Ví d 1: Thông qua việc dạy bài hát Lý cây xanh - Dân ca Nam bộ, chúng ta sẽ dạy cho SV học hát trước, sau đó làm quen với các nốt nhạc, dạy

SV cách đọc các nốt nhạc trên khuông nhạc, dần dần đi vào giảng phần lý thuyết, giúp SV nhận biết cao độ của các nốt nhạc trên khuông nhạc; nhận biết trường độ nốt nhạc, nhịp, phách...

Để giúp sinh viên tích lũy được một số lượng bài hát cho việc dạy học sau này, chúng ta nên chọn những bài hát trong chương trình giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo. Việc chọn lựa bài hát để dạy cho SVGDMN cũng rất quan trọng, chọn những bài hát từ dễ đến tương đối khó, để SV dần làm quen với bài hát, rèn luyện kỹ năng ca hát, dần dần hiểu được những kiến thức trong phần lý thuyết âm nhạc.

Như đã trình bày ở chương 1, nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho SVGDMN được xây dựng chủ yếu dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời bám sát chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ ở nhà trẻ - mẫu giáo. Chương trình này bao gồm: Âm nhạc 1 (Lý thuyết Âm nhạc, Xướng âm và Hát (2 tín chỉ), Đàn phím điện tử (2 tín chỉ) và Phương pháp Giáo dục Âm nhạc (2 tín chỉ).

Với nội dung và thời lượng như trình bày ở chương 1, dành cho đối tượng không chuyên sâu, đa số năng khiếu kém, theo chúng tôi là chưa hợp lý. Lý thuyết Âm nhạc là cơ sở nền tảng về kiến thức Âm nhạc, học tốt lý thuyết Âm nhạc, nắm vững kiến thức và biết vận dụng trong thực hành sẽ giúp người học hình thành năng lực hoạt động Âm nhạc. Tuy nhiên, với nội dung chương trình hiện tại, theo chúng tôi là vượt quá khả năng đối với SVGDMN nói chung, SVGDMN Trường Đại học Đồng tháp nói riêng.

Sinh viên ngành GDMN sau khi tốt nghiệp ra trường, không phải là những người làm trong lĩnh vực Âm nhạc chuyên nghiệp, GVMN không dạy nhạc lý cho trẻ, mà mục đích chính là thông qua Giáo dục Âm nhạc, GVMN dạy trẻ biết cảm thụ Âm nhạc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong Âm nhạc, nhận biết những điều hay, lẽ phải thông qua nội dung của những bài hát...; GVMN không nhất thiết phải hát thật hay như ca sĩ chuyên nghiệp,

nhưng cần phải biết hát để dạy trẻ hát và hát cho trẻ nghe; dạy trẻ vận động theo nhạc và cùng chơi trò chơi âm nhạc với trẻ... Vì vậy, SVGDMN cần được trang bị thật kỹ những kỹ năng thực hành Âm nhạc như đàn và hát cùng với các kỹ năng khác, hỗ trợ cho việc thực hành Âm nhạc như múa và vận động theo nhạc; hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu nhanh, chậm...

Như ở chương 1 đã nêu, mỗi GV tự soạn bài giảng dựa theo đề cương chi tiết (theo chương trình khung của bộ), tự chọn bài dạy hát... điều này đem lại sự phong phú về nội dung dạy hát (SV ở các lớp khác nhau được học những bài hát khác nhau), tuy nhiên nó cũng dẫn đến một hệ lụy là không có sự thống nhất, không đồng bộ trong việc thực hiện chương trình. Vì vậy, trong chương trình dạy chính khóa, chúng ta nên lập kế hoạch cụ thể về nội dung bài dạy hát theo từng chủ đề cụ thể, từ dễ đến khó (chọn những bài hát từ đơn giản đến nâng cao), theo đó mỗi GV có thể tự lựa chọn những bài hát nằm trong nội dung kế hoạch, tuy nhiên GV cũng có thể sưu tầm thêm những bài hát mới để bổ sung vào nội dung chương trình rèn luyện ngoại khóa (có thể là bài hát thiếu nhi hoặc ca khúc dành cho người lớn). Hơn nữa, đối với SVGDMN, hát có liên quan đến nhiều môn học khác như Phương pháp Giáo dục thể chất cho trẻ, Múa và phương pháp dạy múa, Dàn dựng chương trình

lễ hội... do đó, để giúp SV có điều kiện thể hiện khả năng ca hát của mình

thông qua các môn học khác, đồng thời cũng giúp SV rèn luyện nâng cao kỹ năng ca hát, thì việc lập kế hoạch, nội dung bài dạy hát theo từng chủ điểm là yêu cầu cần thiết.

Chúng ta có thể xây dựng kế hoạch theo chủ điểm như sau:

Chđim: Trường lp mu giáo

1. Cháu đi mẫu giáo (tác giả: Phạm Minh Tuấn)

2. Cháu vẫn nhớ trường mầm non (tác giả: Mộng Lân)

Chđim: Gia đình

1. Biết vâng lời mẹ (tác giả: Minh Khang)

2. Bé quét nhà (tác giả: Hà Đức Hậu)

3. Cả tuần đều ngoan (tác giả: Phạm Tuyên).v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)