Một số vấn đề về dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 32)

Trường Đại hc Đồng Tháp

1.2.4.1. Ý nghĩa của việc học hát

Người ta thường nói: “Hát hay không bằng hay hát”. Ca hát được coi là một hoạt động tinh thần lành mạnh và bổ ích trong đời sống của con người, nó không chỉ đem lại cho con người sự lạc quan, yêu đời, mà còn giúp cân bằng tình cảm, lấy lại tinh thần sau những giờ làm việc mệt nhọc.

Hơn nữa, đối với trẻ thơ, ca hát còn là một hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc và được trẻ yêu thích nhất, bởi nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ Nghệ thuật Âm nhạc. Bằng những âm thanh mang tính biểu cảm, âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Nhiều nhà hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò của ca hát với đời sống trẻ thơ, bởi nó tác động trực tiếp đến tâm lí và sinh lí của trẻ, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ. Vì vậy, ca hát được xem là một trong những dạng hoạt động chủ yếu, thường xuyên được tổ chức cùng với các hoạt động khác ở trường mầm non.

Trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non, cùng với các môn khoa học khác, Giáo dục Âm nhạc nói chung hay dạy hát nói riêng là nội dung rất cần thiết, góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trong lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật. Vì vậy, học hát giữ vai trò không kém phần quan trọng trong đào tạo giáo viên Mầm non.

Đối với sinh viên ngành GDMN của Trường Đồng Tháp, ca hát không chỉ là một môn học cần thiết để chuẩn bị cho việc dạy học sau này, mà còn là một trong những hoạt động được rất nhiều SV yêu thích. Ngoài những giờ học trên lớp, để tạo sân chơi lành mạnh cho SV, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: cuộc thi hát ca khúc truyền thống Cách mạng, nhằm giáo dục, nhắc nhớ SV phải “uống nước nhớ nguồn”; cuộc thi hát Mừng Đảng mừng Xuân; câu lạc bộ hát dân ca - hát ru. Học hát, đem lại cho SV nhiều điều bổ ích, chẳng hạn như: tạo vóc dáng đẹp thông qua rèn luyện tư thế ca hát; chữa tật “ngọng” do ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương, hạn chế việc phát âm sai và viết sai chính tả; luyện tập hơi thở đúng trong quá trình học hát, không chỉ giúp sinh viên có giọng hát và giọng nói hay hơn, tốt hơn, mà còn đem lại cho SV sức khỏe tốt…

1.2.4.2. Mục đích, yêu cầu và nội dung học hát

- Mục đích: nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ca hát,

cũng như kỹ năng thực hành âm nhạc nói chung, kỹ năng ca hát nói riêng, ở mức độ cơ bản, tùy theo khả năng của từng cá nhân. Tuy nhiên, ở Trường Đại học Đồng Tháp, cũng như những trường Cao đẳng, Đại học khác (vì theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo), học hát chỉ là một nội dung trong khối kiến thức Giáo dục Âm nhạc cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non, được xếp vào khối kiến thức đại cương, không chuyên sâu; là một phần rất “nhỏ” trong học phần Âm nhạc 1 (bao gồm lý thuyết âm nhạc cơ bản + hình thức Âm nhạc, tập đọc nhạc và hát).

- Yêu cầu chung: học hát, yêu cầu người học phải có năng khiếu ca hát,

có tai nghe âm nhạc tốt, có khả năng nhắc lại một cách chính xác cao độ và tiết tấu; có kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, thanh nhạc; biết thể hiện đúng sắc thái, tình cảm hay tính chất của bài hát; biết kết hợp vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu nhanh, chậm… Điều quan trọng hơn, sinh viên phải biết áp dụng phần lý thuyết âm nhạc vào trong thực hành học hát.

- Nội dung: học hát, được bố trí ở chương 3 của học phần Âm nhạc 1 (10 tiết), nội dung dạy hát giới thiệu một số vấn đề cơ bản trong ca hát như: Giới thiệu sơ lược bộ máy phát âm; Tư thế ca hát; Cách sử dụng hơi thở trong ca hát; Một vài kỹ thuật trong ca hát; Tập thể hiện một số bài hát trong chương trình Giáo dục Âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.

Tuy nhiên hiện nay, như trên đã nói, với chương trình đào tạo theo tín chỉ, học hát chỉ là một phần rất nhỏ trong học phần Âm nhạc 1, qua đó cho thấy môn học này chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, do trình độ năng khiếu của sinh viên ở trường không đồng đều, người được đánh giá có năng khiếu tốt nhất, cũng chỉ đạt ở tầm trung bình khá hoặc khá nếu so với những sinh viên chuyên ngành Âm nhạc (những người có năng khiếu tốt thường chọn ngành Sư phạm Âm nhạc). Hơn nữa, thời lượng dành cho môn học này quá ít (15 tiết/ 1 tín chỉ cho cả phần xướng âm và hát) do đó, GV gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung cũng như những phương pháp phù hợp để giảng dạy cho sinh viên, làm sao vừa đảm bảo yêu cầu của nội dung chương trình, vừa đảm bảo đúng tiến độ…

1.2.4.3. Phương pháp dạy hát

Quy trình dạy hát thường được thực hiện bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp trình bày tác phẩm: Giáo viên trình bày bài hát qua chất

giọng truyền cảm, hát đúng tính chất, sắc thái bài hát kết hợp với sự thể hiện tình cảm qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ đơn giản. Nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho SV nghe hát/ xem hát qua băng/ đĩa ghi hình. Do thời gian trên lớp có hạn, cho nên phần này thường được GV đàn mẫu giai điệu cho SV nghe, rồi sau đó tiến hành luyện tập.

- Phương pháp trực quan: phương pháp trực quan bao gồm trực quan

làm mẫu và các phương tiện trực quan. Các phương tiện trực quan bao gồm đàn phím điện tử, máy chiếu Projector, loa âm thanh...; trực quan làm mẫulà việc giáo viên thể hiện toàn phần hay từng phần của bài hát để sinh viên bắt

chước lặp lại. Trong quá trình dạy học hát, phương pháp này được sử dụng trong phần thực hành luyện tập và sửa sai cho sinh viên, giúp sinh viên thể hiện đúng những yêu cầu trong ca hát như cách bắt đầu vào bài hát sao cho đúng nhịp, hát nhịp nhàng, không bị cuốn theo nhịp - chạy nhịp, hát đúng giai điệu của bài hát...

Sửa sai cho sinh viên trong quá trình thực hành luyện tập ca hát giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với những sinh viên có năng khiếu “tiềm ẩn” - năng khiếu qua luyện tập và những sinh viên năng khiếu kém. Đa số SV thường chưa có thói quen đúng khi hát như: hít thở, lấy hơi đúng chỗ và tư thế khi đứng hát hoặc ngồi hát; nhiều sinh viên chưa quen với cách hát nhanh, hát nảy hay hát ngắt; hát chưa đúng cao độ, tiết tấu... Thầy / Cô cần lưu ý cho SV những chỗ có giai điệu, tiết tấu hoặc ca từ khó hát, nên hát mẫu hoặc đàn mẫu (2 - 3 lần) cho SV nghe và lặp lại, chú ý chữa tật phát âm cho SV như: “rồi” - > “dồi” hoặc “gòi”...

Việc sửa sai cho sinh viên trong giờ học hát cần phải được dựa theo 6 kỹ năng: tư thế ca hát; cách hít thở và cách lấy hơi; kỹ năng tạo âm (hát nhanh, hát chậm, hát nảy, hát ngắt...); hát rõ lời (nhả chữ); hát chính xác cao độ, trường độ, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu của bài hát; hát đồng đều, hòa giọng.

- Phương pháp - biện pháp dùng lời: các biện pháp dùng lời bao gồm đàm

thoại, giải thích và chỉ dẫn.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra, đánh giá là một trong

những bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong quá trình dạy học. Trong đó, kiểm tra được xem như là một phương tiện để đánh giá kết quả học tập của người học. Thông qua kết quả của kiểm tra, đánh giá người học, người dạy sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về khả năng tư duy cũng như mức độ tiếp thu của người học, từ đó điều chỉnh cách dạy và đưa ra những phương hướng GD phù hợp với đối tượng hơn.

Tóm lại, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là cách giáo viên sử dụng để xác nhận kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đã đặt ra.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, hầu như trong suốt quá trình dạy học hát, đa số GV đưa ra nhận xét, góp ý về mức độ và khả năng tiếp thu bài học của sinh viên; chỉ ra những chỗ sinh viên chưa thực hiện được và sửa sai cho sinh viên... GV chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên mà chỉ kiểm tra, đánh giá duy nhất một lần, sau khi đã hoàn thành xong số lượng bài hát trong chương trình, chưa đưa ra được tiêu chí để kiểm tra, đánh giá năng lực và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên một cách cụ thể và khoa học.

1.2.5. Thc trng dy và hc hát Khoa Giáo dc Tiu hc - Mm non, Trường ĐH Đồng Tháp

1.2.5.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, thời gian và phương pháp khảo sát

- Mục đích khảo sát: nhằm tìm hiểu thực tiễn dạy học hát cho sinh viên

ngành GDMN trình độ đại học, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng hát cho SV ngành GDMN, Khoa GD Tiểu học - Mầm non, Trường ĐH Đồng Tháp.

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu thực trạng khả năng học hát của SV

ngành GDMN, Khoa GD Tiểu học - Mầm non Trường ĐH Đồng Tháp; Tìm hiểu thực trạng dạy hát của GV bộ môn Âm nhạc, Khoa GD Tiểu học - Mầm non.

- Đối tượng khảo sát: GV bộ môn Âm nhạc (4GV) và SV ngành

GDMN hệ đại học chính quy khóa 2015 (320 SV)

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015.

Phương pháp khảo sát: xây dựng phiếu điều tra (chúng tôi thiết kế mẫu

phiếu trưng cầu ý kiến, dành cho SV), trao đổi, trò chuyện với GV; xử lí số liệu thu được (các số liệu thu được, được nghiên cứu và tính tỉ lệ phần trăm).

1.2.5.2. Đặc điểm tâm - sinh lý và khả năng học hát của sinh viên

Sinh viên ngành GDMN của trường ĐHĐT, đa số đến từ các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu long và những vùng, miền khác, một số sinh viên là người dân tộc Chăm, Kh’me... và đa số là những người có năng khiếu ở mức dưới trung bình đến trung bình khá, những người có năng khiếu tốt hơn thường thi vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc hoặc chuyên về Thanh nhạc.

Với độ tuổi từ 18 - 22, sự phát triển ổn định về thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý là điều kiện thuận lợi cho việc học tập, cũng như việc học hát của SV. Tuy nhiên, trình độ năng khiếu của SV ở trường không đồng đều, do nhiều nguyên nhân như điều kiện, môi trường, năng khiếu... Mặt khác, do yêu cầu tuyển sinh đầu vào về năng khiếu không cao, không thi thẩm âm - tiết tấu, thí sinh được yêu cầu hát một bản nhạc phổ thông hay một bài hát thiếu nhi (nhạc VN) hoặc một bài hát dân ca Việt Nam, nếu thí sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát là đạt yêu cầu. Vì vậy, chất lượng tuyển sinh đầu vào môn năng khiếu ở trường thấp hơn nhiều so với các trường khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu long cũng như trong cả nước.

Một đặc điểm khác, nhiều SV hát một cách rất tự nhiên theo bản năng, muốn lên giọng hoặc xuống giọng lúc nào tùy thích, không kiểm soát được độ cao giọng hát của mình, khả năng bắt chước kém... Phần lớn SV được tiếp xúc với âm nhạc Cải lương ngay từ nhỏ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thể hiện tính chất của bài hát. Chẳng hạn như, khi GV cho SV hát những bài hát có tính chất trữ tình, đa số SV thể hiện tốt, nhưng nếu hát những bài hành khúc hay những bài có tính chất nhanh, vui thì đa số SV khó thể hiện đúng tính chất của bài hát đó. Ngoài những SV hầu như “không biết hát”, phần lớn SV có năng khiếu thấp, hát khi đúng, khi sai và để giúp SV đó hát đúng là một điều rất khó...

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều sinh viên có chất giọng tốt, ngay từ đầu đã thể hiện rõ năng khiếu của mình qua kì thi tuyển đầu vào, cuộc thi tiếng hát sinh viên năm thứ nhất được tổ chức ở trường, nhằm phát hiện tài năng để có phương hướng đào tạo và bồi dưỡng năng khiếu cho SV.

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng khả năng ca hát nói chung, khả năng học hát nói riêng của SV ngành GDMN, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến GV bộ môn về khả năng ca hát của 320 SV khóa 2015, sau khi SV đã được kiểm tra giữa kỳ nội dung học hát trong học phần Âm nhạc 1, chúng tôi nhận thấy khả năng học hát của sinh viên ở mức trung bình và dưới trung bình chiếm tỉ lệ trên 71 %, số khá giỏi chưa đến 30%. Điều này không chỉ là một thực trạng riêng của Trường Đại học Đồng tháp, mà có thể là tình hình chung trên toàn quốc [Xem phụ lục 7.3; tr. 117].

1.2.5.3. Tình hình giảng dạy của giáo viên

Nhìn chung, trong giảng dạy âm nhạc nói chung, dạy hát cho SVGDMN nói riêng, hầu hết GV Âm nhạc đều thực hiện đúng quy trình dạy học (lập kế hoạch, ra đề thi - đáp án...); đa số GV biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu của từng bài học...

Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc chính thức của khoa là 3 người, nhưng có 2 người đang học thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, trong Khoa chỉ còn một người dạy, do đó phải mời thêm giáo viên của Khoa khác về dạy (Khoa Sư phạm Nghệ thuật). Những giáo viên này là những người mới tốt nghiệp, một số người là SV Âm nhạc của trường được giữ lại, họ là những người giỏi về kiến thức chuyên môn, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, chưa có sự thống nhất về phương pháp giảng dạy cũng như về việc thực hiện nội dung chương trình.

Qua việc thăm dò ý kiến, trao đổi với GV và SV, tôi nhận thấy đa số GV đều chú trọng đến việc dạy phần nhạc lý cho sinh viên nhiều hơn phần tập

đọc nhạc và hát. Trước kia, khi trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi cũng nhiều lần bị “cháy giáo án” vì phần lý thuyết âm nhạc. Ngoài những SV có năng khiếu và đã được học âm nhạc ở trường Trung học Cơ sở, thì đây là học phần tương đối khó đối với nhiều SV, SV phải làm quen với những ký hiệu, thuật ngữ dùng trong âm nhạc, bởi nó khá xa lạ với các em. Vì vậy, mặc dù bài học đã được dặn về nhà chuẩn bị trước và khi đến lớp được GV giảng lại nhiều lần nhưng hầu như các em vẫn chưa hiểu sâu kiến thức của bài.

Mặt khác, do thời lượng của môn học được giới hạn trong 2 tín chỉ/ 30 tiết, nếu lớp học có nhiều SV chăm chỉ, có năng khiếu tốt và tiếp thu bài nhanh, GV sẽ dễ dàng thực hiện đúng nội dung và thời gian quy định của bài dạy. Ngược lại, nếu lớp học có nhiều SV năng khiếu kém, tiếp thu bài chậm GV sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc giảng giải nội dung từng bài để giúp SV hiểu thông suốt, do vậy giờ dạy lý thuyết sẽ kéo dài thời gian sang giờ dạy tập đọc nhạc và hát, điều này dẫn đến việc cả Cô/Thầy và trò phải “chạy nước rút” trong phần tập đọc nhạc và hát, nghĩa là Cô/Thầy phải dạy nhanh để đảm bảo đúng tiến độ và nội dung bài dạy. Vì vậy, giờ học này GV không còn nhiều thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 32)