Xây dựng tiến trình thực hiện rèn luyện kỹ năng ca hát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 56 - 74)

Trước tình hình giảng dạy bộ môn Âm nhạc cũng như dạy học hát cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một tiến trình cụ thể, phù hợp với nội dung, yêu cầu của chương trình và phù hợp với đối tượng sinh viên ở trường, để việc dạy học hát cũng như rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên đạt được kết quả tốt hơn.

2.2.3.1. Mục đích - Yêu cầu

Mục đích: nhằm giúp SV có cơ sở kiến thức (sườn bài) để có thể tự soạn bài ở nhà trước khi đến lớp; hướng dẫn SV cách tự học, tự rèn luyện kỹ năng ca hát trong giờ học ngoại khóa... từ đó nâng cao năng lực thực hành âm nhạc nói chung, kỹ năng ca hát nói riêng.

Yêu cầu:

- Kiến thức: nắm vững kiến thức nhạc lý về nhịp, phách, tiết tấu, gam, giọng... - Kỹ năng: biết phân tích câu, đoạn, nhịp, phách; hát chuẩn xác giai điệu bài hát.

- Thái độ: nghiêm túc, siêng năng và nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập.

Trước khi xây dựng nội dung tiến trình, chúng tôi xin đề cập về một số đặc điểm của các bài hát trong chương trình GDMN cho trẻ ở Trường Mầm non. Điều này giúp sinh viên có cái nhìn khái quát và hiểu biết sơ lược về cấu trúc câu, đoạn; tiết tấu, giai điệu... của các bài hát mà SV sẽ được học, cũng như sẽ áp dụng trong dạy hát cho trẻ sau này.

2.2.3.2. Đặc điểm các bài hát trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ

- Về thể loại: Theo tác giả Ngô Thị Nam, trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non, các bài hát được phân chia thành 3 loại, đó là bài hát trữ tình, bài hát hành khúc và bài hát vui hoạt.

+ Bài hát trữ tình là những bài hát có giai điệu mượt mà, du dương, êm ái, dịu dàng và sâu lắng. Giai điệu của bài hát trữ tình rất đa dạng và phong phú, hầu như sử dụng tất cả các bước tiến hành từ quãng đồng âm (quãng 1 đúng), bước lần (quãng 2) cho đến các bước nhảy (quãng 3, 4, 5...)

+ Bài hát hành khúc là những bài hát có tiết tấu khá mạch lạc, rõ ràng, thường sử dụng dấu chấm dôi, móc giật; nhịp độ được viết ở nhịp có hai phách (nhịp 24), vừa phải, phù hợp với bước đi hay bước hành quân của người chiến sĩ; có âm điệu rõ ràng, rắn rỏi, khỏe mạnh; đường nét giai điệu thường có các quãng nhảy (quãng 4 và quãng 5) mang tính chất hiệu triệu - kêu gọi, thôi thúc, nghị lực, thể hiện tinh thần lạc quan, hùng tráng và ý chí kiên cường của người chiến sĩ.

+ Bài hát vui hoạt là những bài hát có giai điệu mang tính chất vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh hoặc rộn ràng, hài hước, dí dỏm, châm biếm, đôi khi mô phỏng tiếng cười và tiếng chim hót… Những bài hát này thường được viết ở nhịp độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi động bằng âm thanh linh hoạt, trôi chảy, sáng, gọn và sắc; tiết tấu ổn định rõ ràng, có sự lặp lại nhiều lần một âm hình để thống nhất các động tác, bước đi, bước nhảy…

- Cấu trúc hình thức: Đa số bài hát trong chương trình Giáo dục Âm

nhạc cho trẻ ở Trường Mầm non được viết ở hình thức một đoạn đơn giản có nhắc lại, điển hình như: Hòa bình cho bé của nhạc sĩ Huy Trân, Nu na nu nống của tác giả Phạm Thị Sửu, Đôi dép của tác giả Hoàng Kim Định…;một số bài dành cho Cô hát cháu nghe có cấu trúc 2 đoạn đơn có tái hiện như Màu

áo chú Bộ đội của tác giả Nguyễn Văn Tý [Xem phụ lục 5.7; tr. 110], Em là

chim Câu trắng của tác giả Trần Ngọc... [Xem phụ lục 5.6; tr. 109]

- Loại nhịp: Các bài hát đa phần được viết ở loại nhịp (24).

- Thang âm - điệu thức: Qua phân tích các bài hát trong tuyển tập bài

số bài hát được xây dựng trên thang 3 âm, 4 âm và thang 5 âm, có bài được xây dựng trên sự kết hợp của 2 thang 5 âm. Chẳng hạn như giai điệu bài hát

Hòa bình cho bé của tác giả Huy Trân [Xem phụ lục 5.1; tr. 105] và bài hát

Trường chúng cháu là Trường Mầm non của tác giả Phạm Tuyên [Xem phụ

lục 5.4; tr. 107], được xây dựng trên thang 5 âm (F – G – A – C - D), với chủ âm là Fa …; bài hát Đôi dép của tác giả Hoàng Kim Định , được xây dựng trên thang 5 âm (C - D - E - G - A) với chủ âm là Đô; Trời nắng, trời mưa của tác giả Đặng Nhất Mai [Xem phụ lục 5.5; tr 108], được xây dựng trên giọng F dur, không sử dụng quãng nửa cung (không có nốt si giáng)…

- Quãng: Trong các bài hát quãng được sử dụng đa phần không quá 1

quãng tám, phù hợp với cữ giọng của trẻ; hầu như các quãng 4 đúng, 5 đúng, 6 trưởng được dùng nhiều trong các bài hát…

- Điệu tính: Đa số bài hát được viết ở các giọng F dur, G dur, D dur,

C dur, một số bài hát được viết ở giọng e moll, A dur…

- Trường độ - Tiết tấu: Hầu hết các bài hát đều có tiết tấu đơn giản, sử

dụng trường độ nốt móc đơn, nốt đen, nốt đen chấm dôi, nốt trắng và dấu lặng đơn, lặng đen; ít sử dụng nốt móc kép.

2.2.3.3. Nội dung thực hiện tiến trình

Tiến trình rèn luyện kỹ năng ca hát cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non được thực hiện theo các yêu cầu như sau:

- Bước 1: Lựa chọn một số bài hát theo chủ đề, có tính chất khác nhau

như bài hát trữ tình, vui hoạt hay bài hát hành khúc, phù hợp với khả năng ca hát của SV, nội dung mang tính nghệ thuật và tính giáo dục cao.

Khi lựa chọn bài hát, giáo viên nên dựa vào kết quả của việc phân loại năng khiếu để có phương hướng lựa chọn bài hát sao cho phù hợp với khả năng ca hát của sinh viên, những bài hát này có thể chia thành hai phần, đó là bài hát bắt buộc và bài hát tự chọn.

Đối với những bài hát bắt buộc, giáo viên có thể dựa theo phân phối chương trình GDAN cho trẻ ở trường Mầm non, lựa chọn một số bài hát tương đối đơn giản, phù hợp với khả năng ca hát chung của đa số SV, có nội dung theo từng chủ đề trong chương trình GDAN cho trẻ mầm non,những bài hát này thường có độ dài từ 8 đến 16 nhịp, viết ở hình thức một đoạn đơn, có nhắc lại hoặc không có nhắc lại, cấu trúc vuông vắn.

Đối với những bài hát tự chọn, nếu đa số sinh viên trong lớp có năng khiếu tốt, GV có thể chọn những bài hát tương đối dài, có tiết tấu, giai điệu “khó - phức tạp”. Ngược lại, nếu đa số sinh viên trong lớp thuộc nhóm năng khiếu kém hơn, thì GV nên lựa chọn những bài hát ngắn, có tiết tấu đơn giản hơn, giai điệu dễ hát hơn... GV nên chọn một số bài hát tương đối dễ, để tất cả SV trong lớp cùng học, chọn thêm những bài tương đối khó cho những SV có năng khiếu tốt hơn. Trong quá trình dạy học hát, GV cho SV hoạt động/ ngồi theo nhóm để thuận tiện cho việc hướng dẫn và giao bài tập về nhà.

Giáo viên có thể lựa chọn một số bài hát trong Tuyển tập trẻ thơ

háthoặc Trẻ Mầm non ca hát do tác giả Hoàng Văn Yến biên soạn; lựa chọn một số bài hát theo chủ đề đã được chọn sẳn trong các tài liệu Tuyển chọn Trò

chơi, Bài hát, Thơ ca, Truyện, Câu đố theo chủ đề cho từng độ tuổi do Viện

Chiến lược và Chương trình Giáo dục biên soạn; sưu tầm, bổ sung những bài hát mới dành cho thiếu nhi, những ca khúc học đường, những bài hát dân ca, đặc biệt là những bài dân ca địa phương... đảm bảo tính nghệ thuật và tính giáo dục, phù hợp với đối tượng sinh viên.

- Bước 2:Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Sinh viên cần phải tìm hiểu tác giả, tác phẩm và nội dung bài hát trước khi tiến hành học hát cũng như rèn luyện các kỹ năng ca hát (nếu có thể) hoặc ít nhất cũng nên biết tên tác giả của bài hát.

Trong thực tế, rất nhiều người chỉ biết hát và khen một bài hát nào đó rất hay nhưng lại không biết tác giả bài hát đó là ai. Việc tìm hiểu tiểu sử của

tác giả, không chỉ tạo cho sinh viên thói quen nhớ tên tác giả bài hát mà còn giúp cho sinh viên mở rộng vốn hiểu biết cũng như về kiến thức. Nếu là những bài hát dân ca, thì giáo viên nên yêu cầu sinh viên tìm hiểu về địa lý vùng, miền, xuất xứ của bài hát dân ca đó.

Tìm hiểu, nghiên cứu bài hát trước khi học hát là việc làm rất cần thiết trong quá trình học hát hay rèn luyện các kỹ năng ca hát, giúp sinh viên nắm vững những yêu cầu của bài hát để biết cách xử lý và thể hiện bài hát tốt hơn.

- Bước 3: Phân tích sơ lược bài hát

Phân tích sơ lược bài hát trước khi học hát, giúp sinh viên có được cái nhìn tổng thể về cấu trúc câu, đoạn, sự nhắc lại hay không nhắc lại của các âm hình tiết tấu, câu nhạc, đoạn nhạc của bài hát, dự kiến được những chỗ giai điệu khó hát... từ đó sinh viên sẽ dễ nhớ và mau thuộc bài hát, tìm cách khắc phục những chỗ hay hát sai.

Giáo viên hướng dẫn sinh viên phân tích sơ lược bài hát bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau:

+ Bài hát gồm có bao nhiêu ô nhịp, viết ở hình thức nào, loại nhịp nào? Bài hát chia thành mấy câu nhạc?

+ Bài hát được viết ở giọng gì?

+ Hãy viết theo thứ tự từ thấp lên cao những âm thanh được sử dụng trong bài hát đó.

+ Các trường độ âm thanh được sử dụng trong bài là gì? (nhiều nhất là những trường độ nào? Ít nhất là những trường độ nào?...)

+ Âm hình tiết tấu được sử dụng trong bài hát là gì? Có sự nhắc lại hay không nhắc lại?...

Ví d 2: Dạy bài hát Hòa bình cho bé - Nhạc và lời của nhạc sĩ Huy Trân. Phân tích sơ lược bài hát như sau:

+ Bài hát được viết ở nhịp 24, hình thức 1 đoạn đơn giản có nhắc lại, cấu trúc vuông vắn, gồm có 10 ô nhịp, chia thành 2 câu nhạc (8 + 8), mỗi câu chia thành 2 tiết nhạc (4 + 4).

Sơđồ cấu trúc

Câu 1 (nhịp 1 - nhịp 8) Câu 2 (nhắc lại câu 1, có thay đổi ở nhịp 9, 10)

8 nhịp 8 nhịp

(4 + 4) (4 + 4)

(Kết bậc V) (Kết bậc I)

+ Bài hát được viết trên điệu Cung của Trung Quốc (Fa, Sol, La, Đô, Rê), nhưng nếu viết theo thứ tự nốt từ thấp lên cao của âm vực bài hát, thì ta lại có điệu Bắc của Việt Nam (Đồ, Rê, Fa, Sol, La, Đố).

+ Thang âm của bài hát được xây dựng trên những âm sau đây: (Từ nốt Đô đến nốt La ở quãng tám thứ nhất: c1 - a1)

Đồ...Rê...Fa...Sol... La

+ Các trường độ âm thanh: nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng và có sự tham gia của dấu lặng đơn.

+ Âm hình tiết tấu chủ đạo:

- Bước 4: Xác định mục tiêu của nội dung bài hát sẽ giúp cho cả thầy

và trò (GV và SV) có phương hướng thiết lập kế hoạch cụ thể, nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của bài học một cách tốt nhất, đồng thời tạo nên sự chủ động trong quá trình tương tác giữa thầy/cô và trò - giữa GV với SV trên lớp.

- Bước 5: Tư thế ca hát ảnh hưởng không nhỏ đến sự cảm thụ âm nhạc

của trẻ, đồng thời góp phần tạo nên dáng dấp, tác phong của người giáo viên. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, SVGDMN cần được luyện tập để có tư thế đẹp ở mọi lúc, mọi nơi thông qua quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung, rèn luyện tư thế ca hát nói riêng, từ đó tạo cho bản thân có một vóc dáng đẹp, có tác phong sư phạm tốt.

Vì vậy, trong quá trình dạy học hát, GV nên nhắc nhở sinh viên thường xuyên chú ý đến tư thế ca hát của mình để điều chỉnh kịp thời.

- Bước 6: Xử lý hơi thở

Xử lý hơi thở là một yêu cầu rất cần thiết trong ca hát, bởi đó là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho nội lực của giọng hát, góp phần làm cho âm thanh vang, sáng, rõ... Vì vậy, người hát cần phải luôn luôn biết cách kiểm soát hơi thở của mình, điều khiển tốt hoạt động lấy hơi và đẩy hơi, nếu không sẽ dễ dẫn đến việc hụt hơi hoặc đuối hơi khi hát.

Qua thực tế giảng dạy và kết quả của việc trưng cầu ý kiến GV, của SV, chúng tôi nhận thấy đa số SVGDMN chưa nhận thức được những điều nói trên, SV chưa kiểm soát được hơi thở của mình trong quá trình ca hát, chưa có kỹ năng điều khiển các cơ quan phát âm phối hợp với hơi thở để tạo ra âm thanh chính xác, rõ ràng... do đó dẫn đến việc SV hát sai cao độ, bị đuối hơi - hụt hơi khi hát. Vì vậy, trong quá trình dạy học hát, giáo viên cần dành ít phút cho sinh viên luyện tập hơi thở trước khi bắt đầu học hát. Giáo viên nên dự kiến những chỗ cần lấy hơi, ngắt hơi... để hướng dẫn SV thực hiện.

Trong dạy học hát cho SVGDMN, Trường Đại học Đồng Tháp, kiểu thở ngực được áp dụng phổ biến, bởi kiểu thở này tạo ra âm thanh nhẹ nhàng với âm lượng nhỏ, đáp ứng yêu cầu những thể loại không có cao trào lớn, những bài ca khúc trữ tình nhỏ, những bài hát dân ca, giai điệu dịu dàng, uyển chuyển với tầm cữ âm nhạc tương đối hẹp, phù hợp với điều kiện dạy học hát cho SVGDMN. Đa số bài hát được chọn dạy cho những đối tượng này thường là những bài hát ngắn, dành cho thiếu nhi ở lứa tuổi mẫu giáo và một số bài dân ca. Hơn nữa, trong quá trình dạy hát cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non, chúng tôi nhận thấy hầu hết sinh viên, đều hít thở ngực, hát giọng thật, hầu như chưa có sinh viên hát được giọng giả.

Một số lỗi thường gặp dẫn đến việc sinh viên bị hụt hơi khi hát, là do sinh viên lấy hơi và đẩy hơi chưa đúng cách, chưa có kỹ năng ca hát, chưa có thói quen điều khiển khẩu hình và âm lượng khi hát... Vì vậy, để khắc phục những lỗi này, giáo viên cần chú ý những điều sau đây:

Thứ nhất, GV cần hướng dẫn SV biết cách hít thở - cách lấy hơi khi hát. Thứ hai, yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước về tác phẩm để dự kiến những chỗ cần lấy hơi, ngắt hơi, hát to, hát nhỏ... sao cho hợp lý ở từng phần của bài hát.

Thứ ba, cần chú ý việc mở rộng khẩu hình,hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang, thay vào đó GV nên tập cho sinh viên biết cách mở miệng theo chiều rộng. Việc mở khẩu hình theo chiều rộng, sẽ giúp cho âm thanh được vang, sáng và tròn tiếng. Ngược lại, nếu mở khẩu hình theo chiều ngang sẽ làm âm thanh bị chói và không tròn tiếng.

Thứ tư, để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ trong khi hát, SV cần biết cách điều khiển làn hơi của mình, giữ hơi và đẩy hơi đều đặn. Đây cũng là một cách để giữ gìn thanh quản khỏi bị khan tiếng hay tổn thương [38].

Ví d 3:

- Luyn hơi th thông qua bài tp hát nhanh và hát lin tiếng: trong phần này, chúng tôi dựa theo tài liệu Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc,

tập 2, do tác giả Ngô Thị Nam chủ biên [23], có sử dụng các mẫu luyện thanh ở các trang 26, 27 và trang 29. Tuy nhiên, để giúp SV được rèn luyện và nhớ cao độ của các âm thanh trong những bài hát, chúng tôi đã thay đổi độ cao theo thang âm 5 âm: (C – D – F – G – A), (C – D – F – G - A).

Yêu cầu: SV cần đứng thẳng, thả lỏng người, lấy hơi sâu ở đầu mỗi câu

nhạc, giữ hơi và đẩy hơi đều đặn, hát liền tiếng trong một hơi; SV hát nhấn ở đầu mỗi ô nhịp; hàm trên gần như cố định nhưng không căng cứng, hàm dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 56 - 74)