Vài nét về Trường Đại học Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 26)

Trường ĐH Đồng Tháp được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04 tháng 09 năm 2008 về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp, với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ ĐH và sau ĐH cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, cán bộ quản lí giáo dục; nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu long và cả nước.

Toàn trường có 13 Khoa đào tạo chuyên ngành, 14 phòng chức năng, 05 trung tâm, 01 Tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN), 01 Thư viện trung tâm, 01 Trường Mầm non Hoa hồng, 01 Trạm y tế và 01 Ban quản lí Kí túc xá. Trường có 586 công chức, viên chức, 89,9 % giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 02 phó giáo sư, 55 tiến sĩ, 75 nghiên cứu sinh, 79 GV đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Hiện tại, nhà trường đã hoàn thành xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã Được QUACERT cấp giấy chứng nhận có giá trị từ ngày 05/08/2011, đồng thời thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo, đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên. Đây là sự khẳng định bước tiến của trường trong việc nâng cao năng lực quản lý, cũng như

đảm bảo chất lượng dạy và học nói chung, dạy học âm nhạc hay dạy học hát nói riêng.

1.2.2. Khoa Giáo dc Tiu hc - Mm non

1.2.2.1. Lịch sử hình thành

Khoa GD Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Đồng Tháp có lịch sử hình thành từ Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp, thành lập ngày 26/12/1975 theo quyết định của Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến tháng 4/1989, Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp được hợp nhất với Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, toàn bộ Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp được đổi thành Khoa Trung học có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Tiểu học cho tỉnh Đồng Tháp.

1.2.2.2. Mục tiêu và quy mô đào tạo

- Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một vàĐào tạo giáo viên Tiểu học.

- Qui mô và tổ chức đào tạo của Khoa: Hiện nay, tổng số sinh viên và

học viên Khoa đang đào tạo trong và ngoài tỉnh là 6.851, trong đó: tổng số sinh viên của hệ chính quy là 4.290 sinh viên, bao gồm cả 2 ngành GDTH (2.313 SV CĐ/ ĐH) và GDMN (1.978 SV CĐ/ ĐH); tổng số học viên của hệ đào tạo không chính quy tại trường là 934 học viên TC/ CĐ/ ĐH (ngành GDMN), tại các tỉnh liên kết là 1.627 học viên (ngành GDMN).

1.2.2.3. Đội ngũ và trình độ CBGV của Khoa

- Về đội ngũ CBGV: Hiện tại, Khoa có 56 CBGV (nhiều nhất so với số

lượng GV của các khoa khác), trong đó có 3 GV dạy Âm nhạc, 2 GV Mỹ thuật, 8 Chuyên viên quản lí và Giáo vụ khoa, số còn lại là các GV bộ môn khác.

tập nâng cao trình độ là: 01 GV đang học nghiên cứu sinh tại Đức, 01 GV đang là nghiên cứu sinh tại Trung Quốc, 09 GV đang nghiên cứu sinh trong nước, 06 GV đang học cao học trong nước. Ngoài đội ngũ trên Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non còn có một số GV ở các khoa khác của trường tham gia giảng dạy một số học phần trong chương trình đào tạo của Khoa.

- Về trình độ chuyên môn của các GV âm nhạc: Hiện nay, Khoa Giáo

dục Tiểu học - Mầm non có 02 GV đang học Cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc trong nước, 01 GV trình độ Đại học và mời giảng 3 GV thuộc Khoa Sư phạm Nghệ thuật, trong đó có 01 GV trình độ thạc sĩ, 01 GV đang học Cao học và 01 GV trình độ Đại học (mới tốt nghiệp được giữ lại trường).

1.2.2.4. Cơ sở vật chất

Hiện nay, để phục vụ cho việc giảng dạy các môn học mang tính đặc thù của GDMN, nhà trường đã trang bị cho Khoa 02 phòng thực hành mầm non; 02 phòng đàn, mỗi phòng có 22 cây đàn Organ điện tử; 01 đàn Piano, 01 máy chiếu, 01 dàn âm thanh.

Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học môn Âm nhạc cho SV của khoa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do cách sắp xếp, bày trí chưa hợp lý, chẳng hạn như sử dụng phòng dạy đàn để dạy Lý thuyết Âm nhạc và hát (tên học phần là Âm nhạc 1); do số lượng sinh viên của khoa “khá đông” (4.290 sinh viên), nên khi có nhiều lớp học môn Âm nhạc cùng một giờ, dẫn đến việc thiếu phòng học bộ môn - phòng chức năng...

1.2.3. Vai trò ca b môn Âm nhc đối vi sinh viên Giáo dc Mm non, Trường Đại hc Đồng Tháp Trường Đại hc Đồng Tháp

1.2.3.1. Vị trí của Giáo dục Âm nhạc trong đào tạo giáo viên mầm non

Giáo dục Âm nhạc trong đào tạo GVMN, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở các Trường Mầm non. Với chức năng giải trí, xã hội và mang tính giáo dục

cao, âm nhạc có vai trò giáo dục toàn diện về các mặt: đức - trí - thể - mỹ cho trẻ mẫu giáo, học sinh và sinh viên nói riêng.

Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở trường Đại học nói chung, Trường Đại học Đồng Tháp nói riêng, Giáo dục Âm nhạc hay dạy học hát, giữ vai trò không kém phần quan trọng so với các môn học khác. Môn học này không chỉ trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc cũng như những kiến thức về ca hát, để SV có khả năng thực hành âm nhạc sau khi ra trường mà còn là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả nhất, góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm và lối sống đạo đức, thẩm mỹ đúng đắn cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa như tham gia CLB Âm nhạc, tham gia thi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày lễ, tết… và các cuộc thi văn nghệ khác.

Vì vậy, để góp phần giúp sinh viên chuẩn bị hành trang vào đời tự tin, năng động… GV cần trang bị thật kỹ những kiến thức và kỹ năng cơ bản về âm nhạc, cũng như rèn luyện các kỹ năng ca hát cho SV… từ đó, SV có khả năng thực hành âm nhạc tốt hơn và có thể áp dụng vào công việc giảng dạy sau này.

Tóm lại, GDAN ở trường đại học không chỉ giúp sinh viên trang bị những kiến thức và kỹ năng âm nhạc cần thiết, mà còn bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc, rèn luyện tác phong, đạo đức chuẩn mực của một nhà giáo tương lai…

1.2.3.2. Mục tiêu, chương trình, giáo trình và tài liệu ở Trường Đại học Đồng Tháp

- Mục tiêu GDAN trong đào tạo GVMN: nhằm trang bị cho SV những

kiến thức âm nhạc cơ bản cần thiết nhất; rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để SV hát đúng, diễn cảm; biết vận dụng kiến thức lý thuyết âm nhạc vào thực hành học hát, có khả năng tự vỡ bài hát mới đơn giản... Từ đó, giúp SV có kỹ năng thực hành âm nhạc cũng như kỹ năng ca hát... để áp dụng vào việc dạy học sau khi ra trường.

- Chương trình giáo dục Âm nhạc cho SVGDMN: trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, Âm nhạc được chia thành nhiều học phần, trong đó vừa có những học phần thuộc nhóm môn học cơ bản như Âm nhạc 1 và học phần Đàn phím điện tử, nhưng cũng có học phần được xếp vào nhóm môn học chuyên ngành như học phần Phương pháp Giáo dục Âm nhạc...

Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho SVGDMN được xây dựng chủ yếu dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời bám sát chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ ở nhà trẻ - mẫu giáo. Chương trình này được chia thành 3 phân môn như sau: Lý thuyết Âm nhạc - xướng âm và hát là một học phần (2 tín chỉ/ 30 tiết/ 15 tuần); Đàn phím điện tử (2 tín chỉ/ 30 tiết/ 15 tuần); Phương pháp giáo dục Âm nhạc (2 tín chỉ).

Trong đó, lý thuyết Âm nhạc gồm 15 tiết/ 01 tín chỉ, SV được trang bị những kiến thức cơ bản thông qua nội dung của từng chương - từng bài: Âm thanh - Cao độ; Độ dài - tiết tấu; Quãng; Hợp âm, Điệu thức - Gam - Giọng; Xác định giọng và dịch giọng; Sơ lược về hình thức âm nhạc (hình thức một, hai, ba đoạn nhạc; câu nhạc, đoạn nhạc...). Tập đọc nhạc và hát gồm 15 tiết/ 01 tín chỉ, SV được luyện tập các bài tập đọc nhạc ở giọng C dur, a moll; G dur, e moll; F dur, d moll và D dur, h moll; tiết tấu từ đơn giản đến tương đối phức tạp, chủ yếu là những tiết tấu có hình nốt trắng, nốt đen, đen chấm dôi, nốt móc đơn, ít sử dụng nốt đơn chấm và những móc kép. Sau mỗi bài học tập đọc nhạc, SV sẽ được áp dụng học một bài hát có tiết tấu tương tự và cùng giọng với bài tập đọc nhạc. Những bài hát được sử dụng trong giờ học hát của SV, thường là những bài hát trong chương trình GDAN cho trẻ ở trường mầm non (tuyển tập bài hát Trẻ thơ hát do Hoàng Văn Yến chủ biên) và GV được tự chọn bài hát theo chủ đề.

Với thời lượng trong 2 tín chỉ/ 30 tiết, GV phải truyền tải cho SV GDMN một khối lượng kiến thức rất nhiều, vì vậy theo chúng tôi cách bố trí

thời lượng ở đây là chưa hợp lý, nếu GV dạy xong phần lý thuyết Âm nhạc rồi mới chuyển sang phần dạy tập đọc nhạc và hát thì sẽ không đủ thời gian cho TĐN và hát. Bởi vì, đây là môn học mang tính đặc thù, thuộc lĩnh vực năng khiếu nhưng không phải tất cả SVGDMN đều có năng khiếu tốt, thậm chí còn có nhiều SV không có năng khiếu. Hơn nữa, sinh viên đại học và sinh viên cao đẳng có khả năng, trình độ nhận thức không đồng đều, có thể nói là có sự chênh lệch rất lớn, nhưng trong đào tạo tín chỉ, hai đối tượng này cùng học chung một chương trình ở các môn học đại cương và một số môn chuyên ngành. Tuy nhiên, do đặc thù của môn học, nên đối với học phần Âm nhạc 1, SV được xếp học theo lớp, nhưng điều này vẫn đem lại không ít khó khăn cho GV trong việc thực hiện và đảm bảo yêu cầu chương trình [Xem phụ lục 7.2; tr. 117 ].

- Về giáo trình, tài liệu: Hiện nay, Để phù hợp với thời lượng của

chương trình và khả năng người học, giáo trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho SVGDMN được giảng viên soạn lại thành bài giảng, nội dung dựa theo các giáo trình, tài liệu của những tác giả như: Lý thuyết Âm nhạc cơ bản của tác giả Phạm Tú Hương, Âm nhạc và Phương pháp Giáo dục Âm nhạc, tập I

của tác giả Ngô Thị Nam, Giáo dục Âm nhạc, tập I của Ngô Thị Nam Phạm

Thị Hòa (đồng tác giả), giáo trình Âm nhạc - Kí xướng âm, tập 2của Lê Đức

Sang và Trịnh Hoài Thu (đồng tác giả)... Nhìn chung, theo học chế tín chỉ thì

hầu như chưa có tài liệu biên soạn về dạy học hát dành riêng cho SV chuyên ngành GDMN, chỉ có giáo trình dạy hát dành cho SV chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc hoặc Thanh nhạc.

- Về việc soạn giáo án: Ngày nay, cùng với sự tiến bộ về khoa học công

nghệ thông tin, hầu hết các giảng viên nói chung, giảng viên âm nhạc của trường nói riêng, đều biết vận dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Tuy nhiên, hầu như các giảng viên ở trường chỉ biên soạn bài

giảng qua phần mềm chương trình Powerpoint, chưa có ai sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy Âm nhạc cũng như trong các giờ dạy học hát.

Mỗi giảng viên đều phải xây dựng đề cương chi tiết môn học và biên soạn bài giảng từng môn học mà mình được phân công giảng dạy. Dựa theo đề cương chi tiết trên, mỗi GV tự chọn bài hát để dạy cho SV. [Xem phụ lục 3; tr. 94].

1.2.4. Mt s vn đề v dy hc hát cho sinh viên ngành giáo dc mm non, Trường Đại hc Đồng Tháp Trường Đại hc Đồng Tháp

1.2.4.1. Ý nghĩa của việc học hát

Người ta thường nói: “Hát hay không bằng hay hát”. Ca hát được coi là một hoạt động tinh thần lành mạnh và bổ ích trong đời sống của con người, nó không chỉ đem lại cho con người sự lạc quan, yêu đời, mà còn giúp cân bằng tình cảm, lấy lại tinh thần sau những giờ làm việc mệt nhọc.

Hơn nữa, đối với trẻ thơ, ca hát còn là một hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc và được trẻ yêu thích nhất, bởi nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ Nghệ thuật Âm nhạc. Bằng những âm thanh mang tính biểu cảm, âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Nhiều nhà hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò của ca hát với đời sống trẻ thơ, bởi nó tác động trực tiếp đến tâm lí và sinh lí của trẻ, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ. Vì vậy, ca hát được xem là một trong những dạng hoạt động chủ yếu, thường xuyên được tổ chức cùng với các hoạt động khác ở trường mầm non.

Trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non, cùng với các môn khoa học khác, Giáo dục Âm nhạc nói chung hay dạy hát nói riêng là nội dung rất cần thiết, góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trong lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật. Vì vậy, học hát giữ vai trò không kém phần quan trọng trong đào tạo giáo viên Mầm non.

Đối với sinh viên ngành GDMN của Trường Đồng Tháp, ca hát không chỉ là một môn học cần thiết để chuẩn bị cho việc dạy học sau này, mà còn là một trong những hoạt động được rất nhiều SV yêu thích. Ngoài những giờ học trên lớp, để tạo sân chơi lành mạnh cho SV, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: cuộc thi hát ca khúc truyền thống Cách mạng, nhằm giáo dục, nhắc nhớ SV phải “uống nước nhớ nguồn”; cuộc thi hát Mừng Đảng mừng Xuân; câu lạc bộ hát dân ca - hát ru. Học hát, đem lại cho SV nhiều điều bổ ích, chẳng hạn như: tạo vóc dáng đẹp thông qua rèn luyện tư thế ca hát; chữa tật “ngọng” do ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương, hạn chế việc phát âm sai và viết sai chính tả; luyện tập hơi thở đúng trong quá trình học hát, không chỉ giúp sinh viên có giọng hát và giọng nói hay hơn, tốt hơn, mà còn đem lại cho SV sức khỏe tốt…

1.2.4.2. Mục đích, yêu cầu và nội dung học hát

- Mục đích: nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ca hát,

cũng như kỹ năng thực hành âm nhạc nói chung, kỹ năng ca hát nói riêng, ở mức độ cơ bản, tùy theo khả năng của từng cá nhân. Tuy nhiên, ở Trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hát cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học đồng tháp (Trang 26)