Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 35 - 37)

1.3.1. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun

Sơ đồ 1.3: Tự học có hướng dẫn theo mô đun

Nội dung chính của phương pháp dạy học này là nhờ các mô đun mà học sinh được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học được phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống bài kiểm tra, học sinh có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tiểu mô đun. Bằng cách này HS có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình.

Trong phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun thì giáo viên chỉ giúp đỡ khi học sinh cần thiết, chẳng hạn như: giải đáp các thắc mắc, sửa những

Không đạt Không

đạt

Giới thiệu cách dùng mô đun HS nghiên cứu mô đun thứ

nhất để giải quyết vấn đề

HS tự học theo nhịp độ riêng của mình HS tự đánh giá bằng các bài

kiểm tra trung gian

Nghiên cứu mô đun tiếp theo

Giáo viên giúp đỡ khi cần thiết Đạt GV đánh giá bằng bài kiểm tra kết thúc

sai xót của học sinh, động viên họ học tập. Kết thúc mỗi mô đun, giáo viên đánh giá kết quả học tập của họ. Nếu đạt học sinh chuyển sang mô đun tiếp theo. Nếu không đạt học sinh thảo luận với giáo viên về những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của mô đun với nhịp độ riêng.

Phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun đảm bảo tuân theo những nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây:

+ Nguyên tắc cá thể hoá trong học tập.

+ Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở học sinh kỹ năng tự học từ thấp đến cao. + Nguyên tắc giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh sau quá trình tự học, giúp đỡ họ khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập.

Ưu điểm:

+ Giúp học sinh học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì mô đun là tài liệu tự học học sinh có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện.

+ Tạo điều kiện cho học sinh học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng cao được chất lượng dạy học thực tế.

+ Tránh được sự tuỳ tiện của giáo viên trong quá trình dạy học vì nội dung và phương pháp dạy học đều đã được văn bản hoá.

+ Cập nhật được những thông tin mới về khoa học và công nghệ do đó có điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung nội dung mới và tài liệu dạy học (nhờ các mô đun phụ đạo).

+ Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, theo dõi kèm cặp một cách tối ưu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học.

+ Đảm bảo được tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vì người học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện được thói quen tự học để học sinh tự đào tạo suốt đời.

Nhược điểm:

+ Việc thiết kế hệ thống mô đun dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo mô đun khá công phu và tốn kém.

+ Đòi hỏi học sinh phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định. + Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 35 - 37)