Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đi đến kết luận sau:
Sử dụng tài liệu đề ra là khả thi và có hiệu quả. Tài liệu đã có tác dụng rõ rệt nâng cao hứng thú học tập, lòng tự tin của HS vào khả năng học tập của bản thân, rèn luyện cho họ tự lực hoàn thành được nhiệm vụ học tập, tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng năng lực tự học.
TNSP đã phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của các tài liệu đã sử dụng và khẳng định được những điều kiện cần thiết đảm bảo việc sử dụng các biện pháp này đạt kết quả. Qua TNSP cũng khẳng được khả năng ứng dụng mở rộng của các tài liệu này không những ở phần kiến thức “Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác” mà còn có thể mở rộng ở tất cả kiến thức trong chương trình toán THCS.
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những định hướng đổi mới PPDH đó là tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS thì việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH của GV và phương pháp học của HS.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun từ quy trình đến cách thức sử dụng tài liệu, đưa ra các biện pháp nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS trung học cơ sở.
Luận văn đã điều tra tình hình thực tế về khả năng TH và việc bồi dưỡng NLTH của HS ở trường THCS hiện nay để làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun ở chương 2.
Tác giả đã thiết kế mô đun 7 gồm 6 tiểu mô đun với độ dài 50 trang theo mục tiêu của từng đơn vị kiến thức của bài học và được thiết kế thành mô đun lý thuyết và mô đun bài tập giúp HS có thể tự học một cách có hệ thống.
Để đánh giá tính khả thi của đề tài, tác giả đã soạn thảo 2 giáo án có sử dụng tài liệu đã biên soạn để tiến hành dạy cho HS trên lớp đồng thời phát tài liệu TH cho HS để kiểm tra về độ phù hợp của tài liệu TH và khả năng bồi dưỡng NLTH cho HS thông qua tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun. Kết quả TNSP đã cho thấy tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun đã giúp nâng cao NLTH của HS và chất lượng học tập môn toán của HS tốt hơn.
Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện, luận văn đã khẳng định đổi mới PPDH với tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun là việc làm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29/NQ-TW: “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế”.
2. Ban chấp hành Trung ương (2014), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW: “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế”.
3. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Hữu Bình (Chủ biên) - Nguyễn Xuân Bình - Đàm Hiếu Chiến (2014),
Bồi dưỡng toán 7 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Hướng dẫn học Toán 7 - Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Nguyễn Cam - Nguyễn Văn Hiển - Trần Đức Huyên - Dương Bửu Lộc - Huỳnh Ngọc Thanh - Nguyễn Đặng Trí Tín (2017), Tài liệu dạy - học toán 7 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Dương Huy Cẩn (2009), Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hoá học ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Trần Đình Châu, Trần Phương Dung, Trần Kiều (2012), Toán 7 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Lê Hiển Dương (2006), Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng ngành sư phạm toán, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.
11. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
12. Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Piaget J (1996), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục.
15. Vũ Đình Phượng (Chủ biên) - Phạm Sỹ Nam - Bùi Hải Quang - Hoàng Nam Thắng - Lê Sơn Tùng - Lưu Lý Tưởng (2017), Ôn tập - Kiểm tra, Đánh giá năng lực học sinh môn toán lớp 7 học kì II, NXB Đại học sư phạm.
16. Shama G.D (1996), Phương pháp dạy học ở đại học, UNESCO.
17. Đào Tam (Chủ biên), Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học môn Toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Đức Tấn (Chủ biên) - Đỗ Quang Thanh - Nguyễn Đức Hòa (2008),
45 bộ đề bài tập trắc nghiệm toán 7, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
20. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội
21. Nguyễn Văn Trung, Trịnh Hồng Quang (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo module phần lượng giác cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 273, 43-44.
22. Phan Thị Phương Thảo (2016), Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn toán ở trường trung học phổ thông theo hình thức tự học có hướng dẫn, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 5, 277-279.
23. Nguyễn Thị Tính (2004), “Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục học cho SV các trường ĐHSP”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục.
B. Tiếng Anh
26. L.Bushoff, L.D’Hainaut (1981), Cunricula and Lifelong Education, UNESCO.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TRONG BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS
(DÀNH CHO HỌC SINH)
Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc khoanh tròn vào chữ A, B, C, D hoặc viết dấu chéo ( ) vào ô bạn chọn. Câu 1: Theo bạn vai trò của môn toán trong trường THCS.
A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Ít quan trọng. Câu 2: Bạn có hứng thú tự học với môn toán không?
A. Rất hứng thú. B. Hứng thú. C. Bình thường. D. Ít hứng thú. Câu 3: Mục đích tự học môn toán của bạn là
A. Để kiểm tra và thi đạt kết quả cao.
B. Để ghi nhớ và nắm kiến thức một cách hệ thống. C. Để vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
D. Làm phong phú vốn kiến thức của bản thân.
Ý kiến khác: ... Câu 4: Thời gian tự học của bạn trong một ngày là
A. 1 - 2 giờ. B. 2 - 3 giờ. C. 3 - 4 giờ. D. Trên 4 giờ.
Câu 5: Nguồn tài liệu sử dụng cho tự học toán của bạn chủ yếu là A. Tập ghi chép trên lớp.
B. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác. C. Tài liệu hướng dẫn tự học, sách điện tử. D. Truy cập Internet.
Ý kiến khác: ... Câu 6: Bạn đã thực hiện được những hoạt động tự học nào khi học toán
STT Các hoạt động tự học toán của học sinh Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
1 Đọc và học thuộc kiến thức trong phạm vi bài giảng
2 Đọc sách giáo khoa và trả lời các dấu chấm hỏi trong sách trước khi lên lớp 3 Học hết vở ghi kết hợp với đọc sách và
tài liệu tham khảo
4 Lập sơ đồ hệ thống hóa bài học 5 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn 6 Nghiên cứu theo từng chủ đề môn học
7 Đọc sách giáo khoa kết hợp thu thập qua các nguồn thông tin khác
8
Cùng với một số bạn trong lớp tạo thành một nhóm nhỏ để trao đổi thông tin về môn học
9
Tham dự các diễn đàn trực tuyến trên mạng để trao đổi thông tin về môn học với Thầy/Cô, bạn bè
Câu 7: Theo bạn những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc tự học toán.
STT Các phương pháp giáo viên sử dụng trong tổ
chức tự học cho học sinh Đúng Sai 1 Nội dung môn học khô khan, không hấp dẫn
2 Thiếu tài liệu tham khảo
3 Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa kích thích việc hứng thú tự học của học sinh
4 Bản thân chưa có phương pháp tự học hiệu quả, chưa có ý chí vượt khó trong tập
5 Chưa có tài liệu chuyên dùng hướng dẫn tự học toán cho học sinh
6 Kết thúc một bài học giáo viên không kiểm tra lại việc tự học
7 Các hình thức học tập còn đơn điệu
Câu 8: Theo bạn để tự học toán có hiệu quả cần: A. Dùng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
B. Dùng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, nhưng phải có thêm tài liệu hướng dẫn tự học kèm theo.
C. Chỉ dùng vở ghi chép trên lớp. D. Chỉ dùng sách giáo khoa.
Xin bạn vui lòng cho biết (Thông tin này không bắt buộc):
Họ và tên: ... Lớp: ... Trường: ...
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc khoanh tròn hoặc viết dấu chéo ( ) vào ô Thầy (Cô) chọn.
Câu 1: Theo các Thầy (Cô) việc tự học của học sinh hiện nay có cần thiết không?
Rất cần thiết: Không cần thiết:
Câu 2: Các Thầy (Cô) thường hướng dẫn học sinh tự học toán như thế nào?
STT Nội dung điều tra
Ý kiến trả lời của GV
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
1 Đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo trước khi đến lớp
2 Làm các bài tập trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
3 Tự học theo tài liệu hướng dẫn tự học
4 Tự học qua việc tìm kiếm các tài liệu tại thư viện
5 Tự học qua hệ thống Internet
6 Tự học qua diễn đàn trao đổi với giáo viên và học sinh khác
Câu 3: Theo Thầy (Cô) các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tự học toán của học sinh là
STT Các nguyên nhân ảnh hưởng Đúng Sai
1 Nội dung môn học khô khan, không hấp dẫn 2 Học sinh chưa ý thức được vai trò của tự học 3 Thiếu tài liệu tham khảo
4 Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phù hợp
5 Học sinh chưa có phương pháp tự học
6 Học sinh chưa có sự hướng dẫn tự học hiệu quả 7 Chưa có tài liệu hướng dẫn tự học cho học sinh
Câu 4: Theo các Thầy (Cô) cần phải bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh như thế nào?
STT Nội dung điều tra Cần thiết Không
cần thiết
1 Hình thành cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn
2 Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng đọc tài liệu
3
Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học tự học theo hướng tăng cường vai trò tự học của học sinh
STT Nội dung điều tra Cần thiết Không cần thiết
4 Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
5 Xây dựng tài liệu để học sinh có thể tự học mọi lúc, mọi nơi
6 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học của học sinh
Xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết (Thông tin này không bắt buộc): Họ và tên: ...
Tổ: ... Trường: ...
PHỤ LỤC 3
BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bảng 1: Kết quả điều tra về nhận thức của HS về vai trò của môn toán trong trường THCS STT Hứng thú Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 134 44,67 2 Quan trọng 115 38,33 3 Bình thường 35 11,67 4 Ít quan trọng 16 5,33
Bảng 2: Kết quả điều tra về mục đích tự học toán của học sinh
STT Mục đích tự học toán Số ý
kiến Tỷ lệ % 1 Để kiểm tra và thi đạt kết quả cao 168 56 2 Để ghi nhớ và nắm kiến thức một cách
hệ thống 65 21,67
3 Để vận dụng kiến thức vào giải bài tập 52 17,33 4 Làm phong phú vốn kiến thức bản thân 15 5
Bảng 3: Kết quả điều tra về thời gian tự học của học sinh
STT Thời gian tự học Số ý
kiến Tỷ lệ % 1 1-2 giờ 214 71,33
STT Thời gian tự học Số ý
kiến Tỷ lệ % 2 2-3 giờ 48 16 3 3-4 giờ 31 10,33 4 Trên 4 giờ 7 2,34
Bảng 4: Kết quả điều tra về nguồn tài liệu sử dụng cho tự học toán của học sinh
STT Thời gian tự học Số ý
kiến Tỷ lệ % 1 Tập ghi chép trên lớp 145 48,33 2 Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác 116 38,67 3 Tài liệu hướng dẫn tự học, sách điện tử 14 4,67 4 Truy cập internet 25 8,33
Bảng 5: Kết quả điều tra về các hoạt động tự học toán của học sinh
STT Các hoạt động tự học toán của học sinh Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
1 Đọc và học thuộc kiến thức trong
phạm vi bài giảng 57% 31% 12% 2 Đọc sách giáo khoa và trả lời các dấu
chấm hỏi trong sách trước khi lên lớp 26,33% 59,33% 14,34% 3 Học hết vở ghi kết hợp với đọc sách
STT Các hoạt động tự học toán của học sinh Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 4 Lập sơ đồ hệ thống hóa bài học 2% 20% 78% 5 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn 5% 26,33% 68,67% 6 Nghiên cứu theo từng chủ đề môn học 1% 17% 82%
7 Đọc sách giáo khoa kết hợp thu thập
qua các nguồn thông tin khác 15,33 34% 50,67% 8
Cùng với một số bạn trong lớp tạo thành một nhóm nhỏ để trao đổi thông tin về môn học
26% 71% 3%
9
Tham dự các diễn đàn trực tuyến trên mạng để trao đổi thông tin về môn học với Thầy/ Cô, bạn bè
0,67% 3,67% 95,66% 10 Tự kiểm tra, đánh giá sau khi tự học 1,67% 5,33% 93%
Bảng 6: Kết quả điều tra về những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tự học toán
STT Các phương pháp giáo viên sử dụng trong tổ chức tự học cho học sinh
Số ý
kiến Tỷ lệ % 1 Nội dung môn học khô khan, không hấp dẫn 155/300 51,67 2 Thiếu tài liệu tham khảo 14/300 4,67
3 Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa kích
4 Bản thân chưa có phương pháp tự học hiệu quả,
chưa có ý chí vượt khó trong tập 168/300 56 5 Chưa có tài liệu chuyên dùng hướng dẫn tự học
toán cho học sinh 267/300 89 6 Kết thúc một bài học giáo viên ít khi kiểm tra