Cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 37 - 38)

Theo L.D’Hainaut, một mô đun dạy học gồm 3 bộ phận hợp thành: Hệ vào; thân mô đun; hệ ra. Ba bộ phận này là một chỉnh thể thống nhất [26].

Sơ đồ 1.4: Cấu trúc tổng quát của một mô đun dạy học * Hệ vào của mô đun bao gồm:

+ Tên gọi hay tiêu đề của mô đun.

+ Giới thiệu vị trí, tầm quan trọng và lợi ích của mô đun. + Nêu rõ các kiến thức và kỹ năng cần có trước.

+ Hệ thống mục tiêu của mô đun. + Kiểm tra vào mô đun

* Thân mô đun: Chứa đựng đầy đủ nội dung dạy học được trình bày theo một cấu trúc rõ ràng kèm theo những chỉ dẫn cần thiết về cách học, giúp HS chiếm lĩnh được nội dung và hình thành được phương pháp TH. Thân mô đun là bộ phận chủ yếu của mô đun, bao gồm một hệ thống những mô đun nhỏ kế tiếp. Mỗi mô đun nhỏ gồm ba phần: Mở đầu; nội dung và phương pháp học tập; bài kiểm tra trung gian. Khi cần thiết, thân mô đun có thể có thêm các mô đun

giúp HS bổ sung những kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót, ôn tập và hệ thống hóa.

* Hệ ra của mô đun: Một bản tổng kết chung; một bài kiểm tra kết thúc; hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tuỳ theo kết quả TH của HS. Nếu đạt tất cả mục tiêu của mô đun, HS sẽ được hướng dẫn sang mô đun tiếp theo, nếu không qua được phần lớn các bài kiểm tra kết thúc thì HS sẽ được yêu cầu học lại mô đun.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 37 - 38)