Đo lường mức độ hài lòng chung của Sinh viên đối với chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ngành kinh tế tại trường đại học đồng tháp (Trang 107 - 109)

Nhìn vào bảng 4.40, ta thấy rằng: SV có mức độ hài lòng cao khi học tập tại trường (trung bình: 3,51). Trong đó, SV có mức độ đồng tình cao nhất đối với yếu tố “Sẵn lòng cổ động cho Trường ĐHĐT” (trung bình 4,12). Bên cạnh đó, yếu tố “Bạn hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường” và yếu tố “Bạn cho rằng quyết định học tập của mình ở đây là đúng đắn” chỉ được SV đánh giá ở mức độ trung bình (trung bình: 3,34 và 3,38), các yếu tố còn lại đều được SV đánh giá cao.

Bảng 4.40: Mức độ hài lòng chung của Sinh viên

N Mean Std. Deviation - Bạn hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường 341 3,34 0,772 - Bạn hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường 341 3,41 0,816 - Bạn hài lòng với môi trường học tập, nghiên

cứu của nhà trường 341 3,48 0,832 - Bạn hài lòng với với đội ngũ giảng viên của

nhà trường 341 3,55 0,756 - Bạn hài lòng với đội ngũ cán bộ công nhân

- Bạn cho rằng quyết định học tập của mình ở đây là đúng đắn 341 3,38 0,918 - Bạn sẵn lòng cổ động cho trường Đại học Đồng Tháp 341 4,12 0,847 - SỰ HÀI LÒNG 341 3,51 0,595 (Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS – Ph lc 20) 4.4. TÓM TẮT

Chương 4 tác giả từng bước kiểm định mức độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha đối với các yếu tố chất lượng trong dịch vụ đào tạo ngành kinh tế cho kết quả có 44/44 biến quan sát đạt yêu cầu (hệ số tương quan biến – tổng > 0,30). Đối với thang đo “Sự hài lòng” có 7/7 biến quan sát đạt yêu cầu (hệ số tương quan biến – tổng > 0,30). Phân tích nhân tố khám phá EFA với kết quả cuối cùng có 20/44 nhân tố có hệ số tải nhân tố > 0,50 và được phân bổ ở 6 nhóm nhân tố: Nhân viên (5 biến quan sát); Sự tin tưởng nhà trường (4 biến quan sát); Giảng viên (3 biến quan sát); Cơ sở vật chất - trang thiết bị (4 biến quan sát); Thư viện (2 biến quan sát); Sự thấu hiểu của giảng viên (2 biến quan sát). Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến mức độ hài lòng của SV về chất lượng đào tạo ngành kinh tế tại Trường ĐHĐT. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Giảng viên”. Chương 5 tác giả sẽ đưa đề xuất nhằm nâng cao mức

CHƯƠNG V

KT LUN - ĐỀ XUT GII PHÁP

5.1. GIỚI THIỆU

Dựa trên cơ sở phân tích kết quảở chương 4, chương 5 tác giả sẽ trình bày tóm tắt các kết quả quan trọng của nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của SV đối với CLĐT ngành kinh tế tại Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ngành kinh tế tại trường đại học đồng tháp (Trang 107 - 109)