7. Kết cấu của Luận văn
1.3. Khái quát về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay ở Việt Nam
1.3.1. Chính sách, chương trình của Việt Nam đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia BVTE giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể chương trình sẽ hướng tới những mục tiêu:
a) Giảm tỷ lệ TECHCĐB xuống dưới 5,5 % so với tổng số trẻ em.
b) 80% TECHCĐB nhận được sự trợ giúp, chăm sóc từ cộng đồng và nhà nước để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.
c) 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được phát hiện sớm và can thiệp để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ.
d) 50% tỉnh, thành phố xây dựng được hệ thống BVTE, trong đó có Trung tâm CTXH trẻ em, Văn phòng tư vấn, Điểm tư vấn, mạng lưới Cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt và hoạt động có hiệu quả.
Gần đây, Chính phủđã có những nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống BVTE và đang dần chuyển sang việc xây dựng các chương trình phúc lợi lớn và tạo ra khuôn khổ pháp luật và chính sách cho hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội. Một trong những bước tiến quan trọng là gần đây, Bộ LĐ-TB&XH đã được giao xây dựng Đề án thiết lập hệ thống CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hướng chuyển trách nhiệm quản lý trẻ từ các trường giáo dưỡng (thuộc Bộ Công an) cho Bộ LĐ-TB&XH cũng là một tiến triển tích cực cho thấy nhận thức của Chính phủ về vấn đề này và về cách thức tiếp cận theo hướng thân thiện với trẻ em với mục đích hỗ trợ phục hồi thay vì trừng phạt trẻ em.
Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một số kế hoạch, chính sách và chương trình quốc gia về BVTE như:
Chương trình quốc gia về Phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đường phố, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại giai đoạn 2004-2010. Chính phủ xác định xâm hại tình dục trẻ em và mại dâm trẻ em là những vấn đề ưu tiên của chương trình này. Chương trình cũng kêu gọi giảm 90% số lượng trẻ em đường phố trong đó 70% được hỗ trợ tái hòa nhập gia đình.
Kế hoạch hành động quốc gia Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004-2010. Chương trình này kêu gọi tập trung Phòng chống buôn người qua biên giới; tuyên truyền giáo dục nhận thức về vấn đề này tại cộng đồng; đấu tranh chống tội phạm buôn bán người; tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập nạn nhân bị buôn bán; tăng cường hệ thống pháp luật về chống buôn bán người; phát hiện, điều tra và
xử lý các cá nhân có hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là buôn bán người qua biên giới và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Kế hoạch Hành động quốc gia về “Chăm sóc TECHCĐB khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (Quyết định 65) ghi nhận tính cấp thiết của việc thiết lập các hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em. Kế hoạch có 9 lĩnh vực trọng yếu và 4 mục tiêu cụ thể bao gồm tăng số trẻ em được hưởng lợi từ các hỗ trợ xã hội; tăng số trẻ em khuyết tật được tiếp cận hỗ trợ phục hồi; tái hòa nhập 1000 trẻ em mồ côi từ các cơ sở chăm sóc tập trung về cộng đồng thông qua các mô hình chăm sóc thay thế; và thử nghiệm 10 mô hình nhóm nhà gia đình trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh 67/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội. Nghị định quy định tăng mức trợ cấp thường xuyên và đột xuất. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được tăng thêm 50%, từ 120.000 đồng lên 180.000 đồng (hệ số 1). Cụ thể: đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng... từ 18 tháng tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hệ số 1, tương đương 180 nghìn đồng/tháng; trẻ bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS thì hưởng trợ cấp hệ số 1,5 tương đương 270 nghìn đồng/tháng (trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS thì hệ số được hưởng là 2,0 tương đương 360 nghìn đồng/tháng). Ngoài việc được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định, các đối tượng bảo trợ xã hội còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ giúp như: các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, thì trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ
em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹđang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đìnhnghèo; người chưa thành niên từđủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh tương tự như trẻ em đã nêu; gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đều thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp. Mục tiêu trong đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AISD dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010" đề ra chuyển 1000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật nặng đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước về chăm sóc ở cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, nhận đỡđầu, nhận nuôi con nuôi và chăm sóc tại Nhà xã hội.
Về vấn đề Phòng chống xâm hại trẻ em, các cơ quan, tổ chức trong nước đã tiến hành nhiều hoạt động. Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan liên quan đã xây dựng Dự án Phòng ngừa và giải quyết tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Ủy ban Nhân dân một số tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng cường giám sát các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động là trẻ em nhằm xử lý kịp thời những trường hợp xâm hại trẻ em. Các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức xã hội (như Hội Phụ nữ) đã giúp tăng cường nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong lĩnh vực Phòng chống xâm hại trẻ em. Năm 2008, một đơn vị Cảnh sát đặc trách xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em đã được thành lập sau nhiều nỗ lực cải thiện kỹ năng điều tra các vụ việc xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại.
Vấn đề lao động trẻ em được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động theo đó việc sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi là bất hợp pháp, trừ những công việc thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH quy định (Điều 120), các quy định của Bộ luật cũng yêu cầu chủ sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên – được định nghĩa là người trong độ tuổi từ 15 đến 18 (Điều 119) – phải có hồ sơ sổ sách riêng lưu những thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, công việc các em đang làm, và kết quả kiểm tra sức khỏe. Khi được thanh tra lao động yêu cầu thì họ phải trình những hồ sơ này (Điều 119). Thời gian làm việc cho đối tượng lao động người
chưa thành niên không nên quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Người chưa thành niên chỉ bị yêu cầu làm việc ngoài giờ hoặc làm việc vào ban đêm đối với những công việc được quy định bởi Bộ LĐ-TB&XH. Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện một dự án thí điểm về theo dõi tình trạng trẻ em làm việc trong các ngành nghềđộc hại tại 9 tỉnh, thành phố. Dự án này còn hỗ trợđiều trị y tế và phục hồi cho những trẻ em là nạn nhân của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An và Cần Thơ.
Chính phủ Việt Nam đã tích cực đấu tranh chống buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy. Ủy ban quốc gia Phòng chống ma túy được thành lập năm 2000 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, và hoạt động trong lĩnh vực này đã được thực hiện nhằm đấu tranh với vấn đề buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy. Trong đó có Kế hoạch quốc gia về Phòng chống ma túy 1996-2000, Chương trình Hành động Phòng chống Ma túy 1998-2000 và 2001- 2005; và Kế hoạch quốc gia về Phòng chống ma túy đến năm 2010. Các kế hoạch này đều dành sự quan tâm đặc biệt cho các biện pháp ngăn ngừa việc sử dụng ma túy trong trẻ em và người chưa thành niên. Bộ luật Hình sự quy định những chế tài hết sức nghiêm khắc đối với hành vi bán ma túy cho trẻ em hoặc sử dụng trẻ em vào việc bán hoặc giao ma túy. Một trong những chiến lược Phòng ngừa ma túy là các biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức theo Chỉ thị 06/CT-TW ngày 30/11/1996 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, giáo viên và các bậc cha mẹ về hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng các chất ma túy và kêu gọi lồng ghép giáo dục Phòng chống ma túy vào chương trình giảng dạy tại trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép nội dung Phòng chống ma túy vào chương trình giảng dạy tại tất cả các bậc học từ phổ thông cho tới đại học.
Việt Nam đang ngày càng chú trọng việc nâng cao nhận thức và năng lực của các cán bộ có tiếp xúc và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Việt Nam hiện chưa có đội ngũ kiểm sát viên chuyên trách và hệ thống tòa án chuyên trách xử lý các vụ án có người bị hại, người làm chứng là trẻ em và người chưa thành niên vi
phạm pháp luật. Chính phủ Việt Nam đã và đang xây dựng một số văn bản hướng dẫn và hỗ trợđào tạo, tập huấn cho các cán bộ về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với trẻ em, đồng thời lồng ghép vào chương trình đào tạo của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Một số Phòng điều tra thân thiện với trẻ em cho cả đối tượng người bị hại và người vi phạm là trẻ em và đối tượng phụ nữ bị buôn bán đã được xây dựng [8, tr. 8-13].
1.3.2. Các hoạt động can thiệp đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trong những năm qua, Bộ LĐ-TBXH đã chủ động chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉđạo các địa phương tăng cường công tác BVCSTE, đặc biệt là phòng ngừa giải quyết tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực; tình trạng trẻ em lang thang, lao động kiếm sống. Hàng năm chỉđạo các địa phương tổ chức Tháng hành động vì trẻ em từ 15/5-30/6 để vận động toàn xã hội tham gia công tác BVCSTE, xây dựng các mô hình trợ giúp TECHCĐB để giúp các em, tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển. Bộ LĐ- TB&XH cũng đã hợp tác với cộng đồng Châu Âu triển khai dự án trợ giúp trẻ em lang thang ở 15 tỉnh thành phố; phối hợp với các tổ chức NGO triển khai thí điểm mô hình hệ thống BVTE ở 120 xã thuộc 30 huyện, 15 tỉnh thành phố trong cả nước. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chỉ đạo các địa phương xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp TECHCĐB khác như (!) mô hình phục hồi cho trẻ em gái bị xâm hại tình dục, (!!) mô hình phòng ngừa, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật, (!!!) Mô hình trợ giúp trẻ em cai nghiện ma túy, (!V) mô hình trợ giúp trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, (V!) mô hình phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em....Các bộ, ngành chức năng như Công an, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉđạo hướng dẫn địa phương tăng cường công tác BVCSTE. Bộ Tài chính cũng đã bố trí ngân sách cho các ban ngành và địa phương thực hiện các mục tiêu theo từng giai đoạn.
Kinh phí cho cho hoạt động sự nghiệp BVTE giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.416 tỷđồng, trong đó chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho trẻ em khoảng 1.406 tỷ đồng; chi cho việc thực hiện các chương trình đề án thuộc ngành LĐ-TB&XH khoảng 260 tỷđồng (chi cho Quyết định 19/QĐ-TTg, Quyết định số 65/2005/QĐ- TTg, chi đảm bảo xã hội); ngân sách địa phương bố trí cho các hoạt động sự nghiệp bảo vệ trẻ em khoảng 250 tỷ đồng; huy động từ cộng đồng và tổ chức quốc tế khoảng 500 tỷđồng [2, tr. 54].
Tiểu kết chương 1
Những công trình nghiên cứu chuyên biệt trong lĩnh vực trẻ em cho thấy sự quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về CTXH với TECHCĐB ởĐồng Tháp.
Hoạt động CTXH đối với TECHCĐB là một lĩnh vưc nghề nghiệp còn mới mẻ và có những nét đặc thù riêng của ngành nghề. Hoạt động có một số đặc điểm cơ bản như nguyên tắc hành động, mục đích nghề nghiệp, vai trò NVXH, các kỹ năng cần thiết thể tiếp cận và làm việc với TECHCĐB.
Việc nghiên cứu hoạt động CTXH đối với TECHCĐB sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chính sách vĩ mô đối với TECHCĐB hiện nay ở Việt Nam, ngoài ra cũng làm rõ bản chất CTXH nói chung và CTXH đối với TECHCĐB nói riêng, từ đó áp dụng vào thực tiễn công tác BVCSTE hiện nay ở các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp.
Những khái niệm công cụ được đề cập tới trong luận văn là CTXH với trẻ em, Trẻ em, TECHCĐB, Nhu cầu cơ bản của trẻ em, BVTE, NVXH.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP