7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở tỉnh Đồng Tháp
Theo khảo sát mới nhất của Sở LĐ-TB&XH, hiện nay toàn tỉnh có 418.037 trẻ em chiếm 24,9% so với tổng số dân trong tỉnh. Trong đó, số TECHCĐB tỉnh đang quản lý là 8.029 em, chiếm 1,9% so với tổng số trẻ em, cụ thểđối với từng đối tượng trẻ như sau:
* Trẻ em mồ côi/ trẻ em bị bỏ rơi: hiện nay có 5.915 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, trong đó có 1.567 trẻđược hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, số trẻ còn lại các em cũng được chăm sóc, hỗ trợ bằng các hình thức khác. Vài năm gần đây số liệu trẻ em mồ côi tăng lên hàng năm, năm 2008 là 4.420 thì hiện nay đã gần 6000 trẻ. Ta thấy rằng có sự gia tăng về số lượng trẻ em mồ côi qua các năm, thế nhưng tỷ lệ trẻđược hưởng những chính sách hỗ trợ của nhà nước thì vẫn còn nhiều hạn chế (chiếm 26,5%). Mặt khác, có thể nhận ra một điều là tỷ lệ trẻ em mồ côi được hưởng sự chăm sóc giữa các huyện không đồng đều, nếu như các thành phố, thị xã tỷ lệ này khá tốt (năm 2012, Thành phố Cao Lãnh đạt tỷ lệ 93 %, Thành phố Sa Đéc là 92%) thì ở các huyện vùng sâu vùng xa tỷ lệ này là rất thấp (năm 2012, Tân Hồng là 10.5 %, Hồng Ngự là 15 %, Tam Nông là 17.2%).
* Trẻ em khuyết tật/tàn tật: tỉnh Đồng Tháp hiện nay có 1.260 trẻ em thuộc dạng khuyết tật. Nhìn chung trẻ em khuyết tật chưa được nhận hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ một cách đồng đều giữa các huyện. Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 40% số trẻ bỏ học. Hiện nay có 426 trẻđược hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước, số trẻ còn lại các em cũng được chăm sóc, hỗ trợ bằng các hình thức khác. Mạng
lưới cán bộ quản lý, giáo dục viên tại các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật cũng được hình thành và đang phát triển dần.
* Trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học: hàng vạn gia đình Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của chất độc da cam, nhất là gia đình các quân nhân từng chiến đấu tại chiến trường Miền Nam, nơi không quân Hoa Kỳ rải chất độc da cam. Nhiều tỉnh đã bịảnh hưởng trực tiếp như: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Tuyên Quang, Đà Nẵng, An Giang, Bến Tre...và Đồng Tháp cũng là một tỉnh bị ảnh hưởng. Đến thời điểm hiện tại Đồng Tháp còn 112 trường hợp các em bịảnh hưởng bởi chất độc hóa học, nhiều em đang được nuôi dưỡng tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh, một số còn lại được nuôi dưỡng chăm sóc tại gia đình. Phần lớn đều sống trong điều kiện khó khăn về kinh tế, một số nhu cầu vật chất tối thiểu như: ăn, mặc, ở, đi lại còn nhiều thiếu thốn. Đồng Tháp cũng đã thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, giúp chữa bệnh, tạo điều kiện để cuộc sống của họđỡ khó khăn.
* Trẻ em bị nhiễm HIV: tỉnh Đồng Tháp đang quản lý 12 trẻ bị nhiễm HIV, số trẻ giảm dần theo từng năm. Hiện nay các em đều được chăm sóc y tế và chăm sóc, điều trị HIV miễn phí và các khoản trợ cấp xã hội.
* Trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc/ trẻ em phải làm việc xa gia đình: theo hồ sơ điều tra của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp có 156 trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại và 130 trẻ phải làm việc xa gia đình. Tỷ lệ các em tham gia vào các hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị cao hơn khu vực ở nông thôn. Ở các thành phố, thị xã trẻ phần lớn làm việc trong lĩnh vực buôn bán và dịch vụ. Nghề nghiệp có thể rất đa dạng như: Chế biến thực phẩm, làm hàng thủ công, may mặc, phục vụ nhà hàng quán cơm, hoặc một số ngành nghề tự do khác như bán báo, vé số, đánh giày..v.v..Phần lớn các em này làm việc 7 ngày/tuần và bị trả lương thấp hơn người lớn tại đó. Trẻ em làm việc trong những nghề nguy hiểm phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí, các tác nhân lý học và sinh học độc hại. Thực tếởĐồng Tháp nói riêng và ở Việt Nam nói chung cho thấy lao động trẻ em trong những năm tới vẫn là một vấn đề lớn, nhức nhối của xã hội, nhất là khi sự khác biệt mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị còn chênh
lệch đáng kể. Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay thì nguy cơ có thêm hàng trăm hàng nghìn trẻ em phải lao động để kiếm sống trong thời gian tới rất khó tránh khỏi. Vấn đề trước mắt là chúng ta phải tạo điều kiện để các em có điều kiện tham gia lao động vào các xí nghiệp có tổ chức.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phải lao động sớm là do kinh tế khó khăn, nghèo đói…Nguyên nhân sâu xa hơn có thể là cơ hội và khả năng tiếp cận của trẻ em đối với hệ thống giáo dục và dạy nghề còn hạn chế, vì nghèo nên nhiều gia đình không đủ tiền cho con đến trường. Ngoài ra còn một số lý do khác cũng rất phổ biến trong xã hội ngày nay, chẳng hạn hệ thống lao động trói buộc. Lao động trói buộc là việc bị bắt buộc phải lao động do việc vay nợ, hoặc nhận tiền trả trước và hậu quả của nó là trẻ em làm việc hoàn toàn không có lương hoặc có nhưng mức lương rất thấp, không có điều kiện sinh hoạt, không có điều kiện vui chơi, giải trí. Đây là một sự vi phạm quyền cơ bản của trẻ em – quyền được vui chơi giải trí, vui chơi giải trí đối với trẻ em là điều kiện không thể thiếu để trẻ em được phát triển hài hòa, toàn diện về sức khỏe trí truệ và nhân cách. Chính xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn của gia đình phần lớn trẻ em phải lao động để trả nợ hoặc để tự kiếm sống nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình đã dẫn đến một kết quả là một vòng luẩn quẩn, tình trạng này không chỉ giới hạn cho một thế hệ.
* Trẻ em lang thang: nếu như năm 2008 tỉnh có 40 trẻ em lang thang, sau gần 5 năm hiện nay tỉnh còn 30 trẻ em lang thang. Như vậy số lượng trẻ em lang thang có chiều hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy có những chuyển biến tích cực trong giảm trẻ em lang thang, đưa các em về lại gia đình, giúp các em ổn định cuộc sống. Hiện nay trẻ em lang thang ởĐồng Tháp hầu hết tập trung ở Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc, và Thị xã Hồng Ngự, ta có thể dễ hiểu là do đặc điểm về kinh tế xã hội, trẻ tìm tới đây để dễ dàng mưu sinh. Một nguyên nhân nữa là do sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến một số TECHCĐB khó khăn nghỉ học kiếm sống sớm. Do độ tuổi chưa thể tham gia quan hệ pháp luật lao động nên các em không thể làm việc trong các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật mà thường kiếm sống bằng các ngành nghề tự do như: bán báo, vé số, đánh giày…
* Trẻ em bị xâm hại tình dục: với sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần điều đó đã làm cho con người ngày càng sống có đạo đức, có văn hóa hơn tuy nhiên cũng có một số bộ phận chủ yếu là những người trong thế hệ trẻ đã bị suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách, có lối sống buông thả, lười lao động thích ăn chơi đua đòi hưởng thụ và dục vọng thấp hèn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trẻ em ở Đồng Tháp thường bị xâm hại tình dục dưới hình thức sau: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô. Theo thống kê toàn tỉnh mỗi năm xảy ra trên dưới 40 trường hợp các em bị xâm hại tình dục, riêng năm 2013 có 38 trẻ em bị xâm hại tình dục, con số này diễn biến phức phức tạp theo từng năm và có xu hướng gia tăng. Thực tế thì con số này có thể cao hơn rất nhiều, do nhiều trường hợp các em che dấu không khai báo, hoặc gia đình biết nhưng không báo cáo do sợ ảnh hưởng đến gia đình. Mặc dù pháp luật đã có những qui phạm pháp luật cụ thể với mức hình phạt, mức xử phạt hành chính khác nhau nhằm răn đe hạn chế tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nhưng các vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại. Điều đó chứng tỏ hoặc pháp luật chưa thực sự nghiêm khắc, hoặc chính những người phạm tội không nhận biết được tội phạm hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn trẻ em tựđể mình trở thành nạn nhân (dưới hình thức hoạt động mại dâm) của hành vi xâm hại tình dục.
* Trẻ em vi phạm pháp luật: gia đình và nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng, có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi đứa trẻ. Hiện nay một số gia đình khó khăn, cha mẹ nghiện ngập, phạm tội, hay mẹ hoạt động mại dâm điều này đã dẫn đến sự thiếu quan tâm đến con cái của họ, và phần nào ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em khi chính bản thân chúng hằng ngày chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên đánh đập, cãi vã nhau vì kinh tế gia đình khó khăn, hoặc cảnh cha mẹ nghiện ngập, phạm tội….và thường xuyên đánh đập chúng. Hơn thế nữa hiện nay hầu hết các nhà trường thường chú ý đến chuyên môn mà bỏ qua việc giáo dục nhân cách, đạo đức của học sinh, và đã thiếu sự quan tâm, có sự phân biệt đối xử đối với những học sinh cá biệt. Cùng với những yếu tố trên chính bản tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình, nông nổi, liều lĩnh, thích phiêu lưu
mạo hiểm, luôn phô trương sức mạnh và sự can đảm của mình đã dẫn đến việc trẻ em làm trái pháp luật tăng cao. Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH thì cả tỉnh đã phát hiện 420 vụ gồm 295 em. Trong đó có 215 em là nam và 80 em là nữ với độ tuổi dưới 13 là 86 em; từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là 209 em, trẻ em không biết chữ 23 em; trình độ tiểu học 93 em; trình độ trung học cơ sở 104 em; trình độ phổ thông trung học 75 em; trong đó trẻ em đã bỏ học là 190 em. Ta thấy rằng hầu hết trẻ em phạm tội là trẻ em đã bỏ học, có trình độ thấp, hoặc không biết chữ. Chính vì vậy mà trẻ em được tiếp cận pháp luật là rất ít, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em phạm tội tăng cao [19], [20], [25], [32].