7. Kết cấu của Luận văn
3.6. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, đồng thời thực hiện tốt công tác khen thưởng đối với các địa phương,
các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành và phối hợp liên ngành của các cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Xây dựng cơ chế giám sát trẻ em được hưởng chăm sóc thay thế của người bảo hộ, của các gia đình thay thế, các tổ chức hỗ trợ trẻ em và các trung tâm, nhà bảo trợ xã hội. Quy định rõ những hủ tục và thời hạn cho tất cả các trẻ em thuộc loại hình chăm sóc thay thế được đánh giá thường xuyên, có định kỳđể đảm bảo rằng những trẻ em này được tiếp cận với cơ chế thân thiện với trẻ em.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện Đồng Tháp hiện nay vẫn còn là tỉnh nghèo, đời sống kinh tế - xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều cố gắng hỗ lực của đội ngũ làm công tác bảo vệ trẻ em đã góp phần không nhỏ giúp các em có thể vượt qua những khó khăn để vươn lên hội nhập vào xã hội. Bên cạnh đó, những nỗ lực từ phía cộng đồng, tổ chức, cá nhân có điều kiện, năng lực và tâm huyết với hoạt động bảo vệ trẻ em đã phần nào mang lại cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm bớt những thiệt thòi trong cuộc sống.
Quá trình tìm hiểu, phân tích về thực trạng công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp cho phép tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Công tác xã hội đối với bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Đồng Tháp thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện qua những kết quả và số liệu đạt được qua từng năm.
2. Nhiều trẻđược hưởng trực tiếp các dịch vụ như: trợ cấp xã hội, y tế, giáo dục và học nghề, sinh hoạt vui chơi giải trí. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận rất lớn các em chưa có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ này; công tác can thiệp, kết nối, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng đạt nhiều kết quả khả quan.
3. Công tác tuyên truyền vận động nhận thức của người dân, chính quyền, các cấp lãnh đạo thời gian qua thực hiện khá tốt, kết quả tương đối khả quan tuy nhiêncông tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, từng nơi, từng lúc còn mang tính hình thức, chưa sâu rộng, còn một bộ phận khá lớn các em và người dân hiểu biết chưa đầy đủ về Luật, các Quyền trẻ emvà các chương trình chính sách.
4. Cán bộ, NVXH có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, số cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp về CTXH đối với bảo vệ trẻ em còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.
Để công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng và trẻ
em nói chung được hoàn thiện hơn trong thời gian tới cần tập trung:
1. Thay đổi nhận thức của người dân, các cấp, các ngành và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác xã hội đối với trẻ em.
2. Mở rộng phạm vi và nâng cao dần chất lượng cung cấp các dịch vụ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để làm sao tất cả các em đều được hưởng đầy đủ những dịch vụ cần thiết.
3. Nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác trẻ em của tỉnh, xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội đảm bảo năng lực làm công tác trẻ em và phối hợp các lực lượng chăm sóc trẻ em từ cấp xã, phường, huyện thành phốđến cấp tỉnh.
4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.
5. Chú trọng công tác chỉđạo, điều hành và thanh tra kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chức năng nhiệm vụđối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Toàn xã hội, hãy thực sự là điểm tựa để trẻ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và phát triển toàn diện, hãy vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu cho tốt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ LĐTB&XH, (2012), Tàiliệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quyển 1. [2]. Bộ LĐTB&XH, (2012), Tàiliệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quyển 2.
[3]. Bộ LĐTB&XH và Unicef (2008), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.
[4]. Bộ luật (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
[5]. Bùi Thế Cường (2009). Một số vấn đề về chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
[6]. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
[7]. Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA-CFSI-ASI-AP-UNICEF (2012), Nghề Công tác xã hội nền tảng triết lý và kiến thức, tr. 50.
[8]. Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA-CFSI-ASI-AP-UNICEF (2012), Công tác xã hội với những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt, tr . 21.
[9]. Lê Bạch Dương (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Thế Giới, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Ngọc Diễm (2008), Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu chính sách – một số đánh giá và đề xuất cho nghiên cứu chính sách ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Viện Nam, Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
[11]. Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, Cẩm nang dành cho Giáo dục viên làm việc với trẻđường phố, tr.21-28.
[12]. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, Tạp chí Lao động và xã hội, số 19, quý II.
[13]. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Hải Hữu (2012), Kinh nghiệm một số nước về bảo vệ trẻ em, www.molisa.gov.vn/news
[15]. Dương Hải Yến (2008), Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sựở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[16]. Trịnh Duy Luân (1992). Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội từ cách tiếp cận xã hội học. Tap chí Xã hội học, số 4.
[17]. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. VB 1805, VB 1807.
[18]. Phạm Xuân Nam (1997), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[19]. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo tình hình thi hành Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Giai đoạn 2004-2012.
[20]. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
[21]. Kiều Văn Tu (2012),Tìm hiểu việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trẻ em tại tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành xã hội học, Khoa Giáo dục chính trị - Công tác xã hội, Đại học Đồng Tháp.
[22]. Trần Đình Tuấn (2010), Công tác xã hội-Lý thuyết và thực hành,Nxb CTQG, Hà Nội. [23]. Lê Hữu Tầng (2008), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc
thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, Viện KHXH Việt Nam.
[24]. Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam (2007), Vì sao cần có những hệ thống bảo vệ trẻ em của nhà nước hiệu quả?.
[25]. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo hoạt động truyền thông, tư vấn, can thiệp trợ giúp trẻ em năm 2013 và kế hoạch năm 2014.
[26]. Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Thắng (2005), “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức”, Tạp chí Xã hội học (số 4), tr 46-56.
[27]. Mai Thị Kim Thanh (2011), Nhập môn công tác xã hội, Nxb Giáo dục, tr 5-6. [28]. Đặng Bích Thủy 2010, Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt nam, tr 11-15. [29]. Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam (2007), Vì sao cần có những hệ thống bảo
vệ trẻ em của nhà nước hiệu quả?.
[30]. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (2007), Tài liệu tập huấn Công ước quốc tế
về quyền trẻ em, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[31]. Đỗ Thị Ngọc Phương (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm CTXH và ASXH, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
[32]. UBND Tỉnh Đồng Tháp (2011), Kế hoạch Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2011-2015.
[33]. UBND tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội năm 2011.
[34]. UBND tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012.
[35]. UBND tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013.
[36]. UBND tỉnh Đồng Tháp, Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2020.
[37]. UBND thị xã Sa Đéc (2010), Báo cáo chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 2008- 2009.31
[38]. Unicef (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam, tr 215-219.
[39]. Alizabeth A. Segal (2010), Social welfare policy and social programs (chính sách phúc lợi xã hội và chương trình xã hội), Arizona State University.
[40]. Evans, M. và các tác giả (2005). An sinh xã hội Việt Nam lũy tiến tới mức nào?. UNDP tại Việt Nam.
[41]. Margarita Estevez-Abe (1999) Social Protection and the Formation of Skills: A Reinterpretation of the Welfare State (An sinh xã hội và sự hình thành các kỹ năng: Một sự đáp ứng lại của nhà nước phúc lợi), Trường đại học Harvard.
[42]. Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền và Đỗ Lê Thu Ngọc (2006), An sinh xã hội Việt Nam lũy tiến đến mức nào?. UNDP.
[43]. Malcolm Payene, người dịch Trần Văn Kham, Các lý thuyết công tác xã hội hiện đại, Nhà xuất bản Lyneeum Book, INC.
[44]. Pundarik Mukhopadhaya (2008), A Generalized Social Welfare Function, Its Decomposition and Application (Chức năng tổng quát của Phúc lợi xã hội, Phân tích và ứng dụng của nó), trường đại học Quốc gia Singapore.
[45]. Judith Streak và Sasha Poggenpoel (2005), Towards social welfare services for all vulnerable children in South Africa (Hướng tới dịch vụ an sinh xã hội cho toàn thể trẻ em dễ bị tổn thương ở Nam Phi), CHILDREN’S BUDGET UNIT- IDASA.
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 1
(Cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt)
Nhằm mục đích phục vụ cho học tập và nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “CTXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp”. Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự hợp tác từ các em.
Xin các em vui lòng đánh dấu “X” vào những phương án mà các em cho là phù hợp nhất. Xin cảm ơn các em!
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1.1. Họ và tên người được phỏng vấn……… 1.2. Giới tính:
1. Nam 2. Nữ
1.3. Em thuộc nhóm dân tộc nào sau đây?
1. Kinh
2. Khác (ghi rõ)………
1.4. Em bao nhiêu tuổi?...
B. CÁC THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
2. Hiện tại em đang sống với ai? 1. Bố mẹ 2. Ông bà nội ngoại 3. Anh, chị, em ruột 4. Sống lang thang 5. Được tư vấn, tham vấn 6. Khác (xin ghi rõ):………..
3. Hiện nay em có được đi học hay không?
1. Có
4. Nếu có thì hiện tại em đang học lớp/cấp mấy? 1. Cấp 1/tiểu học 2. Cấp 2/Trung học cơ sở 3. Cấp 3/Trung học phổ thông 4. Đang học nghề 5. Không đi học/mù chữ 6. Khác (xin ghi rõ):……….. 5. Tại sao em không đi học? 1. Do nhà nghèo không có tiền đi học 2. Bố mẹ không cho đi học 3. Phải đi kiếm tiền phụ giúp gia đình 4. Nhà trường không nhận vào học 5. Bản thân không thích đi học
6. Khác (xin ghi rõ):………
6. Hiện nay em đang sống ởđâu?
1. Tại gia đình cùng bố mẹ 2. Sống với ông, bà nội ngoại 3. Sống với anh, chị, em ruột 4. Sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội 4. Sống lang thang 5. Khác (xin ghi rõ):……… 7. Tình trạng sức khỏe của em hiện nay như thế nào? 1. Rất tốt/rất khỏe 2. Tốt/khỏe 3. Rất không tốt/rất không khỏe 4. Bình thường 5. Không biết
8. Em có thường xuyên được gia đình hay các cô chú ở trung tâm BTXH cho đi khám sức khỏe định kỳ hay không? 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 4. Không bao giờ
9. Hiện nay em có nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền ởđịa phương không?
1 . Có
2 . Không => chuyển đến câu 12
10. Nếu có, đó là những hỗ trợ như (được lựa chọn nhiều phương án)
1 . Trợ cấp tiền hàng tháng 2 . Tập, sách, dụng cụ học tập 3 . Chăm sóc y tế
4 . Được tạo điều kiện sinh hoạt vui chơi 5. Được tư vấn, tham vấn
6. Khác (xin ghi rõ):………
11. Em đánh giá thế nào về những hỗ trợ mà em đã nhận được?
1. Rất tốt 2. Tốt 3 . Bình thường 4. Không tốt 5. Rất không tốt 12. Em có biết đường dây nóng bảo vệ và tư vấn trẻ em của tỉnh? 1. Có
2. Không => chuyển đến câu 16
13. Em đã bao giờ liên hệđể nhờ giúp đỡ?
1. Có 2. Không
14. Lần gần nhất em liên hệđể nhờ giúp đỡ ?
1. Dưới 1 tháng 2. Trên 1 tháng 3. Trên 3 tháng 4. Không nhớ
16. Em tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí như thế nào?
1 . Hàng ngày 2 . Hàng tuần 3 . Vài lần 1 tháng 4 . Một lần 1 tháng 5 . Chỉ thỉnh thoảng 6 . Không bao giờ
17. Em thường tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ởđâu? 1 . Ở nhà
2 . Ở khu vui chơi công cộng (miễn phí) 3 . Ở công viên
4 . Ở trường
5 . Ở khu vui chơi phải trả tiền
6 . Khác: xin chỉ rõ………
18. Những nhu cầu nào là cần thiết nhất đối với em hiện nay?
1 . Nhu cầu học tập
2 . Nhu cầu tài chính/ nhu cầu có tiến 3 . Nhu cầu hỗ trợ tâm lý
4 . Nhu cầu y tế (được khám sức khỏe định kỳ, được cấp thẻ bảo
hiểm miễn phí)
5 . Nhu cầu hòa nhập
6 . Nhu cầu được ăn ngon mặc đẹp 7 . Nhu cầu được an toàn
8 . Nhu cầu được quan tâm, chăm sóc
19. Em có được biết về Quyền trẻ em không?
1. Có
2 . Không => chuyển đến câu 22
20. Nếu biết, đó là những Quyền gì?
………..……… ………..……… ………..……… 21. Ở gia đình em có được thực hiện các Quyền trẻ em ví dụ như Quyền tham gia lấy ý kiến, quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến em không?
1 . Có 2 . Không
22. Xin các em vui lòng cho biết, mình đã bao giờ nghe nói tới/ biết về:
Nội dung Ý kiến
Có biết Không biết
Ngành Công tác xã hội Nhân viên công tác xã hội Phòng tham vấn
Trung tâm tư vấn/ Trung tâm công tác xã hội
23. Theo em sự trợ giúp của các nhân viên CTXH đối với những khó khăn mà bản thân em có thể gặp phải có cần thiết hay không?
1 . Rất cần thiết 2 . Cần thiết 3 . Bình thường 4. Không cần thiết 5. Rất không cần thiết
24. Nếu có nhân viên CTXH tại trường học hay ởđịa phương của em, em tin tưởng họ sẽ giúp đỡđược mình khi có vấn đề không?
1 . Rất tin tưởng 2 . Tin tưởng 3 . Bình thường 4 . Còn hoài nghi 5 . Không tin tưởng
Xin chân thành cảm ơn các em!
Huyện/thành phố thực hiện điều tra:
• Địa bàn điều tra:………
Điều tra viên: Họ và tên:………
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 2
(Cho cán bộ xã hội, nhân viên CTXH )
Nhằm mục đích phục vụ cho học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “CTXH đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ
thực tiễn tỉnh Đồng Tháp”. Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự hợp tác từ các anh/chị.