Bối cảnh nghiên cứu ở tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Bối cảnh nghiên cứu ở tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Đặc đim địa lý và cơ s h tng

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ diện tích tự nhiên: 3.376 km2. Dân số 1.676.313 người. Trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi 418.037 em, chiếm 24,9 % so với tổng số dân trong tỉnh. Số TECHCĐB khó khăn là 8.029 em, chiếm 1,9 % so với tổng số trẻ em dưới 16 tuổi. Toàn tỉnh có 422.989 hộ, theo kết quảđiều tra cuối năm 2013, hộ nghèo 31.908 hộ, chiếm tỷ lệ 7,5 %, hộ cận nghèo 29.636 hộ, chiếm tỷ lệ 7%. Tổng số trẻ em sống trong hộ nghèo 31.239 em, chiếm tỷ lệ 7,5 %.

Đồng Tháp là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, là một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Phía Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp tỉnh Prây Veng (Cam Pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km.

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp với chiều dài 132 km phân chia tỉnh thành hai vùng: Vùng Đồng Tháp Mười nằm ở phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m. Vùng phía Nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 mét. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía Bắc của tỉnh. Phía Nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 1 thị xã (Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc, Thị xã Hồng Ngự), có 9 huyện

gồm: Cao Lãnh, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp trước đây là thị xã Cao Lãnh đã được công nhận là đô thị loại 3 và thành lập Thành phố Cao Lãnh vào tháng 1 năm 2007.

Theo số liệu từ Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013 của tỉnh, phần lớn các xã khu vực nông thôn đã có đường giao thông tới trung tâm xã. Trong đó, chỉ có khoảng 70% số đó có đường ô tô đến xã tiếp cận được trong mọi thời tiết. Toàn tỉnh có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tuy vậy, cũng còn nhiều ấp và nhiều hộ vẫn chưa có điện ngay cả ở những xã đã được kết nối với lưới điện. Các xã và thị trấn đều có bưu điện và các điểm cung cấp sách, báo phục vụ nhu cầu thông tin của người lớn và trẻ em. Tính đến năm 2013, mặc dù 100% số xã đã có trạm y tế, mới chỉ có 42% sốđó đạt chuẩn y tế quốc gia. Ước tính, có khoảng 73% dân số nông thôn và 75% dân số thành thị tiếp cận được với nước sạch. Mặc dù hệ thống cấp nước đã được cải thiện, vẫn còn nhiều người dân nông thôn sử dụng nước chưa hợp vệ sinh, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em [33], [34], [35].

2.1.2. Điu kin kinh tế có tác động đến tr em

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đã từng bước ổn định, duy trì phát triển với tốc độ khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vài năm gần đây luôn trên 9%, GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước đạt 24,8 triệu đồng, tương đương 1.300 USD. (Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 tăng 8.45%, GDP/ người đạt 1.302 USD theo giá thực tế).

Nhìn chung, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được triển khai rộng khắp và ngày càng được xã hội hoá, thu hút nhiều lực lượng xã hội tham gia. Từ năm 2006, Đồng Tháp được Unicef đầu tư thực hiện dự án Tình bạn hữu trẻ em, đã hỗ trợ thêm nguồn lực và tạo điều kiện tốt cho công tácbảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các địa bàn dự án [33], [34], [35].

Mặt dù vậy hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa, dịch vụ biến động khó lường nên ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn, vùng biên giới. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo trực tiếp chịu tác động của suy giảm kinh tế, lạm phát rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư cho trẻ em tuy có tăng, nhưng chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển, nhất là TECHCĐB, điều kiện vui chơi giải trí cho trẻ em còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)