Thực trạng công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 67)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực trạng công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Đồng Tháp

2.3.1.Hot động đảm bo chế độ tr cp thường xuyên cho tr em có hoàn cnh đặc bit

Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/3/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết trợ cấp xã hội từ nguồn ngân sách Nhà nước cho khoảng 2000 TECHCĐB được hưởng các trợ cấp xã hội với tổng kinh phí khoảng 5 tỷđồng/năm. TECHCĐB được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹđang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. Mức trợ cấp tối thiểu là 180.000 đ/tháng, cao nhất là 360.000 đ/tháng. Định mức trợ cấp cho 1 trẻ em nuôi tập trung tại Nhà Tình thương 300.000đ /tháng. Định mức hỗ trợ này còn thấp, không đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của các em do giá cả gia tăng.

Qua khảo sát chúng ta thấy rằng hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ sẽ không được hưởng đầy đủ những hỗ trợ từ nguồn ngân sách hạn chế của nhà nước. Trong tổng số 130 trẻ được hỏi thì 93% trẻ cho rằng mình có nhận được hỗ trợ từ địa phương, 7% cho rằng chưa bao giờ nhận được sự hỗ trợ nào mặc dù các em rất khó khăn. Tuy nhiên mức hỗ trợ cũng khác nhau tùy vào việc các em thuộc đối tượng nào, có nhiều em được tiền trợ cấp hàng tháng, cũng có em được hỗ trợ dụng cụ học tập, được tư vấn, được tạo điều kiện vui chơi. Nhưng khi được hỏi “Em đánh giá thế nào về những hỗ trợ mà hiện nay các em đã nhận được?”, thu được các số liệu như Biểu đồ 2.1. Có đến 44,6% số trẻđược hỏi đánh giá rằng hiện nay những hỗ trợ mà các em đang được hưởng chỉở mức độ tạm chấp nhận được (trung bình), trong đó 16,9% ý kiến các em cho là rất tốt, 20,8% cho rằng tốt, 10% các em đánh giá không tốt và 7,7% các em cho rằng rất không tốt. Mặt khác, có thể thấy một điều rằng mức trợ cấp đối với TECHCĐB hiện nay còn quá thấp, mức thấp nhất 180/tháng chỉ vừa bằng 45% chuẩn nghèo nông thôn, bằng 36% chuẩn nghèo thành thị, chưa thật sự phù hợp để góp phần bảo đảm đời sống cơ bản của các em. Điều này một phần có thể bắt nguồn từ cơ chế chính sách của chúng ta hiện nay. Từ thực tiễn công việc rất nhiều trường hợp trẻ thuộc diện gia đình nghèo, trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần hỗ trợ giúp đỡ tuy nhiên theo tiêu chí của chính sách thì các em lại không đáp ứng tiêu chuẩn đểđược hưởng [19], [20], [25], [32].

2.3.2. Hot động đảm bo các nhu cu cơ bn cho tr em có hoàn cnh đặc bit * Hot động chăm sóc sc khe

Nghiên cứu cho thấy, hiện nay đã có hơn 4000 TECHCĐB đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Hàng năm có hàng ngàn TECHCĐB được tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí; trường hợp trẻ sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, được cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường, riêng đối với các trường hợp trẻ bị nhiễm HIV/AIDS đều được hỗ trợđiều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000đ/trẻ/năm.

Năm 2013, tổ chức khám lọc, quản lý 2.104 trẻ em tại 142 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trong đó có trên 1.145 trẻ em khuyết tật các loại có khả năng phẫu thuật chỉnh hình và 351 trẻ có khả năng tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Tích cực vận động các tổ chức từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước phẫu thuật miễn phí cho 1.044 em như phẫu thuật mắt, sứt môi, hở hàm ếch, phẫu thuật chi, tim bẩm sinh, dị dạng khác...Tổ chức cấp xe lăn, xe lắc cho trên 326 em. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì có hiệu quả dự án phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng tại Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh. Việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều TECHCĐB được khám, phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung thực hiện với nhiều biện pháp có hiệu quả không để dịch lớn xảy ra như: khống chế dịch sốt xuất huyết, viêm phổi do H5N1…Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã có cơ quan chuyên trách thực hiện bước đầu có nhiều tiến bộ. Số trẻ em có HIV được chăm sóc y tế kịp thời hơn. Trẻ em bị nhiểm HIV/AIDS quản lý trong 3 năm gần đây là 47 trẻ. Trong đó 34 em được chăm sóc y tế.

Duy trì các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng cho tuyến tỉnh và cơ sở. Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài Phát thanh, định kỳ truyền thông trên Đài Truyền hình Đồng Tháp.

Trạm y tế các xã được đầu tư nâng cấp, đến cuối năm 2013 có 106 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia toàn diện về y tế xã, chiếm 73,2% số Trạm y tế trong tỉnh.

0 5 10 15 20 25

Rất tốt/ rất khỏe Tốt/khỏe Bình thường Không tốt/Không khỏe

Rất không khỏe

Biu đồ 2.2: Tình trng sc khe ca TECHCĐB

TEHCĐB ở Thị xã, Thành phố TEHCĐB ở các huyện

(Trong số này có 75 Trạm y tế đã được xây dựng theo đúng thiết kế Trạm y tế chuẩn của Bộ y tế) [19], [20], [25], [32].

Tuy nhiên để kiểm chứng độ tin cậy từ các số liệu được cung cấp bởi Sở LĐ- TB&XH vừa nêu trên. Chúng tôi cũng đã khảo sát về tình trạng sức khoẻ hiện nay của TECHCĐB để từ đó có cái nhìn tổng thể về công tác chăm sóc y tế hiện nay. Biểu đồ 2.2. sẽ cho chúng ta có cái nhìn khái quát về tình trạng sức khỏe của các em, cụ thể: 7,8% trẻ ở khu vực thành thị cho rằng tình trạng sức khỏe hiện nay rất tốt, trong khi trẻ ở khu vực nông thôn thì thấp hơn với 5,4%; 10% trẻ ở khu vực thành thị cho rằng khỏe và ở khu vực nông thôn tỷ lệ này thấp hơn khá nhiều với 3,8%; 8,6% trẻ ở thành thị cho rằng không khỏe, và 13,9% đối với khu vực nông thôn. Phần đông trẻ cho rằng sức khỏe bình thường (khu vực các Thành thị là 14,6%, khu vực nông thôn là 20%). Qua kết quả từ Biểu đồ 2.2, chúng ta rút ra kết luận tình trạng sức khỏe của TECHCĐB nhìn chung vẫn còn nhiều bất ổn, tỷ lệ trẻ cho rằng sức khỏe có vấn đề còn khá cao, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau: các dịch vụ y tế kém hoặc do các em chưa có nhiều điều kiện được khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà các dịch vụ y tế vẫn còn nhiều hạn chế.

Để tìm hiểu rõ hơn nữa vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu thêm về mức độ đi khám sức khỏe định kỳ của các em hiện nay là như thể nào? Biểu đồ 2.3 cho chúng ta thấy, hầu như trẻ không có điều kiện để được khám sức khỏe thường xuyên (chỉ có 2,3% trẻ được khám sức khỏe thường xuyên), trong khi đó 27% trẻ nói thỉnh thoảng mới được khám và cao nhất là 64,6% trẻ cho rằng không bao giờđược khám sức khỏe. Nếu nhìn vào kết quả này và báo cáo ban đầu của Sở LĐ-TB&XH (có 4.000 TECHCĐB được cấp thẻ bảo hiểm y tế) thì dường như kết quả này rất mâu thuẫn bởi 4.000/8.029 TECHCĐB được cấp thẻ bảo hiểm y tế thế nhưng có đến 64,6% trẻ chưa bao giờđược đi khám (tỷ lệ % đã tính cả 2 khu vực nông thôn và thành thị). Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất cần xem lại số lượng cấp phát 4000 thẻ bảo hiểm y tế là có đúng đối tượng hay chưa?; thứ hai có thể nhiều trẻ không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ mà hầu hết các em tự mua thuốc uống hoặc để tự khỏi, trừ khi bệnh nặng hoặc được người thân dẫn thì thì các em mới đến bệnh viện bệnh; thứ ba gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe cho các em; thứ tư có thể xem xét vai trò của cán bộ làm công tác BVCSTE trong trường hợp này rõ ràng chưa thực hiện hết chức năng hỗ trợ, kết nối dịch vụ y tếđến với các em.

*Hot động giáo dc, hc ngh

Năm 2013, có 448 TECHCĐB và trẻ em có nguy cơ cao được hỗ trợ dụng cụ học tập trung bình mỗi xuất hỗ trợ tương đương 600.000đ. Trợ giúp vốn cho 211 gia đình có trẻ em hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện làm ăn nuôi dạy con tốt. Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp tặng học bổng, dụng cụ học tập, quà Tết cho 120.000 lượt trẻ em nghèo, TEHCĐB trong tỉnh; vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tặng hơn 1000 suất quà cho các TECHCĐB khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu hàng năm; hỗ trợ dạy nghề cho gần 60 em. Mỗi em được hỗ trợ 8.100.000đ, (trong đó: hỗ trợ tiền ăn cho trẻ là 2.700.000đ, hỗ trợ cơ sở dạy nghề là 5.400.000đ), học trong 9 tháng gồm các nghề may dân dụng, uốn tóc, sửa xe, … qua kiểm tra có hơn 16 trẻ em ra nghề và có việc làm.

Nhìn chung tỉnh cũng đã có nhiều hoạt động và hỗ trợ về mặt giáo dục, dạy nghề cho các em. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi cũng rất muốn tìm hiểu xem trình độ học vấn hiện nay của các em là như thế nào để có một cái nhìn khái quát hơn về hoạt động giáo dục hiện nay. Kết quả từ Biểu đồ 2.4 cho thấy, số TECHCĐB hiện nay vẫn đi học chiếm khoảng 65% và khoảng 35% các em không được đi học. Đây là kết quả khá bất ngờ, bởi theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, tỷ lệ phổ cập và xóa mù chữ gần nhưđạt 100% kể từ năm 2010. Tuy nhiên dựa vào kết quả nghiên cứu thì hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ TECHCĐB không có điều kiện được đến trường, nhiều em thậm chí còn không biết chữ.

Trong số những em còn đi học: đang học nghề chiếm 2,3%, trung học phổ thông chiếm 8,6%, tiểu học là 16,2%, và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ đông nhất với 34,6% (Biểu đồ 2.5). Do hầu hết các em đều xuất thân từ gia đình nghèo khó khăn về mặt kinh tế nên nhiều em chỉ học hết cấp 1 hoặc có cố gắng đến cấp 2 thì các em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhu cầu học nghề của trẻ là rất cao nhưng tỷ lệ rất thấp các em được cho học nghề, phần lớn tập trung ở Thành phố Cao Lãnh nơi đang triễn khai Dự án Phù Sa – Một dự án hỗ trợ giúp đỡ trẻ em có nguy cơđường phố do tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển tài trợ (Dự án thực hiện các hoạt động cụ thể như: hỗ trợ giấy tờ tùy thân và pháp lý cho trẻ; trang bị cho trẻ kỹ năng sống; hỗ trợ học phí, sách, vở dụng cụ học tập; hỗ trợ học nghề cho những trẻ có nhu cầu).

Để tìm hiểu rõ hơn lý do vì sao nhiều trẻ không được đi học, chúng tôi tiến hành khảo sát vàkết quả Biểu đồ 2.6 cho thấy có nhiều lý do khác nhau dẫn đến trẻ không được đi học chẳng hạn: bản thân trẻ không thích đi học chiếm 10,7%, bố mẹ không cho đi học chiếm 16,2%, phải đi kiếm tiền phụ giúp gia đình chiếm tỷ lệ cao với 26,9%, tỷ lệ cao nhất đó là lý do không có tiền đi học chiếm 34,6%. Rất nhiều trẻ cho rằng 2 lý do lớn nhất khiến trẻ không được đến trường là “Nhà nghèo” nên phải “đi kiếm tiền phụ giúp gia đình”. Điều này cho thấy nguyên nhân sâu xa nhất của vấn đề là “nghèo đói’. Các em nghỉ học là xuất phát từ nghèo đói. Có thể nói

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Cấp 1/ Tiểu học Cấp 2/ Trung học sơ sở Cấp 3/ Trung học phổ thông Đang học nghề Không đi học/ Khác Series1 16,2 34,6 8,6 2,3 35,3 3 A x is T it le Biểu đồ 2.5: Trình độ học vấn của trẻ

tình trạng nghèo đói gia tăng sẽảnh hưởng trực tiếp đến TECHCĐB. Nghèo đói góp phần gia tăng tình trạng trẻ em thất học, trẻ em lao động sớm, trẻ em vi phạm pháp luật... Theo lý thuyết hệ thống, thì đây là một vấn đề mang tính hệ thống mà trong đó TECHCĐB là một phần tử trong hệ thống gia đình, hệ thống chính sách của xã hội. Các hệ thống này đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy để giải quyết tận góc vấn đề thì cần thay đổi nhiều hệ thống. Xã hội phải tạo điều kiện cho hộ nghèo được hòa nhập vào cộng đồng, nhà nước phải có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ người nghèo, giúp họ vươn lên, từ đó con cái họ sẽ được quan tâm, chăm sóc và có điều kiện được đến trường.

* Hot động vui chơi, gii trí

Hoạt động vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu cho thiếu nhi được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong tỉnh quan tâm, đầu tư nhiều hơn so với những năm trước.

Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và phát triển năng khiếu ngày càng được tăng cường, đầu tư. Nhà thiếu nhi tỉnh được nâng cấp (01 nhà), 12/12 huyện, thị xã, thành phố đều có Nhà văn hoá hoặc Trung tâm văn hóa - Thể dục thể thao, 7 huyện, thị xã có hoạt động Nhà Thiếu nhi và

trên 20 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em. Các loại hình hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở thu hút hàng ngàn lượt trẻ em tham gia.

Hàng năm các Sở, ngành, đoàn thể như: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn, Hội văn học nghệ thuật, Giáo dục và Đào tạo, Nhà thiếu nhi từ tỉnh đến huyện tổ chức nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, lành mạnh cho TECHCĐB như: hội thi văn nghệ, kể chuyện sách, triển lãm, vẽ tranh, thi tìm hiểu sách, báo và các hoạt động thi đấu thể thao bóng đá, đá cầu, cờ vua, tham quan, sinh hoạt truyền thống…thu hút trên 350.000 lượt TECHCĐB tham gia sinh hoạt, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu. Hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở và trường học được chú trọng, đầu tư. TECHCĐB khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật được quan tâm, tạo điều kiện vui chơi giải trí thông qua họp mặt trẻ em vượt khó học giỏi cấp tỉnh và tham gia Trại hè “Ước mơ hồng” liên tỉnh, Hội trại Thể thao – Văn hóa cấp tỉnh, huyện gần 1.500 trẻ em tham gia hàng năm [19], [20], [25], [32].

Số TECHCĐB tham gia các hoạt động văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)