Khoảnh khắc hiện tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật truyện trong lòng bàn tay của kawabata yasunari (Trang 84 - 87)

Nhật Chiêu cho rằng: “Kawabata đi tìm cái đẹp mất đi trong khoảnh khắc và cũng tái sinh trong khoảnh khắc” [35, 1060]. Thụy Khuê cũng từng khẳng định:

“Kawabata nắm lấy một khoảnh khắc sống của con người rồi dùng cái nhìn thần sắc, thôi miên, xoáy sâu vào nhân vật, vào khoảnh khắc sống ấy, bắt lấy nó, ném vào vĩnh cửu” [83]. Với Đào Thị Thu Hằng thì: “Những truyện trong lòng bàn tay, mang trọn vẹn tinh thần của thơ haiku cổ điển – chỉ là những lát cắt rất nhanh, rất nhỏ của cuộc sống” [23, 79]. Thật vậy, trong truyện trong lòng bàn tay, Kawabata đã nắm bắt và tái hiện những khoảnh khắc hiện tồn ấy như là một biểu hiện của thủ pháp chân không.

Khoảnh khắc là “khoảng thời gian hết sức ngắn” [54, 650], chỉ trôi trong chớp mắt. Đó khoảng thời gian phù hợp để lướt lên mớ chữ ít ỏi mà ta có thể nắm gọn trong lòng bàn tay. Vậy mà chính chúng, mớ chữ nhỏ bé với những khoảnh khắc hiện tồn của

đời người hoàn toàn độc đáo ấy đã mở ra không biết bao nhiêu chiều kích cho sự cảm nhận.

Cốt chỉ kể về một buổi trưa - trong khoảnh khắc chứng kiến lễ hỏa táng của người ông, tôi nhận ra được biết bao nhiêu về lẽ sống chết ởđời;

Con châu chấu và con dế đeo chuông là khoảnh khắc tôi chứng kiến sự ngẫu nhiên mà tên của hai đứa trẻ được thêu bằng ánh sáng lên áo của nhau. Giây phút ấy,

tôi nhận ra tính chất ngẫu nhiên của cuộc đời cũng như mang một nỗi tiếc nuối thầm lặng khi anh ta được sống trong một khoảnh khắc mà người khác không cảm nhận

Miền ánh sáng là khoảnh khắc nhìn gương mặt của cô gái, tôi nhớ về quá khứ với người ông mù lòa và hướng đến tương lai khi mang theo hình ảnh về ông tôi và nàng về nơi bờ biển phía xa;

Trong Tóc, đó là khoảnh khắc những người lính ghé qua làng làm hiện lên vẻđẹp duyên dáng và sự hiếu khách của những cô gái nơi một thôn hẻo lánh;

Địa tạng vương Bồ Tát Oshin là khoảnh khắc trông thấy vẻ đẹp thánh nữ của cô gái trên xe ngựa, người khách nhận ra vẻđẹp Oshin của sự tận hiến và chân lý cái đẹp vĩnh hằng;

Trong Gương mặt khi ngủ là khoảnh khắc nhìn gương mặt của những người con gái khi ngủ, tôi nhận ra thế giới tâm hồn muôn màu của họ;

Khoảnh khắc có khi chỉ là một tiếng rưỡi trên tàu hỏa để được ngắm nhìn cô tiểu thư xinh đẹp ở Suruga của tôi trong Cô tiểu thư ở Suruga;

Là khoảnh khắc ôm người vợ trong tay để cảm nhận được cái mềm mại đàn bà, người mẹ trong nàng (Mẹ);

Những khoảnh khắc bên cạnh người mù của Okayo để khi không còn anh nữa thì cô như bị mất phương hướng (Người đàn ông mù và cô gái trẻ);

Đó là khi cơn mưa phùn bất chợt vào một buổi sớm xuân làm đôi thanh niên thiếu nữđi cạnh nhau và tiến về nhà như vợ chồng (Mưa phùn);

Là những khoảnh khắc Kinuko nhìn thấy dáng người bé nhỏ của chị dâu đang đọc bức thư từ chiến địa của chồng để cảm nhận sự trĩu nặng của tuổi tác trên vai chị (Cố hương);

Khoảnh khắc chứng kiến cảnh chăm sóc của người nuôi chim dành cho vợ tật nguyền và vẻđẹp thiếu nữ của cô gái, tôi nhận ra “hiện hữu thần linh”;

Khoảnh khắc người vợ tháo chiếc mặt nạ gây cho Người đàn ông không cười trổi dậy nhiều cảm xúc;

Là khoảnh khắc bất ngờ đầy thú vị khi thấy cô gái trong nhà chờ tang lễ với nụ

Khoảnh khắc hoa quỳnh nở trong đêm làm tôn thêm vẻđẹp trong sáng của cô gái chiêm ngắm nó;

… tất cảđều là những khoảnh khắc đẹp trong tĩnh lặng vô biên, sâu sắc mà thâm trầm.

Chớp lấy được những khoảnh khắc, gợi lên những cảm nhận mơ hồ song đầy ám ảnh về cuộc đời, Kawabata Yasunari đã thành công khi tạo ra những khoảng lặng âm ỉ bên trong, xoáy sâu vào người đọc trước khi cho khoảnh khắc vụt sáng. Như công án thiền môn, cần thời gian để nghiệm suy và chứng ngộ, giây phút phát huệ, đạt ngộ đó chính là khoảnh khắc bất chợt thức nhận được lẽ thật của hiện hữu.

Khoảnh khắc ông lão Miyacava bắt gặp con chim đại bàng đã “định gọi vợ ra ngắm” nhưng “e tiếng gọi của mình có thể làm chim sợ” gợi cho ta nhớ về phút giây huyền diệu của đóa hoa triêu nhan buổi sáng trong một bài Haiku của nữ sĩ Chiyô

A, hoa Asagaô

Dây gầu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên

Tiếng cười là lời nguyện cầu của xử nữ, nó vang vọng khắp khu nghĩa địa như

phép thuật để xua tan những điều tà đã khiến cho một chàng trai quá sức giật mình, bất ngờ, cũng hòa tan và chìm đắm vào tiếng cười rung thung lũng, vô hình sắc và đam mê. Tôi phát hiện: “Mãnh lực của tiếng cười mạnh như sấm sét khiến người ta có thể nghĩ rằng sức mạnh con người có thể làm đất đá tiêu tan”. Khi tiếng cười chấm dứt, giây phút tôi thốt lên “Thần phật ơi! Con đã thanh sạch rồi” của chính tôitôi

không thể nghe thấy, đó chính là lúc tôiđạt ngộ.

Vận động thời gian trong tác phẩm của Kawabata không tuân theo qui luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lí của con người. Nhân vật hành động và suy tư trong khoảnh khắc nên chỉ có thể vận động trong chiều sâu. Có khi cảm giác về

sự tập trung của thời gian bị nén lại rất mãnh liệt đã tạo nên “sự ngưng đọng”. Và khoảnh khắc ngưng đọng của tình yêu đã trở thành Bất tử. Một ông già và một thiếu nữ

“họ nép mình vào nhau như thể là tình nhân, cứ như không cảm thấy khoảng cách sáu mươi năm tuổi đời của họ”… Có một cô gái đau buồn vì chia cách đến nỗi trầm mình trong biển, nhưng, đối với cô gái đó lại chính là biển cả tình yêu, có một chàng trai phải tiếp tục sống vì một lí do hết sức cao đẹp: “anh chết thì còn ai trên đời này nhớ đến em”. Cô gái mãn nguyện vì mình ra đi ở tuổi đẹp nhất của người thiếu nữ, vì lúc

đó, hình ảnh đẹp nhất của cô cũng sẽ được mọi người lưu giữ mãi. Son sắc của con người làm sao đấu lại với sự tàn phai theo thời gian, qui luật của cuộc đời nghiệt ngã:

“Cây thì đã hàng trăm tuổi rồi (…) mà không hiểu khoảng đời quá ngắn ngủi của con người”. Mơ ước bất tử, mơ ước hòa nhập cùng thiên nhiên, đôi tình nhân ấy “biến mất vào trong cây”… trong khoảnh khắc vĩnh hằng của tình yêu nơi trùng dương đang hát.

Truyện trong lòng bàn tay chỉ hiện hữu bằng những khoảnh khắc, nhưng chính chúng đã gây nhiều ám ảnh và nhiều giây phút bất ngờ cho người tiếp nhận. Việc tạo ra nhiều khoảng trống để người đọc cùng khám phá và vui buồn với những khoảng thời gian quá ngắn ngủi trong đời nhân vật cũng chính là số phận mỗi con người được thu nhỏ để ánh xạ trên những trang văn. Cuộc sống nơi trần thế là vô thường, bởi thế với nỗi buồn phù thếđó mà tất cả chỉ còn đọng lại là những khoảnh khắc, phải chăng chính những khoảnh khắc ấy mới là vĩnh cữu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm nghệ thuật truyện trong lòng bàn tay của kawabata yasunari (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)