Con người tồn tại trong tác phẩm được định danh là “nhân vật”. Một điều không thể phủ nhận khi đọc qua truyện trong lòng bàn tay của Kawabata là: dù đàn ông hay phụ nữ, nhà văn hầu như đã không để họ mang tên, không rõ ràng về lai lịch, nghề
nghiệp, tuổi tác…
Khảo sát về đặc điểm của các nhân vật trong truyện trong lòng bàn tay (Phụ lục 3), chúng tôi thu được kết quả như sau:
Về tên gọi: Nhân vật trong truyện trong lòng bàn tay của Kawabata hầu hết không có tên gọi. Số nhân vật có tên cụ thể chỉ là 50 trên tổng số 204 nhân vật chiếm tỉ lệ
24,5%; Trong khi đó, số nhân vật không tên là 154 nhân vật chiếm đến 75,5% trên tổng số nhân vật trong tác phẩm.
Về nghề nghiệp: chỉ có 28,9% nhân vật được Kawabata gán cho một nghề cụ thể
(nhưng cũng chỉ nói thoáng qua không được mô tả chỉ tiết); và có đến 71,1% nhân vật không được xác định nghề nghiệp cụ thể tương ứng với 145 trên tổng số 204 nhân vật;
Vềđộ tuổi: Chỉ có 16 người được xác định cụ thể số tuổi tương đương với 7,8%; còn lại là 92,2% nhân vật có số tuổi không xác định. Trong số những nhân vật không có số tuổi cụ thểđó, bằng các dấu hiệu ta cũng chỉ có thể phân biệt được 58% nhân vật
ở độ tuổi trẻ; 14,4% độ tuổi già; còn lại 27,6% không thể xác định là trẻ hay già.
Về ngoại hình, tính cách: Có 79 nhân vật không hề được nhắc đến ngoại hình, tính cách chiếm 38,7% , còn lại là những nhân vật có được miêu tả nhưng chỉ là những lát cắt rất sơ sài. Mỗi nhân vật đều chỉ mang một đặc tính, một mặt nhân cách nào đó.
Lần giở những trang văn nhỏ gọn, ngoài các nhân vật có tên, tuổi, nghề nghiệp cụ
thể, ta có thể khu biệt được các nhân vật chỉ trong một nét tính cách nào đó như một nét chấm phá trong hội họa. Ta chỉ biết đến anh Arigato là người luôn tràn ngập tinh thần biết ơn; biết chàng trai trong Miền ánh sáng là người có thói quen nhìn khuôn mặt người khác; Chàng sinh viên khoa luật trong Chiếc nhẫn chỉđược phát họa là một anh chàng “vốn tính trẻ con”; Còn anh Kanzo trong Đôi giày mùa hạ là một người rất yêu ngựa… Phụ nữ cũng không ngoại lệ: Người vú tốt bụng trong Cốt chỉ được miêu tả
trên vài con chữ; Người mẹ trong Đôi mắt của mẹ cũng chỉ được chú ý ở phần cuối truyện với“cái đai ruột tượng ẩn che con mắt”; trong Tóc bạc là người mẹ có thói quen “nhổ tóc và dùng răng cấn rận”; Người vợ mù có tiếng cười trong trẻo như trẻ
thơ trong Gia đình; một cô gái rất sợ tiếng sấm trong Sấm mùa thu; Ranko là người
đàn bà của một thứ âm nhạc tươi vui trong Anh chồng bị cột; Cô gái có giọng nói mềm mại trong Miền ánh sáng; Cô gái trong có đôi má nhuộm hồng trong Lập trường người con…
Trong Cố hương, nhân vật chỉ hiện lên từ những dáng hình: “Dáng chị đi liêu xiêu trên con đường núi gập ghềnh đầy tuyết rơi”; “Dáng đi vội vã của chị lúc về nhà mẹ đẻ”; “Dáng hình người chị dâu đang đọc lá thư từ chiến địa gửi về”. Nhìn dáng người bé nhỏ đó, “Kinuko cảm thấy trĩu nặng vì tuổi tác đang đè lên vai người chị”. Cũng chỉ hiện hữu bằng những nét rất mỏng của đời người, hình ảnh người chị dâu là thế giới của niềm bi cảm khi những người đàn bà mà chồng họ ra chiến trận chưa biết ngày về…
Có những truyện không có cả nhân vật cụ thể mà nhân vật chỉ tồn tại trong những bức thư. Đó là người chồng trong Chết chung vì tình. Được nhắc đến trong những bức thư gửi đến từ những nơi khác nhau và càng ngày càng xa, người đàn ông chỉ hiện lên như những lát cắt trên trang văn nhỏ gọn nhưng dung chứa cả một vũ trụ tâm hồn cũng như những dằn vặt trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cũng được định hình qua bức thư, trong Đôi chim Hoàng Yến, người vợ vị tha
được khắc họa từ chính người chồng chứ không hiện tồn trực tiếp: “Vợ tôi là người đã giúp tôi quên hết những nỗi thống khổ của cuộc sống hàng ngày và nàng đã cố ý không nhìn vào phân nửa cuộc đời khác của tôi. Nếu không có vợ tôi, thì khi đứng trước một người đàn bà như bà, tôi sẽ chỉ biết lãng đi chỗ khác hay không dám ngước nhìn…”
Con người trong truyện trong lòng bàn tay tồn tại như những lát cắt - với ý nghĩa chỉ là những phát họa sơ sài nhất. Nhân vật chỉ hiện lên qua những chấm phá về giới tính, độ tuổi, họ tên, một nét tính cách… như những giá đỡđặt trong hư vô, bất định.
Như vậy, thế giới nhân vật được vẽ ra không trọn vẹn và cũng chứa đầy những khoảng chân không. Thiên nhiên là chân không, con người cũng là chân không. Chân không soi chiếu tất cả mọi sự hiện hữu. Truyện trong lòng bàn tay, với những khoảnh khắc hiện tồn, không gian “hạt cát” và những nhân vật tồn tại như những lát cắt… đã mang đến cho người đọc một cảm xúc thẩm mỹ trọn vẹn. Cảm xúc ấy chính là niềm khát khao hạnh phúc và cái Đẹp, niềm bi cảm trước những đổi thay sinh tử của cuộc
đời. Và điều đó không hềđi chệch quan niệm thẩm mỹ của Kawabata. Một con người, một nỗi đau, một khoảnh khắc… tất cả đều là thế giới cần khám phá của nhà văn. Qua những nhân vật và nỗi niềm cô lẻđó, nhà văn đã giúp chúng ta hiểu được cuộc sống và chính mình.