Phương ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 26 - 41)

1.2.1 Mt s khái nim liên quan đến đề tài

1.2.1.1. Từđịa phương

Tiếng nói của mọi quốc gia trên thế giới đều là một thể thống nhất về mặt bản chất nhưng lại hết sức đa dạng về mặt biểu hiện. Nghĩa là, trong cái thống nhất đó vẫn có những khác biệt giữa các địa phương: có thể là khác biệt về ngữ âm (cách phát âm), lối dùng từ của người dân ở từng địa phương hoặc cũng có thể là sự khác biệt về mặt cấu tạo ngữ pháp. Do đó, mỗi vùng địa lí - dân cư sẽ hình thành một phương ngữ mà địa phương đó sử dụng.

Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ thống nhất, song trong quá trình phát triển lịch sử đất nước, tiếng Việt dần dần phân chia thành nhiều tiếng địa phương, đặc biệt là trong thời đại phong kiến. Kết quả là, tiếng Việt tồn tại dưới dạng những tiếng địa phương và giữa tiếng địa phương này với tiếng địa phương khác có những sự khác nhau nhất định dẫn đến tình trạng cùng một ngôn ngữ nhưng không thật sự thống nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn, chủ yếu là khác biệt ở một số yếu tố về mặt ngữ âm và từ vựng.

Về khái niệm từđịa phương, vì có liên quan đến đề tài nên chúng tôi xin nêu ra một vài định nghĩa của các nhà nghiên cứu với những cách hiểu và lí giải khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Tu thì: Từ địa phương không ở

trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định, chúng mang sắc thái địa phương, người của địa phương này không hiểu những từ

của địa phương khác [24, 129]. Ở đây, tác giả đã chỉ ra rằng, chính sắc thái riêng của từđịa phương đã tạo ra sự khác biệt trong ngôn ngữ các vùng miền dẫn đến người của địa phương này, đôi khi không hiểu được từ của địa phương khác. Còn theo ý kiến của nhà nghiên cứu Phạm Văn Hảo thì từ địa phương là: Khác với một số biến thể vốn là đơn vị trong cùng một hệ thống, từ ngữđịa phương là loại biến thể gắn với một hệ thống nằm ngoài hệ thống từ vựng tiếng Việt văn hóa. Điều đó đảm bảo cho một phương pháp định nghĩa phù hợp với chúng. Định nghĩa qua từ có nghĩa tương đương (trong tiếng Việt văn hóa) [16, 59]. Theo định nghĩa này, nghĩa của những từ địa phương có giá trị ngang hàng với nghĩa của từ trong ngôn ngữ văn hóa. Hiểu một cách đơn giản là từ địa phương và từ toàn dân phải có chung nét nghĩa tương đương. Tuy nhiên, trong thực tế ta thấy có một số từđịa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon,… không có nghĩa tương ứng với từ trong ngôn ngữ toàn dân.

Một hướng định nghĩa khác của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: Từ địa phương là những từ được dùng hạn chếở một hoặc vài địa phương. Nói chung từđịa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào

đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại

đặc điểm của từđịa phương, đặc điểm của nhân vật… [17, 293].Với định nghĩa này, tác giảđã chỉ ra được giới hạn phạm vi sử dụng của từđịa phương.

Còn theo nhóm tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (1990) cho rằng: Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó, thì được gọi là từđịa phương. Qua định nghĩa này, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng từ địa phương là

những biến thể từ ngôn ngữ dân tộc đồng thời chỉ ra được giới hạn phạm vi sử dụng của từđịa phương.

Phương ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học thuộc phân môn Phương ngữ học, chuyên ngành Ngôn ngữ học. Trong lịch sử nghiên cứu hơn một trăm năm, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt. Vì thế, trong suốt quá trình nghiên cứu, đã có không ít cách hiểu về khái niệm phương ngữ. Người viết xin điểm qua cách hiểu khái niệm phương ngữ của một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Văn Khang trong Ngôn ngữ học xã hội những vấn

đề cơ bản cho rằng: Phương ngữ hay phương ngôn, tiếng địa phương là các cách gọi khác nhau trong tiếng Việt của cùng một thuật ngữ dialect trong tiếng Anh (dialecte trong tiếng Pháp, dialectus trong tiếng Latinh, Fangyan

trong tiếng Hán). Thuật ngữ dialect có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp dialektos, đây là khái niệm dùng để chỉ các biến thể ngôn ngữ sách vở có cùng nguồn gốc. Liên quan đến khái niệm phương ngữ, trong tiếng Pháp có hai từ dialecte và patois: để chỉ cả phương ngữ có chữ viết lẫn không có chữ viết, cả biến thể địa lí lẫn biến thể xã hội của phương ngữ. Trong cách nhìn của người Anh, phương ngữ là biến thể không thống nhất, chỉ dùng trong các tầng lớp thấp hoặc ở nông thôn. Kết hợp với cách nhìn nhận của ngôn ngữ học truyền thống, tác giảđưa ra cách hiểu riêng về phương ngữ. Điều này được xem xét từ hai mặt cấu trúc và chức năng. Tác giả cho rằng: Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của một ngôn ngữ, một khi các phương ngữ này tuy có hệ thống cấu trúc riêng, nhưng vẫn có thể chứng minh được mối quan hệ

cội nguồn giữa các phương ngữ đó với ngôn ngữ(…). Nếu nhìn từ góc độ

chức năng, thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt

đến mức tiêu chuẩn hóa [39,109].

Tác giả Nguyễn Kim Thản thì cho rằng: Tuy thế, như mọi người đều biết, trên mấy vùng lớn của đất nước chúng ta, tiếng nói của mỗi vùng vẫn có

một số sắc thái riêng về ngữ âm và từ ngữ. Tiếng nói của dân tộc ở một vùng rộng lớn mang sắc thái riêng như vậy gọi là phương ngôn [55, 122].

Theo Hoàng Thị Châu: Phương ngữ là thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự

biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác [7, 29]

Còn theo Nguyễn Văn Ái, người đã biên soạn ra quyển Từđiển phương ngữ Nam Bộ thì đưa ra cách hiểu: Có thể nói nôm na phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng địa phương của một ngôn ngữ chung toàn dân [3, 9].

Tác giả Nguyễn Như Ý trong Từ điển đối chiếu từ địa phương đưa ra cách hiểu về PN như sau: Phương ngữ (dialect) hay còn gọi là tiếng địa phương là hình thức ngôn ngữđược sử dụng trong cộng đồng dân cư tại một vùng miền nhất định trên lãnh thổ một nước [68, 3].

Trần Thị Ngọc Lang lại quan niệm rằng: Phương ngữ là phương tiện diễn đạt và giao tiếp của một địa bàn dân cư [27, 10]

Như vậy, có rất nhiều ý kiến xoay quanh vần đề khái niệm về phương ngữ. Mỗi tác giả đều có cách hiểu riêng. Chúng tôi xin phép đưa ra cách hiểu của mình như sau: Phương ngữ là ngôn ngữ riêng của một vùng, một khu vực dân cư với những nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân.

1.2.1.2. Khái quát về phương ngữ Nam Bộ

Nam Bộ là một vùng đất mới được hình thành trên 300 năm, kể từ năm 1698 là năm chúa Nguyễn lập phiên Trấn dinh. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB) cũng được hình thành và phát triển từ mốc này. Đây là quá trình hội tụ của nhiều dạng tiếng nói địa phương khác nhau mà người Việt từ các nơi khác mang lại. Bên cạnh đó, còn có sự tiếp xúc vay mượn các ngôn ngữ của các dân tộc cùng sinh sống ở vùng này. Trong các công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ, chúng tôi thấy có các ý kiến sau đây:

Theo Nguyễn Kim Thản: Phương ngữ Nam Bộ sử dụng từ Thuận Hải trở vào, phương ngữ này trẻ nhất, mới hình thành dần dần từ thế kỉ 18, tuổi đời ấy khiến nó thuần nhất hơn cả [55, 16]. Qua đó, chúng tôi nhận thấy,

tác giả Nguyễn Kim Thản quan niệm rằng PNNB được phân vùng ở một khu vực địa lí khá cụ thể (từ Thuận Hải trở vào). Điều này cũng có nghĩa là: PNNB là tiếng nói riêng của người dân Nam Bộ trong một ranh giới xác định về mặt địa lý.

Đến tác giả Nguyễn Văn Ái, khi nghiên cứu về PN và có hẳn một quyển từđiển dùng để tra cứu PNNB thì cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Tác giả chỉ phát biểu rằng: Tập hợp các nét biến dạng địa phương của tiếng Việt lại, chúng ta có nhận xét chung là tiếng Việt có bốn phương ngữ ở bốn vùng như sau: Phương ngữ Bắc Bộ từ các tỉnh biên giới phái Bắc

đến Thanh Hóa, phương ngữ Bắc Trung Bộ từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên, phương ngữ Nam Trung Bộ từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Thuận Hải, phương ngữ Nam bộ từ Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau [3, 10]. Qua nhận định trên, chúng ta nhận ra cách hiểu của tác giả về PNNB không gì khác hơn chính là tập hợp các nét biến dạng địa phương của tiếng Việt ở khu vực Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau.

Còn tác giả Trần Thị Ngọc Lang thì đưa ra cách hiểu chung về PNNB như sau: Phương ngữ là phương tiện diễn đạt và giao tiếp của một địa bàn dân cư[27, 10]. Như cách hiểu này, PNNB chính là tiếng nói của người dân Nam Bộ. Điều này cũng gần với cách hiểu của tác giả Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Ái. Về cơ bản, cả ba tác giả đều cho rằng PNNB chính là ngôn từ được sử dụng trong một địa bàn khu vực dân cư nhất định. Tuy nhiên, giới hạn địa lí khi phân vùng phương ngữ của ba tác giả còn chưa đồng nhất. Tác giả Nguyễn Kim Thản phân chia PNNB tính từ Thuận Hải trở vào trong khi Nguyễn Văn Ái và Trần Thị Ngọc Lang thì cho rằng nó nằm trong giới hạn vùng Nam Bộ nghĩa là từĐồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau.

Tiếp bước những người nghiên cứu trước, tác giả Huỳnh Công Tín cũng đưa ra một cách hiểu khá ngắn gọn, đơn giản về khái niệm phương ngữ. Tác giả viết: Phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của người dân Nam Bộ. Hay nói cách khác:

Nhìn chung, các tác giả dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản cũng có sự nhất trí: PNNB là tiếng nói của người dân ở khu vực Nam Bộ. Xuất phát từ cách hiểu của mình, chúng tôi xin đưa ra kiến giải về khái niệm PNNB. Đó là ngôn ngữ mang đặc trưng của miền đất Nam Bộ được sử dụng trong cộng đồng người Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Hay PNNB chính là những biến thể địa phương của tiếng Việt trên bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp ở khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, do tính chất bán phương ngữ giữa hai vùng phương ngữ giao nhau, chúng ta khó xác định ranh giới chính xác của PNNB. Ở bài viết này, chúng tôi thống nhất theo ý kiến của đa số nhà nghiên cứu tạm lấy mốc từ Đồng Nai, Sông Bé trải dài xuống mũi Cà Mau làm vị trí khu biệt vùng PNNB.

1.2.2. S hình thành phương ng Nam B

Hầu hết các nhà nghiên cứu về phươg ngữ ngữ đều thừa nhận các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt từ Đồng Nai, Sông Bé (Nay thuộc Bình Dương, Bình Phước) kéo dài đến mũi Cà Mau thuộc vùng phương ngữ Nam Bộ, và đương nhiên, nội tại bản thân của phương ngữ này có nhiều nét khác biệt với phương ngữ vùng miền khác bởi những đặc trưng như ta đã nói ở phần trên.

Ngôn ngữ luôn vận động, phát triển theo qui luật tiến hóa riêng. Nhưng không phải mỗi vùng, mỗi địa phương, ngôn ngữ đều có điều kiện thay đổi, biến đổi với mức độ khác nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữở vùng này với vùng kia theo thời gian có sự khác biệt nhất định, từ đó hình thành nên những vùng phương ngữ tiếng Việt. Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở cách phát âm, từ ngữ, phong cách, ngữ pháp. Các mặt khác nhau này không đồng đều; ở bình diện ngữ pháp ít có sự biến đổi so với các bình diện còn lại. Riêng bình diện từ vựng - ngữ âm có sự khác biệt khá lớn trong các ngôn ngữ của tiếng Việt. Sự khác nhau này không ở nguồn gốc ngôn ngữ mà do điều kiện địa lí, điều kiện xã hội hình thành. Cho nên, phương ngữ là một chuỗi các biến dạng địa phương so với ngôn ngữ toàn dân do những tác động vềđịa lí, xã hội mà dần hình thành. Sự cách trở về địa lí với những ngọn núi cao,

những con sông lớn và những quảđồi chạy dọc theo chiều dài địa hình từ Bắc chí Nam đã làm cho sự giao lưu, tiếp xúc giữa người dân bị hạn chế. Tiếng Việt toàn dân một thời bị cô lập giao tiếp trong các vùng miền nhỏ. Và đây cũng chính là điều kiện đưa tiếng Việt đến sự thống nhất, phát triển theo những hướng khác nhau.

Bên cạnh đó, ý thức làng, xóm đã tạo tâm lí ngại đi lại, tiếp xúc của người dân giữa các vùng miền dẫn đến tình trạng tiếng Việt bị chia cắt thành các vùng phương ngữ. Cho nên, phương ngữ Nam Bộ gắn liền với lịch sử hình thành của miền đất Nam Bộ.

Nam Bộ là một vùng đất mới được thành lập trên ba thề kỉ qua, kể từ 1698 là năm chúa Nguyễn lập phiên trấn dinh. Phương ngữ Nam Bộ cũng hình thành và phát triển từ đây. Lịch sử phát triển vùng đất Nam Bộ gắn liền với nhiều cuộc nội chiến và ngoại xâm. Thêm vào đó, địa hình đất nước kéo dài hơn 3000km, đã cắt đứt và hạn chế con đường giao lưu giữa các vùng trong cả nước, làm yếu đi sự giao tiếp giữa các dân cư trong cộng đồng dân tộc thống nhất, tạo nên những phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần mang ít nhiều nét biến dạng khác nhau. Theo dòng chảy của thời gian, ngôn ngữ dần hình thành nên những biến thể địa phương hay nói cách khác sẽ xuất hiện nhiều vùng phương ngữ. Về lịch sử, nước ta có cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong kéo dài hơn hai thến kỉ từ khi chúa Nguyễn Hoàng được lệnh vào Nam đến ngày Nguyễn Ánh lấy Phú Xuân và thống nhất đất nước 1802. Rồi những năm tháng cai trị ngắn ngủi của vua chúa nhà Nguyễn chưa thể thống nhất xã hội thì đất nước lại rơi vào họa ngoại xâm. Năm 1858, Pháp xâm lượt Việt Nam, chúng chia đất nước ra làm ba miền: Bắc kì – Trung kì – Nam kì. Ba miền này đều khác nhau về thể chế hành chính và luật lệ góp phần tô đậm thêm sự chia cắt về ngôn ngữ. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, đất nước lại bị chia hai trong một thời gian tương đối dài cũng ảnh hưởng không nhỏđối với sự thống

nhất của tiếng Việt. Chúng ta lại tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cho đền ngày thống nhất đất nước 30/04/1975.

Mặt khác, từ đầu thế kỉ XVII trở đi, do tình hình lịch sử biến động, từng đoàn người lánh nạn từ miền Trung và Bắc bắt đầu di cư về phía Nam. Họ chính là những bậc tiền nhân có công lớn khi biến Nam Bộ từ vùng đất hoang sơ, rừng rậm thành ruộng vườn, ao cá. Họ đến mảnh đất này với nhiều tiếng nói khác nhau của nhiều địa phương Bắc, Trung. Do cuộc sống tha phương, nhất là phải đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, ẩn chứa nhiều nguy hiểm đòi hỏi họ phải liên kết lại, phải sống quần tụ, hợp tác với nhau trong lao động sản xuất và giao lưu tình cảm. Do đó, tiếng nói của họ dần đi đến sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)