Miêu tả cuộc sống Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 82 - 88)

Mảnh đất Nam Bộ mà cụ thể là miền đất Cà Mau hiện ra với những bức tranh cuộc sống thật đa dạng phong phú nhưng cũng rất đặc trưng. Đó là nơi có những nghề nghiệp thật đặc biệt, mà chỉ vùng này mới sinh ra được những con người tài hoa để làm những nghề như thế.

Bắt sấu, chuyện hùm tha sấu là chuyện quá quen thuộc với người dân U Minh, mảnh đất này còn hoang vu với những cánh rừng bạc ngàn, những

con kinh, con rạch chằng chịt. Con người muốn sống được, muốn tồn tại thì phải không ngừng đấu tranh để giành sự sống và nghề bắt sấu ra đời từ đó. Trong Hương rừng Cà Mau có ít nhất ba truyện nói về bắt sấu rừng U Minh Hạ. Trong Con sấu cuối cùng, điểm độc đáo của những người bắt sấu là chỉ với kinh nghiệm của mình họ đã dùng tay không mà chiến thắng được sự hung tợn, khỏe khoắn của những lực sĩ vùng đầm lầy. “Tới ao sấu, ông Năm Hên đi vòng dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu. Kếđó ổng với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn từ bờ ai lên rừng chừng mười thước. Xong xuôi, ổng biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một cây mốp tươi, chặt ra từng khúc chừng ba tấc.

Lửa châm vô, sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy

đế trong ao. Chập sau, bị khói bay cay mắt, ngộp thở, phần vì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời ông Năm Hên chạy lại. Sấu hả miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn hả miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sấu bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ông Năm xách cây mác, nhắm ngay sau tấm lưng cá sấu mà xắn nhè nhẹđể cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị tê liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại: chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình”.

Lời ca của ông Năm Hên vừa ảo, vừa ma quái. “Hồn ởđâu đấy? Hồn ơi hồn hỡi Xa cây xa cối Đầu bãi cuối ghềnh Hùm tha sấu bắt Bởi vì thắt ngặt Manh áo chén cơm U Minh đỏ ngòm

Rừng tràm xanh biếc Ta thương ta tiếc

Lập đàn giải oan”.

Đây là tâm trạng chung của nhiều người tham gia bắt sấu. Bắt sấu không vì tiền bạc mà là do tình nghĩa ở đời. “Họ biết rằng những kẻ bị hùm tha sấu bắt chẳng bao giờ trở về nhà hưởng nhang khói nếu con sấu, con cọp sát nhân kia còn sống”. Họ hiểu cặn kẽ vềđời sống tâm linh, về thói quen của loài sấu nhưng chưa bao giờ họ chủ động làm hại nó, chưa bao giờ tận diệt loài vật hung dữ này. Đó chính là triết lí, biết ta biết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên, điều mà đời nay con cháu họ không làm được.

Ngoài bắt sấu, người dân U Minh còn nhiều nghề khác cũng khá đặc biệt là đốt củi lấy than (mà phần lớn là làm lậu, trốn thuế nhà nước) vì rừng U Minh bạt ngàn những cây mắm và đước, nghề ăn ong, tận dụng từ thiên nhiên với những khoảng rừng tràm rộng thênh thang, bắt rắn, bắt heo rừng… nói chung là những nghề nghiệp do thiên nhiên qui định, những nghề lắm hiểm nhiều nguy nhưng con người chiến thắng được là nhờ cái tình, nhờ kinh nghiệm.

Bên cạnh những nghề nghiệp đặc biệt lúc rãnh rỗi, người U Minh còn tạo ra cho mình hàng loạt những thú vui văn hóa để làm cho cuộc sống mềm hơn, vui vẻ hơn để có sức khỏe mà làm việc. Như sinh hoạt trong Kì Yên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, hay những buổi nhậu lai rai với vài ba câu vọng cổ nghe bùi tai cùng tiếng đờn kìm réo rắc, ảo não, nghe da diết nhưng mát cả cõi lòng. Nhưng độc đáo nhất, theo chúng tôi là hình ảnh xem hát bội giữa rừng và đua ghe ngo trong lễ hội Okombok của người Khmer.

Người Nam bộ vốn mê văn nghệđiều đó thì ai cũng biết rõ nhưng cái thời mà cọp, cá sấu luôn rình rập thì người ta làm sao mà yên tâm thưởng thức văn nghệ? Thế là sáng kiến được đưa ra khi người ta cho làm sân khấu nổi ở trên sông để tránh cọp, rồi làm hàng rào xung quanh sân khấu để tránh sấu, rồi tha hồ mà xem thâu đêm suốt sáng trên xuồng. Theo chúng tôi, đây là hình ảnh đẹp, thậm chí rất đẹp. Nó thể hiện sự sáng tạo trong cuộc sống, niềm lạc

quan yêu đời, yêu cái đẹp. Đẹp hơn nữa chính là chiếc ghe ngo lướt sóng trên sông sâu hiện thân của rắn thần Naga trên sông nước.

Ghe đẩy xuống nước, bao nhiêu trai tráng trong làng hò reo vang dậy như… lân thấy pháo. Sáu mươi bốn cây dầm nhỏ phân phát ra, mỗi người mỗi cây. Trước mũi ghe, cây lọng đỏ giương lên che một cái khai đầy rượu, hương, trầu, hoa quả và một ông Phật bằng vàng lớn cỡ ngón tay cái.

Chao ôi! Ngoài sông cái lớn hai chiếc ghe ngo biến thành hai con rắn thần bay trên mặt nước. Kìa, phó Hương quản Hem đỏ rực nhe cây đuốc: khăn

đỏ, mắt đỏ, da thịt đỏ vì rượu, vì máu nóng, vì ý chí bảo tồn danh dự của chùa mình. Kìa! Ghe của đối phương đang liều mạng xắn vào hông ghe bên này để được huề vì hai bên đều chìm. Nhưng người coi lái bên này nhanh tay, lách qua

được. Phó Hương quản Hem vội chụp lấy cây dầm nhỏ, nâng cao lên, bơi trên gió thu hút tất cả sưc mạnh của trời, của đất. Ghe vượt qua.

Đoàn dũng sĩ ôm cán dầm sát vào ngực, ngã mạng tới, chuyển tất cả sức lực vào mái dầm. Nước bay trắng xóa. Sau cùng, phó Hương quản vội cầm ông Phật vàng trong khay, bỏ vào miệng và ngậm.

Hình ảnh hùng dũng của chiếc ghe ngo với bao nhiêu trai tráng tràn trề sức lực phải chăng chính là một cuộc sống trù phú, sung túc đang hiện diện ngay trên vùng đất này?

Trên cái nền của những sinh hoạt văn hóa, con người U Minh hiện lên với bao nét đẹp về tâm hồn. Đó là những con người có đời sống tâm linh phong phú. Có thể nói đời sống tâm linh là một thứ đặc sản không thể thiếu trong đời sống tinh thần của một dân tộc, cho dù đó là một dân tộc giàu có hay nghèo nàn, nó là sợi dây liên kết giữa hiện tại với quá khứ, là sự tri ân của người hiện tại với các bậc tiền nhân, là chỗ dựa tinh thần bậc nhất của họ, nhất là trong những ngày tháng đầu dấn thân vào chốn rừng thiêng nước độc, sương lam chướng khí mịt mờ. Ở đó thiên nhiên vừa là đối tượng để con người chinh phục, là người bạn để con người dựa lưng nhưng cũng là một đối thủ lợi hại trong cuộc sống. Đất có thổ công, sông có hà bá, đâu đâu cũng có

thần thánh chứng giám. Trong Thời oanh liệt người ta bàn nhau nhiều cách khác nhau để đánh cọp như thành lập đội binh, dùng tre tầm vông vạt nhọn nhưng cũng có người nói bằng cách đó không được, bàn tới bàn lui, họ quyết định cất miễu thờ chúng tôi là người làm ăn, không dám đảđộng tới ông, xin ông cứở trong rừng cho chúng tôi yên. Nhờ thờ cúng nên cọp không còn đến phá nữa. Hay trong những lần đi bắt sấu, ông Năm Hên cặp mắt đỏ ngầu như lên đồng cúng vái các bậc hiền nhân đi trước cho phải lẽ trời. Họ tin vào nhiều thứ, họ tin vào các đạo không chính thống, tin vào thầy bói toán, tin rằng con người có kiếp số, tin trên đời có ma, có thế giới âm phủ (Miễu bà chúa xứ) và tin cả chuyện con người bị “ma bắt” như trong dân gian vẫn thường đồn đại. Năm Kiểu tỉnh dậy lũ trẻ chăn trâu, các ngưởi trong xóm thì thầm “ma bắt”. Chúng nó đứng bao vây. Bấy giờ anh ta mới hiểu rằng mình bị “ma bắt” từ hai ngày nay, rồi ma đem giấu tại bãi tha ma này. Quả thật vậy! Chung quanh anh ta toàn những gò mả, mới có, cũ có. Miệng anh bị nhét

đầy nào cỏ, nào đất sét. Tay anh cầm một khúc mía lau. Trong túi anh nào đá sỏi, nào vỏ chai dầu gió, nào vỏ chuối (Giấc mơ ngoài bãi tha ma)

Bên cạnh đời sống tâm linh phong phú, người U Minh luôn biết sống hòa hợp với thiên nhiên. Như trên đã nói, do cuộc sống phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiên nhiên nên họ không thể khai thác một cách tận diệt. Lập miếu thờ cọp là một hình thức, hay trong Sông Gành Hào khi diệt được một con sấu, ông kiểm lâm Rốp yêu cầu phải giết con còn lại thì Tư Đức nói giọng trầm: Ông lớn nói đúng. Nhưng mình giết một con là đủ rồi, giết hết mình có tội với trời đất.

- Tội gì vậy, chú Tư?

- Tội sát sanh. Để con còn lại cho nó đi tu. Đạo Phật của ông bà có nói lại như vậy đó.

Ông Rốp suy nghĩ mãi, vuốt râu:

Và sau đó, khi ông Rốp muốn thưởng tiền, Tư Đức chỉ xin cất một cái miễu để thờ con sấu đó vì bất luận là sấu hay cọp, hễ nó hại mình thì mình giết. Hễ giết được rồi thì nên thờ,phải để nó tu tâm dương tánh trong kiếp sau. Thật đúng là phong cách người Nam Bộ.

Sống bằng đời sống tâm linh, hòa hợp với thiên nhiên hoang sơ, người U Minh trở nên sống rất có tình, có nghĩa. Có nghĩa với người sống đã đành vì cần phải nương náu, yêu thương nhau để cùng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt mà ngay cả người chết, họ cũng không quên bao giờ. Với người sống, họ san sẽ với nhau tất cả những gì mình kiếm được từ rừng, họ giúp đỡ nhau những khi cần thiết. Người Nam bộ thường căm ghét bọn quan lại thực dân, nhưng nếu không phải là người xấu, không phải ác ôn, họ vẫn thương, vẫn kính trọng. Với Bác vật X, họ coi như người trong làng nên gọi là Dượng Hai Đi rừng bắt được rùa, săn được heo rừng là bà con nghĩđến ông,

đem lại tặng (Bác Vật xà bông)

Ngay cả với người chưa từng quen biết, họ sẵn sàng giúp đỡ mà không nề hà chuyện gì, kể cả của cải nhà mình như ông Hai Tích trong “Một cuộc biển dâu”. Dẫu chưa gặp nhau lần nào nhưng trước cái chết của cha thằng Kìm, ông vẫn nhiệt tình giúp đỡ, lo hậu sự cho lão Bích đúng nghĩa. Đó là cái tình, dẫu sao người Việt Nam vẫn quen có lời nói cửa miệng “nghĩa tử là nghĩa tận” với người đã khuất. Họ giết cọp, giết sấu để hương hồn người quá cố yên tâm hưởng hương khói của người nhà. Thậm chí còn cất cái miếu thờ để sớm hôm cúng kiến như ông TưĐạt trong Miễu bà chúa xứ.Đây là một trong những đặc điểm rất đáng quí, đáng trân trọng của người dân miệt U Minh.

Người dân U Minh do quanh năm sống với rừng sâu ruộng cả, ít giao tiếp bên ngoài cùng với sự thật thà, dễ tin người nên họ dễ bị lừa như chuyện cái bài kia trong Anh hùng rơm. Câu chuyện dỡ khóc dỡ cười đó càng làm cho chúng ta thấy được họ ham hiểu biết. Cái sự ham hiểu biết ấy thể hiện rõ qua việc họ gọi tất cả những người có trình độ, có kinh nghiệm hơn người là “thầy”. Luôn tôn trọng và hỏi ý kiến họ khi cần thiết. Phó Hương quản lúc

nào cũng cung kính trước Lục cụ Tăng Liên, bởi cụ là người có kiến thức. Anh nhà báo đi đòi nợ độc giả không muốn mở miệng đòi mà ngược lại còn tặng thêm báo vì anh đã tìm được một tri âm từ cuốn giáo khoa thư. Hình ảnh quê hương, con người lần lượt hiện lên qua cuộc trò chuyện của hai con người mới quen nhưng tưởng chừng là tri kỉ vậy! Bởi vì, cái chung của hai người là niềm đam mê kiến thức. Chính kiến thức đã đưa họ đến gần nhau hơn và đương nhiên trong các làng xóm ở U Minh thì người có học, có kiến thức bao giờ cũng được đưa lên ngang hàng với các hương chức hội tề.

Tuy nhiên, trong Hương rừng Cà Mau, người dân vẫn sống chung với nhiều bi kịch: bi kịch của cuộc sống, bi kịch của tình yêu dang dở. Lão Bích chết trong mùa lũ nên phải thủy táng nơi đất khách quê người, phải lấy cây cối đè xuống Mắt thằng Kìm mở rộng, trừng trừng. Cả mặt nước hiển hiện giờ như con mãnh thú khổng lồ há miệng ra nuốt trọn thân xác của cha nó, rồi ngậm miệng, giận dữ vì chưa no. Nhưng chỉ giây phút thôi! Mặt nước trở

lại yên tĩnh (Một cuộc biển dâu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)